Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 48)

2.3. Tình hình quản lý nhà nƣớc về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã

tiêu đã đề ra.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 5 năm

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo (giai đoạn 2016 – 2020) kèm theo Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 [12], trong đó trên cơ sở rà sốt thực trạng cơng tác phát triển nhà ở và nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội để xác định nhu cầu, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020 khoảng 27,90 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó nhà ở xã hội khoảng 6,22 triệu m2 sàn nhà ở, gồm: 0,567 triệu m2 sàn nhà ở công nhân; 0,977 triệu m2 sàn nhà ở sinh viên; 4,676 triệu m2 nhà ở thu nhập thấp.

Để hoàn thành các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch cũng đề ra 05 nhóm giải pháp, bao gồm nhóm giải pháp về quy hoạch, đất đai, nguồn lực, tổ chức thực hiện và công tác tuyên truyền; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành Thành phố trong việc tổ chức hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã đề ra trong Kế hoạch.

2.3. Tình hình quản lý nhà nƣớc về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội bàn thành phố Hà Nội

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội xã hội

Phát triển nhà ở xã hội là một trong những nhiệm vụ an sinh xã hội của cả quốc gia nói chung và của các tỉnh, thành phố nói riêng, do đó cần phải có sự quản lý thống nhất của nhà nước để đảm bảo mục tiêu đáp ứng nhu cầu về nhà ở các các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở. Sự thống nhất quản lý của nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội thông qua việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, cụ thể như sau:

2.3.1.1. Bộ máy quản lý nhà nước cấp trung ương

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp thông qua việc ban hành, sửa đổi Luật Nhà ở, trong đó có nội dung quy định đối với phát triển nhà ở xã hội; cho phép ưu đãi đối với chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thông qua việc ban hành Luật Đất đai (miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất), Luật Quản lý thuế (miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và pháp luật có liên quan.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 về điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ); ban hành định hướng mang tính chiến lược, chương trình phát triển nhà ở (Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 và số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014); Cho ý kiến về việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trường hợp không phù hợp quy hoạch, khơng đủ diện tích trong các dự án nhà ở thương mại hoặc điều quy hoạch khu công nghiệp; Quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo thẩm quyền do Bộ Xây dựng trình; Quyết định việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư nhà ở xã hội; Phê duyệt dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương theo tờ trình của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính; Quyết định lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng và việc xử lý nợ bị rủi ro.

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nhà ở, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật... Trong lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng phối hợp UBND cấp tỉnh lựa chọn quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương; hướng dẫn tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc theo ủy quyền quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo thẩm quyền; Phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương; Hướng dẫn về giá bán, đối tượng, hồ sơ đề nghị và hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; Ban hành quy định về quản lý chất lượng, khai thác, quản lý sử dụng nhà ở xã hội; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền về công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp tình hình thực tế trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Các Bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp Bộ Xây dựng trong công tác phân bổ vốn ngân sách trung ương để thực hiện các dự án nhà ở xã hội hoặc đưa vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi, các hình thức sử dụng vốn ưu đãi khác; hướng dẫn các chính sách tài chính, thuế, tín dụng, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó đảm bảo đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thủ tục cho vay ưu đãi, chỉ định một số tổ chức tín dụng triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng đối với phát triển nhà ở xã hội

2.3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước cấp địa phương

Tương tự cấp trung ương, bộ máy quản lý nhà nước cấp địa phương cũng được tổ chức nhằm đảm bảo nhà ở xã hội được phát triển và quản lý theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra, tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và quy định hiện hành. Tại thành phố Hà Nội, bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội được tổ chức như sau:

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính cao nhất của Thành phố, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, Chương trình hành động của Thành ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố và các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Thành phố; Quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan chun mơn trực thuộc liên quan

Quốc hội Chính phủ UBND các tỉnh, thành phố Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Chính sách xã hội Bộ Xây dựng Bộ KH và ĐT Bộ TC Bộ TN và MT

đến công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội theo quy định. Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thơng qua việc trình Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, làm cơ sở để ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển nhà ở 10 năm, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hàng năm và 5 năm; quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư thơng qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định, phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc thành phố Hà Nội đối với phát triển nhà ở xã hội

Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước khác nhau đối với phát triển nhà ở xã hội; Cụ thể: `` UBND thành phố Hà Nội UBND các quận, huyện, thị xã BQL các KCN và CX Hà Nội Ngân hàng CSXH - CN HN Sở Xây dựng

Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Quy hoạch Kiến trúc Sở Tài chính Sở Tài nguyên và MT Các Sở liên quan Các Ban QLDA ĐTXD Hà Nội Cục Thuế TP Cục Thống kê

- Sở Xây dựng Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở xã hội của Thành phố, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch; lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội [13].

- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội giúp Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc thẩm định, trình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư; đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhu cầu vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội vào Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm để Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

- Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội là cơ quan chuyên môn đặc thù (chỉ có tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và kiến trúc, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đơ thị trong đó xác định cụ thể quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, hoặc các dự án nhà ở xã hội độc lập; đảm bảo các dự án dành đủ diện tích đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định; Cân đối theo quy hoạch các dự án nhà ở xã hội tại các quận, huyện, thị xã đảm bảo phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố.

- Sở Tài chính Hà Nội là cơ quan giúp việc cho Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt nhu cầu vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Cân đối bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội; Đánh giá năng lực tài chính khi xem xét chấp thuận lựa chọn nhà đầu tư dự án và tham mưu Ủy ban dân dân Thành phố ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo quy định.

- Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm rà sốt các quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố để bổ sung vào quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; Thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; Xác định các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất; Tổ chức tiếp nhận bàn giao và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phương án đầu tư xây dựng tại các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất tại các dự án nhà ở xã hội, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với người mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Đất đai.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, có trách nhiệm rà sốt các quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để tổng hợp vào danh mục quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố; Bố trí ngân sách địa phương thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chuẩn bị đầu tư đối với khu đất dự kiến lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hình thức đấu thầu; Phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn đảm bảo tiến độ được duyệt và tuân thủ quy định về quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở cơng nhân, Ban có trách nhiệm thường xun rà soát, cập nhật và đánh giá biến động về số lượng công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu về nhà ở của các đối tượng nêu trên; Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất

chưa bố trí hoặc đã lấp đầy khơng thể bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động (chủ yếu là nhà ở xã hội để cho thuê), đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp hoặc xác định vị trí phù hợp ngồi khu cơng nghiệp để lựa chọn chủ đầu tư triển khai dự án nhà ở công nhân; Tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn vốn đầu tư công và giao các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê tại các khu vực tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư.

Cục Thuế Thành phố, Cục Thống kê Thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm xác định ưu đãi về thuế đối với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội; quản lý nguồn tiền các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải nộp tương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% để phát triển nhà ở xã hội theo quy định; tổ chức điều tra, thống kê và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu nhà ở xã hội hàng năm theo kế hoạch; Trực tiếp đầu tư hoặc cho vay thông qua Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố để đầu tư nhà ở xã hội; Đề xuất các giải pháp hỗ trợ về thủ tục, lãi suất vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, vay mua nhà ở xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)