Cơ sở pháp lý về tuyển dụng công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh đắk nông (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở pháp lý về tuyển dụng công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp

cấp huyện

Trước năm 2008, thẩm quyền tuyển dụng công chức của Việt Nam chưa được phân cấp. Cụ thể, khi các tỉnh cần có thêm biên chế (01 biên chế hoặc nhiều hơn) hoặc cần tuyển chọn cơng chức có trình độ cao về cơng tác tại các địa phương… đều phải xin cơ quan nhà nước ở cấp trên (chủ yếu là Bộ Nội vụ).

Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách để quản lý các mặt của nền kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có vấn đề phân cấp tuyển dụng cơng chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã quy định: “Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền. Tập trung vào trung ương quy định những vấn đề vĩ mô. Đồng thời, phân cấp quản lý để phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương” [17]. Như vậy, Đảng ta đã có chủ trương phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước.

31

Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, XIII cũng đều nhấn mạnh đến vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước nói chung, phân cấp thẩm quyền tuyển dụng cơng chức nói riêng. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều 67 Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 quy định:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.

- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về cơng chức theo phân cơng, phân cấp của Chính phủ.

- UBND cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.

Khoản 3, khoản 4 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. UBND cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý”.

Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2002/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020.

- Nghị định bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau:

(1) Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

(2) Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3

32

năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

(3) Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cán bộ công chức lãnh đạo.

- Nghị định bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:

(1) Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại cơng việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

(2) Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là cơng chức.

- Đối với cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào công chức), thi nâng ngạch công chức trước ngày ban hành Nghị định này thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu khơng hồn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Thơng tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2021.

- Thông tư bãi bỏ các Quy chế, Nội quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng nạch công

33

chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ hoặc Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ thì được áp dụng Nội quy, Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để tổ chức kỳ thi hoặc xét; kể từ ngày 20/01/2021 thì thực hiện theo quy định tại Thơng tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh đắk nông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)