Kết quả phát triển nhà ở xã hội Thành phố giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

Mục tiêu và kết quả thực hiện

Nhà ở xã hội cho 9 đối tượng theo

Nghị định số 188/2013/NĐ-CP Nhà ở cho công nhân Nhà ở cho sinh viên Tổng

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 theo Kế hoạch 4.676.330 567.539 976.992 6.220.861 Kết quả thực hiện đến năm 2020 1.226.886 0 27.201 1.254.087 Chênh lệch so với Kế hoạch (+/-) - 3.449.444 - 567.539 - 949.791 - 4.966.774

Đánh giá Không đạt Không đạt

Không

đạt Không đạt

Một số chỉ tiêu khác:

- Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê: Theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014, đến năm 2020, tỷ lệ diện tích sàn nhà ở để cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn nhà ở xã hội tại dự án.

Theo thực tế tại 23 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, tổng số căn nhà ở xã hội cho thuê là 2.018 căn tương đương với 141.260 m2 sàn nhà ở, chỉ đạt khoảng 16% (= 2.018 căn hộ cho thuê/12.659 căn nhà ở xã hội), chưa đáp ứng theo mục tiêu đã được xác định tại Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố (30%).

- Kết quả thu nộp tiền từ quỹ đất 20%, 25% tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn Thành phố:

Theo số liệu báo cáo của Cục Thuế Thành phố, tính đến ngày 31/12/2020, Hà Nội có 47 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị được phê duyệt nghĩa vụ tài chính tại quyết định phê duyệt giá, trong đó có tách số tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% dành để phát triển nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, cụ thể:

Tổng số tiền phải nộp là 3.564,9 tỷ đồng (tương đương tổng diện tích quỹ đất 20% khoảng 15,45ha), trong đó:

+ Số tiền đã nộp là 3.464,7 tỷ đồng; + Số tiền còn phải nộp là 100,2 tỷ đồng. - Kết quả cho vay mua nhà ở xã hội:

Đến 31/11/2020, dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Hà Nội cho vay nhà ở xã hội đạt 236 tỷ đồng với 514 khách hàng vay vốn (trong đó 43 khách hàng vay vốn xây sửa nhà để ở, 417 khách hàng vay vốn mua nhà ở xã hội); Đến 31/12/2020, dư nợ đạt 242 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Doanh số cho vay 3 năm từ 2018-2020 là 260,2 tỷ đồng, doanh số thu nợ 3 năm là 18,1 tỷ đồng.

- Về nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê hiện nay chưa được bố trí.

2.3.3. Kết quả phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022 4 tháng đầu năm 2022

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020 dẫn đến hầu hết các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn Thành phố buộc phải dừng triển khai hoặc chỉ tổ chức thi cơng cầm chừng; Chính vì vậy, Hà Nội đã xác định mục tiêu năm 2021 phát triển khoảng 88.000 m² sàn nhà ở

xã hội. Đây là mục tiêu tương đối khiêm tốn nhưng có tính khả thi và phù hợp với thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa phấn đấu hồn thành cơng trình trong năm 2021 đúng theo tiến độ được duyệt. Trong năm 2021, trên địa bàn Thành phố đã có 02 dự án hồn thành với 88.221 m2 sàn nhà ở, khoảng 1.234 căn hộ.

Kết quả phát triển nhà ở xã hội 4 tháng đầu năm 2022 hiện có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoàn thành với khoảng 130.220 m2 sàn, tương ứng 1.170 căn hộ. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư các khu nhà ở xã hội tập trung theo mơ hình khu đơ thị văn minh, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố, nguồn vốn được huy động xã hội hóa thơng qua việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án; Thành phố thực hiện vai trị quản lý của mình bằng việc tổ chức lập, thẩm định và chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, cơng bố cơng khai các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu nếu có từ 2 nhà đầu tư quan tâm và đáp ứng các tiêu chí theo quy định.

2.3.4. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội xã hội

Sau khi mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, quy mơ về diện tích Hà Nội đã tăng gấp 3,63 lần, dân số năm 2020 khoảng 8,3 triệu người, tăng gấp 2,5 lần so với trước khi mở rộng và có xu hướng ngày càng gia tăng, dự báo đến năm 2025 có thể tăng lên đến 9,1 triệu người. Như vậy, Thành phố sẽ phải đối mặt với nhu cầu rất lớn về nhà ở, trong đó loại hình nhà ở chủ yếu vẫn là nhà ở xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã

hội, từ cơ chế, chính sách, quy hoạch kiến trúc, kế hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng; khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chính sách hỗ trợ người dân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội… Trong những năm qua, các giải pháp trên đã từng bước giúp cho công tác phát triển nhà ở xã hội của Thành phố đạt được những kết quả khả quan, cơ bản giúp cho nhiều người dân ổn định chỗ ở.

Trên cơ sở đó, nội dung thực trạng công tác quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với phát triển nhà ở xã hội được nghiên cứu và đánh giá trên 05 phương diện: cơ chế, chính sách; quy hoạch; đất đai; đầu tư và tổ chức thực hiện.

2.3.4.1. Về cơ chế, chính sách:

Cơng tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, theo đó phát triển nhà ở phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố.

Căn cứ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức xây dựng Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030, trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 05/2013/NQ-HĐND ngày 03/7/2013 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo (giai đoạn 2016 – 2020) tại Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 28/11/2014, trong đó xác định mục tiêu phát triển khoảng 6,22 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (gồm khoảng 4,67 triệu m2

sàn nhà ở xã hội cho 9 đối tượng theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP; 0,57 triệu m2 sàn nhà ở cho công nhân; 0,98 triệu m2 sàn nhà ở cho sinh viên), đồng thời quy định tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đạt 30%.

Ngồi các quy định mang tính quy phạm bắt buộc nêu trên, Thành phố rất chú trọng, quan tâm đến các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoàn thành các mục tiêu theo chương trình, kế hoạch của Thành phố, đồng thời góp phần hỗ trợ người dân thuộc đối tượng được hỗ trợ về nhà ở xã hội có thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và ổn định chỗ ở.

Theo quy định của pháp luật nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi sau: miễn tiền sử dụng đất, tăng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần, được vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án…, đồng thời, khuyến khích các chủ đầu tư chuyển đổi từ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (đã có 09 dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố hoàn thành đưa vào sử dụng với khoảng 0,7 triệu m2 sàn nhà ở, bổ sung khoảng 8.830 căn hộ vào quỹ nhà ở xã hội của Thành phố).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)