Thực trạng tổchức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo,

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51)

43

2.3.1. Đội ngũ cán bộ, cơng chức trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo

Chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo đã được tổ chức lại theo sự thay đổi của Luật Hành chính địa phương năm 2015 nước CHDCND Lào và những quyết định của Chính phủ để phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo bao gồm Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng và các ủy viên. Theo phân loại đơn vị hành chính hiện hành, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo thuộc đơn vị hành chính loại 2 nên được bố trí khơng q 3 Phó Tỉnh trưởng. Ủy viên là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, hiện nay là 16 thủ trưởng các cơ quan chuyên môn và 1 ủy viên là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự tỉnh, 1 ủy viên là Giám đốc công an tỉnh.

Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh cịn có các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp chính quyền cấp tỉnh QLNN về ngành, lĩnh vực ở tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của chính quyền cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhất đối với quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở Tỉnh.

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo có cơ cấu bộ máy gồm: Văn phịng UBND tỉnh, các Sở và các cơ quan nhà nước tương đương với Sở được tổ chức theo nhu cầu thực tế công việc và thông qua HĐND tỉnh.

- Chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo phân cấp quản lý cho chính quyền cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể tại “Quyết định số 858 ngày 06/5/2016 của chính quyền tỉnh Bo Kẹo về việc ban

44

hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, CBCC cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Bo Kẹo”; trong đó một số nhiệm vụ nổi bật như: Quyết định phân bổ giao số lượng người làm việc cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện và thuộc sở; Quản lý, thực hiện chế độ, chính sách, cơng tác quy hoạch, quản lý hồ sơ đối với cán bộ, công chức, thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh; Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức tỉnh; điều động, đình chỉ cơng tác, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch huyện, phó chủ tịch huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh; điều động, luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan chun mơn thuộc tỉnh... Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Bo Kẹo cũng thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền các huyện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như trong lĩnh vực thu chi ngân sách, quản lý các dự án đầu tư xây dựng trực tiếp trên địa bàn một số bản, trong đó có phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách bản và vốn nhà nước giao cho tỉnh Bo Kẹo; kết quả 5/5 huyện thuộc tỉnh Bo Kẹo triển khai thực hiện; huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng các dự án cơng trình có sự tham gia đóng góp của nhân dân; việc tiếp cận, quản lý nguồn vốn đầu tư của cấp bản đã có nhiều tiến bộ. Phân cấp cho các bản tự chịu trách nhiệm trong việc chi trả chế độ chính sách cho đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở bản theo định mức khoán sẵn của cấp trên.

2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên của các thành viên

Điều 70, 71 của Luật hành chính địa phương năm 2015 quy định về việc bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng. Theo đó, Tỉnh trưởng được bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được HĐND Tỉnh thơng qua. Phó Tỉnh trưởng được bổ nhiệm, thuyên chuyển, cách chức theo quyết định của Thủ

45

tướng Chính phủ. Tỉnh trưởng có nhiệm kỳ làm việc là 5 năm và có thể bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Trong trường hợp Tỉnh trưởng hết nhiệm kỳ mà chưa bổ nhiệm được người mới, Tỉnh trưởng cũ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến bổ nhiệm Tỉnh trưởng mới. Việc bổ nhiệm Tỉnh trưởng mới phải được thực hiện trong thời hạn 90 ngày sau khi Tỉnh trưởng cũ hết nhiệm kỳ.

2.3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Tỉnh trưởng

Tỉnh trưởng là người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền cấp tỉnh thực hiện vai trò chức năng, quyền hạn đã quy định.

Điều 74 - Luật Hành chính địa phương năm 2015 quy định cụ thể về quyền hạn và nhiệm vụ của Tỉnh trưởng, bao gồm:

(1) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của chính quyền cấp huyện;

(2) Hướng dẫn, điều hành cơng việc của chính quyền tỉnh, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, nghị quyết của chính quyền cấp tỉnh và hoạt động của văn phòng UBND tỉnh, phòng, cơ quan ngang sở;

(3) Thông qua kết quả bầu cử, bổ nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch cấp huyện, phó chủ tịch cấp huyện;

(4) Đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức và địa giới hành chính của huyện, việc thành lập, sáp nhập, chia tách, xác định địa giới hành chính của làng và đổi tên Bản;

(5) Bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức Phó chủ tịch huyện;

(6) Bổ nhiệm, thuyên chuyển hoặc cách chức Chánh văn phòng, Giám đốc Sở, Trưởng cơ quan ngang Sở và cán bộ, công chức;

