Bộ máy giúp việc

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 51)

2.2. Khái quát về tổchức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo

2.2.3. Bộ máy giúp việc

2.2.3.1. Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh về Chương trình, kế hoạch cơng tác của UBND tỉnh; giúp Tỉnh trưởng kiểm soát thủ tục hành chính, cơng tác ngoại vụ và cơng tác viên giới quốc gia trên biển; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp tỉnh; tổ chức, quản lý và cơng bố các thơng tin chính thức về hoạt động của UBND cấp tỉnh, của Tỉnh trưởng và các Phó Tỉnh trưởng; kết nối hệ thống thơng tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của UBND cấp tỉnh, Tỉnh trưởng; phục vụ các hoạt động chung của UBND cấp tỉnh; giúp Tỉnh trưởng và các Phó Tỉnh trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh là một cơ quan thuộc chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp Tỉnh trưởng quản lý, thúc đẩy, kiểm tra công việc của toàn tỉnh, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, tổng hợp và quản lý các văn bản, tài liệu, là trung tâm quan hệ với các bộ phận của tỉnh, điều hành phục vụ công việc cho lãnh đạo tỉnh và quản lý trong nội bộ của mình.

2.2.3.2. Chức năng các sở, ban của chính quyền cấp tỉnh

Sở là một cơ cấu tổ chức thuộc chính quyền cấp tỉnh, cơ quan ngang sở về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý. Cơ cấu, bộ máy tổ chức và hoạt động của các sở được quy định riêng.

Khi nói đến tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh thì khơng thể khơng nhắc đến Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước cấp tỉnh, hiện đóng vai trị quan

41

trọng trong cơng tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh. Cùng với sự lớn mạnh của Đảng, cơng tác kiểm tra Đảng, chính quyền nói chung, của Ban Kiểm tra cấp tỉnh nói riêng cũng ngày càng được quan tâm cả về bộ máy tổ chức và cán bộ. Từ năm 2010 đến nay, bộ máy tổ chức của Ban Kiểm tra cấp tỉnh được củng cố theo quy định trong điều lệ Đảng khóa VIII và khóa IX. Tên gọi trước đây từ khóa III, năm 1982 là Ủy ban Kiểm tra, từ khóa IX (năm 2011) đến nay là Ban Kiểm tra.

Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước cấp tỉnh có một chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm (Các khóa trước có 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, có một số ủy viên và trong đó, ủy viên kiêm nhiệm là phần lớn. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Từ khóa X (2011-2016) là một chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm, chủ nhiệm là phó bí thư. Do được tăng cường về nhân sự nên Ban Kiểm tra tỉnh đã được nâng lên về chất lượng, làm cho hoạt động kiểm tra thuận lợi hơn so với khóa trước. Tăng cường số lượng ủy viên Ban Kiểm tra tương tự ở cấp tỉnh, chủ nhiệm Ban Kiểm tra của cấp ủy là phó bí thư chiếm 15%, thường vụ là 80% và cấp ủy viên là 5%. Số lượng Ban Kiểm tra của cấp tỉnh là 3 - 5 đồng chí (trước đây 3).

- Về chế độ làm việc, Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng ủy cùng cấp và Ban Kiểm tra cấp trên trực tiếp.

- Về chức năng, Ban Kiểm tra cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy về công tác kiểm tra; lập kế hoạch, phương thức, biện pháp hoạt động kiểm tra của cấp ủy và của cơ quan kiểm tra; chỉ đạo hoạt động kiểm tra, củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm tra thuộc phạm vi của cấp quản lý.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước tỉnh: kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu

42

chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong Đảng; đánh giá, kết luận các vụ việc vi phạm kỷ luật của Đảng, đề xuất cấp ủy xử lý kỷ luật và giáo dục đảng viên thực hiện nghiêm điều lệ Đảng; kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và tài chính của cấp ủy cùng cấp; giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về thi hành kỷ luật của Đảng; có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Ban Kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra về quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới đã vi phạm điều lệ đảng và có quyền xóa bỏ quyết định kỷ luật của cấp dưới nếu thấy không đúng điều lệ đảng; Ban Kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra, củng cố hoạt động của Ban Kiểm tra cấp dưới.

Điểm mới được xác định trong nhiệm vụ của Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước so với các nhiệm kỳ trước là kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong đảng.

Tổ chức bộ máy của Ban Kiểm tra UBND tỉnh Bo Kẹo ở Lào hiện nay là có 3-7 đồng chí. Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm tra UBND tỉnh Bo Kẹo gồm có 1 Phịng, 3 Tổ như: Tổ kiểm tra Đảng, Tổ kiểm tra Nhà nước, Tổ chống tham nhũng và nhận đơn thư khiếu nại tố cáo.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)