Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 105)

7. Tổng quan tài liệu

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đã nêu trên thì trong từng khâu, nội dung quản lý cũng có những yếu kém, hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc phân công nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn chồng chéo, khơng đúng quy định, như Phịng Tài chính – Kế hoạch thực hiện cả hai chức năng “đầu ra và đầu vào” của dự án đầu tư, vừa thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơng trình (dự án đầu tư rút gọn do có quy mơ nhỏ), thẩm định phân bổ kế hoạch vốn, cấp phát vốn đầu tư, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, vừa thẩm tra quyết toán toán dự án hoàn thành.

Thứ hai, việc giao chủ đầu tư không đảm bảo chức năng, nhiệm vụ và

nghiệp vụ của chủ đầu tư. Đã giao chủ đầu tư là các xã và trường học với số lượng công trình nhiều, trong khi đó chủ đầu tư thiếu nghiệp vụ và kinh nghiệm về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chưa nắm vững quy trình, trình tự thủ tục về đầu tư Xây dựng cơ bản nên việc thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn; trường hợp chủ đầu tư “phó mặt” cho đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và đơn vị thi công,… nên dẫn đến thất thoát vốn.

Thứ ba, việc xây dựng danh mục dự án đầu tư trung, dài hạn (quy

hoạch đầu tư) chưa được thực hiện tốt; chủ trương đầu tư dự án được ban hành rất nhiều, vượt quá khả năng nguồn vốn hiện có của ngân sách huyện.

Thứ tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự án được thuê, năng lực tư vấn

còn yếu lại đảm nhận tư vấn thiết kế nhiều cơng trình; chất lượng cơng tác lập, thẩm định dự tốn, thiết kế kỹ thuật chưa cao cịn nhiều sai sót về khối

92

lượng, đơn giá, định mức trong Xây dựng cơ bản, chưa phát hiện được hết các lỗi về giải pháp kiến trúc kết cấu và dự toán; năng lực cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu nên trên thực tế dẫn đến tình trạng các quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật một số cơng trình có quy mơ và tính chất kỹ thuật chưa phù hợp, (ví dụ cơng trình nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đường thuộc tổ dân phố 7,8 thuộc quy hoạch nội thị trấn Krông Năng nhưng được phê duyệt theo tiêu chuẩn đường giao thơng nơng thơn; Cơng trình đường ranh giới phân lô trồng cây khu vực quanh Bầu Sen, thị trấn Krông Năng phê duyệt quy mô đường giao thông nội thị, cấp V, bề rộng nền đường 12m, vận tốc thiết kế 30km/h- trong khi đường giao thơng đơ thị khơng có loại cấp V, vận tốc thiết kế 30km/h, là không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật).

Thứ năm, kế hoạch vốn đầu tư bố trí quá dàn trải, phân tán, hầu hết

đều vượt quá thời hạn tối đa theo quy định, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng chi phí đầu tư, chậm đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng, hiệu quả KT-XH của vốn đầu tư thấp và hệ số huy động TSCĐ thấp. Tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng bố trí vốn đầu tư ngân sách đang trầm trọng, nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài nhiều năm chưa xử lý xong.

Thứ sáu, về công tác đấu thầu, chỉ định thầu, ký hợp đồng xây dựng:

đa số cơng trình đầu tư từ ngân sách huyện có quy mơ nhỏ, tính chất kỹ thuật đơn giản, khối lượng, giá được xác định và phê duyệt cụ thể tại dự tốn; thời gian thi cơng ngắn, ít chịu ảnh hưởng các yếu tố trượt giá và đều áp dụng hình thức chỉ định thầu, nhưng chủ đầu tư đề xuất và UBND huyện phê duyệt hình thức hợp đồng xây lắp theo Đơn giá điều chỉnh là chưa phù hợp; chủ đầu tư ký hợp đồng tư vấn thường không quy định điều khoản thưởng – phạt hợp đồng, không yêu cầu nhà thầu thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng xây lắp nên dẫn đến đơn vị thi công tạm ứng vốn chưa thu hồi, bị chiếm dụng vốn.

Thứ bảy, giải ngân không hết kế hoạch vốn hằng năm đã trở thành phổ

93

bị chiếm dụng trong thời gian dài; q trình thực hiện các dự án vẫn cịn nhiều sai phạm gây ra sự lãng phí, thất thốt vốn đầu tư. Nhiều chủ đầu tư không yêu cầu đơn vị thi cơng xây lắp xuất hóa đơn VAT dẫn đến chưa thực hiện nghĩa vụ thuế VAT dẫn đến nợ khó thu thuế tăng, dẫn đến thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Thứ tám, cơng tác quyết tốn vốn đầu tư chấp hành chưa nghiêm túc,

kể cả quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và quyết tốn dự án hồn thành. Về quyết tốn dự án hồn thành, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu vẫn cịn xem nhẹ cơng tác này, chủ đầu tư chưa chấp hành tốt các quy định về QLDA, quản lý hồ sơ cơng trình, dẫn đến khó khăn cho cơng tác lập báo cáo quyết tốn dự án hồn thành, cịn nhiều dự án vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết tốn.

Thứ chín, cơng tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND huyện chưa được chú trọng đúng mức, các sai phạm gây ra thất thốt lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước , phát hiện được xử lý cũng chưa nghiêm đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư. Cơng tác bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng cơng trình đơi lúc bị xem nhẹ, khơng bố trí đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng nên cơng tác này mang tính chất chắp vá, khơng đồng bộ (có kinh phí thì làm, khơng có kinh phí thì khơng làm), đây là một trong những ngun nhân khiến cho cơng trình đầu tư Xây dựng cơ bản nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng giảm hiệu quả đầu tư... đặc biệt là đối với các cơng trình xây dựng đường giao thông, thủy lợi,...

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)