(7) Ra quyết định, lệnh, hướng dẫn, đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản của Sở, cơ quan ngang Sở và cấp dưới trái pháp luật, trừ văn bản của Viện

46

kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân địa phương;

(8) Đề nghị trung ương đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật do chính quyền cáp tỉnh ban hành trái pháp luật;

(9) Quyết định chi ngân sách của chính quyền cấp huyện; (10) Tham dự cuộc họp của Chính phủ;

(11) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện vai trị, chức năng nhiệm vụ của mình;

(12) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tỉnh cho Thủ tướng Chính phủ và cơ quan cấp trên liên quan;

(13) Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phó Tỉnh trưởng giúp việc cho Tỉnh trưởng hướng dẫn công việc của cơ quan chính quyền cấp tỉnh và chịu trách nhiệm công việc theo sự ủy quyền của Tỉnh trưởng. Trong trường hợp Tỉnh trưởng không thể lãnh đạo, điều hành cơng việc vì có lý do nào đó, Phó Tỉnh trưởng phải thực hiện lãnh đạo cơng việc của địa phương thay cho Tỉnh trưởng.

Với vị trí là người lãnh đạo và điều hành công tác của bộ máy chính quyền cấp tỉnh, Tỉnh trưởng phải thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với chế độ thủ trưởng, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước trung ương, thường xuyên báo cáo và xin ý kiến của trung ương. Tỉnh trưởng có quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp của bộ máy chính quyền cấp tỉnh (hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và một năm). Tại các phiên họp, Tỉnh trưởng với vai trò chủ tọa, phải tạo điều kiện cho những người tham dự cuộc họp việc thảo luận, đánh giá các công việc, biểu quyết những vấn đề nằm trong nội dung chương trình phiên họp. Căn cứ vào những quyết định của phiên họp đã thông qua, Tỉnh trưởng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện những quyết định đó.

47

Theo pháp luật hiện hành, Tỉnh trưởng lãnh đạo các công việc của bộ máy chính quyền tỉnh, đơn đốc, kiểm tra công việc của các cơ quan thuộc UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn ngành dọc tại Tỉnh trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của bộ máy chính quyền cấp tỉnh. Tỉnh trưởng phải làm vai trò trung tâm phối hợp các công việc của các cơ quan tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn ngành ngang, ngành dọc và các cơ quan thuộc chính quyền cấp tỉnh để có sự thống nhất trong quá trình làm việc.

Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nếu có bất đồng ý kiến giữa các cơ quan chuyên môn ngành ngang, ngành dọc và các cơ quan khác thì Tỉnh trưởng phải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc phải báo cáo về những bất đồng đó cùng với ý kiến của mình để Văn phịng UBND tỉnh giải quyết. Hoạt động tham mưu, giúp Tỉnh trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật cịn có Văn phịng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn ngành dọc trực thuộc Sở, ngành đóng ở địa phương (các phịng chun môn và các cơ quan tương đương).

2.3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Tỉnh trưởng

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo gồm có Phó Tỉnh trưởng phụ trách lĩnh vực Văn hóa - xã hội và Kinh tế, trong đó có 1 Phó Tỉnh trưởng làm nhiệm vụ thường trực.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo phụ trách lĩnh vực Văn hóa - xã hội là người chủ trì và điều phối hoạt động chung của Tỉnh khi Tỉnh trưởng vắng mặt hoặc giao quyền, là người phát ngôn và cung cấp thơng tin của Tỉnh. Phó Tỉnh trưởng giúp Tỉnh trưởng theo dõi, chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa, thể thao - du lịch; thơng tin - truyền thông, báo chí, tun truyền, phát thanh truyền hình; lao động - thương binh và xã hội;

48

dân tộc, bảo hiểm xã hội; tin học hóa quản lý hành chính nhà nước; cải cách hành chính, dân số, gia đình và trẻ em, cơng tác đối ngoại; các lĩnh vực xã hội khác.

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo phụ trách lĩnh vực Kinh tế có trách nhiệm giúp Tỉnh trưởng theo dõi, chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ; Công tác quản lý, phát triển đô thị; xây dựng, giao thông, khoa học cơng nghệ; Tài chính, ngân hàng, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; thống kê, nông nghiệp và phát triển nơng thơn; chương trình xây dựng nơng thôn mới, công tác quản lý đất đai, tài ngun, mơi trường và khống sản, phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; phịng cháy chữa cháy. Phòng, chống khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh tài ngun, khống sản trái phép; Phụ trách cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2.3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các ủy viên UBND Tỉnh

Các Ủy viên của tỉnh được Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo phân công phụ trách những lĩnh vực cụ thể; chịu trách nhiệm trước tỉnh trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các ủy viên khác của chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của chính quyền tỉnh Bo Kẹo.

Trong số 15 Ủy viên chính quyền tỉnh Bo Kẹo, có 13 người đồng thời được bổ nhiệm là người đứng đầu cơ quan chun mơn thuộc chính quyền tỉnh Bo Kẹo. Những Ủy viên này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan QLNN cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách. Trong hoạt động hàng ngày, các Ủy viên chính quyền tỉnh xem xét, trình chính quyền tỉnh, Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo giải quyết đề nghị của đơn vị, cá nhân liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách, điều hành công việc của các cơ quan chuyên mơn với vai trị thủ trưởng đơn vị, tham dự đầy đủ các phiên họp thường kỳ hoặc

49 bất thường của tỉnh Bo Kẹo.

Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền tỉnh Bo Kẹo chịu trách nhiệm trước tỉnh trưởng và trước pháp luật về thực hiện chức năng nhiệm vụ thẩm quyền QLNN theo nghành và lĩnh vực được giao và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của cơ quan chuyên ngành cấp trên trực tiếp. Căn cứ cơng việc cụ thể của phịng chun mơn phụ trách, chủ trì việc xây dựng, trình chính quyền tỉnh Bo Kẹo quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan; quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị và điều hành hoạt động của đơn vị mình đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên kịp thời.

Thủ trưởng các cơ quan thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên môn đã được pháp luật quy định; Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của tỉnh Bo Kẹo và thực hiện công việc cụ thể theo phân công của tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo và phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp trên quản lý chuyên ngành; Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác trong tỉnh Bo Kẹo và các huyện để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021 để điều hành tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh của chính quyền tỉnh Bo Kẹo, thực hiện QLNN đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo; triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền. Tỉnh trưởng Bo Kẹo ban hành 7500 quyết định thông thường, 250 báo cáo, 3000 cơng văn, kế hoạch, tờ trình các loại thuộc tất cả các lĩnh vực quản lý. Về văn bản quy phạm pháp luật, trung bình tỉnh Bo Kẹo ban hành 10 đến 15 quyết định, chỉ thị trong 1 năm để thực hiện chức năng và các nhiệm vụ được giao (trích nguồn báo cáo tổng kết giai đoạn 2015 – 2020 của tỉnh Bò Kẹo).

50

2.3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm giải quyết cơng việc của Văn phịng UBND tỉnh

Văn phịng tỉnh là một bộ máy của cơ quan hành chính cấp tỉnh giúp việc cho Tỉnh trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ thẩm quyền.

Văn phịng tỉnh có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến của các phòng ban, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trình lãnh đạo tỉnh xem xét để trình Chính Phủ phê duyệt, giúp Tỉnh trưởng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Chính phủ phê duyệt, giúp Tỉnh trưởng triển khai việc thực hiện pháp luật tại địa phương, phối hợp với cơ quan hữu quan quan chuẩn bị nội dung các cuộc hội nghị tỉnh, soạn thảo các báo cáo của tỉnh trưởng trình Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng bao gồm các phịng chun mơn do Chánh Văn phịng lãnh đạo; các Phó Chánh văn phịng là người giúp việc cho Chánh văn phịng quản lý từng cơng việc cụ thể của Văn phòng.

Văn phòng tỉnh gồm các phòng:

- Phòng nghiên cứu tổng hợp. Đây là một bộ phận trực tiếp giúp lãnh đạo tỉnh trưởng trong cơng việc hàng ngày phịng có chun viên nghiên cứu làm việc theo chế độ chuyên viên, biên chế cán bộ nhân viên từ 5 đến 7 người.

- Phịng hành chính-Tài vụ. Biên chế cán bộ cơng chức là 17 người, bao gồm các bộ phận văn thư đánh máy và lưu trữ, kế hoạch quản lý-sử dụng kế toán ngân sách của văn phịng tài chính của các bộ phận trực thuộc. Văn phòng lập kế hoạch ngân sách của các ban ngành thuộc các huyện trong tỉnh hàng năm quản lý vật tư phương tiện, lễ tân, tiếp khách, lái xe và vệ sinh.

- Phịng hành chính địa phương được biên chế 4 người phụ trách về việc thành lập xóa bỏ huyện, thị xã, bản và việc chia địa giới giữa huyện, thị xã và

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)