7. Kết cấu của luận văn
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức các cơ quan
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Đắk Nông
Thứ nhất, tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu,
tiêu chuẩn và chức danh của từng vị trí cơng chức sẽ đảm nhận.
Để xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh, đáp ứng sự nghiệp cải cách nền hành chính phải gắn liền đổi mới cơ chế, chính sách, sao cho phù hợp với xu thế phát triển. Trong tình hình hiện nay, đổi mới cơ chế tuyển dụng công chức là một việc làm cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Cơ chế chính sách tuyển dụng cơng chức là cơ sở để thực hiện công vụ theo quy định, phát huy tính năng động, sáng tạo, kích thích mọi người làm việc, nâng cao vai trị, trách nhiệm đối với cơng việc họ đảm nhiệm, đồng thời gắn trách nhiệm với quyền lợi, quyền lợi của công chức càng cao thì trách nhiệm đối với họ càng lớn, càng nặng nề. Cơ chế chính sách trong tuyển dụng nhằm tạo tính dân chủ, cơng bằng, tạo mọi cơ hội cho mọi người thể hiện quyền dân chủ của mình và cũng là cơ hội để nhà nước chọn lọc và tìm ra người tài, người giỏi để đứng trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của Nhà nước.
Đổi mới cơ chế trong tuyển dụng công chức phải được tiến hành đồng bộ trong tất cả các khâu của tuyển dụng từ quy hoạch, đào tạo, sử dụng và quản lý công chức. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và từng bước xây dựng đội ngũ cơng chức tiến lên chính quy, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bối cảnh phát triển mới – nơi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng. Công tác quản lý, sử dụng cơng chức cần có tính khoa học hơn, cụ thể việc sử dụng, bố trí cơng chức sau khi trúng tuyển cần đảm bảo đúng người, đúng việc, đảm bảo tốt chuyên môn nhằm tăng tính kích thích, chun sâu của đội ngũ cơng chức làm việc. Đối với công tác quản lý cần thực hiện việc quản lý theo mục tiêu, quản lý theo kế hoạch và đánh giá theo hiệu quả đầu ra.
81
Do đó, cần rà sốt lại các văn bản, quy định của pháp luật về tuyển dụng cơng chức để so sánh, đối chiếu, cái gì cịn thiếu, chưa hoàn chỉnh cần được bổ sung, cái nào khơng phù hợp thì bãi bỏ, nhằm làm cho cơng tác tuyển dụng ngày một đi vào thực hiện đúng bản chất, phản ánh đúng thực tiễn, chọn lựa người giỏi vào làm việc trong bộ máy Nhà nước.
Thứ hai, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
tuyển dụng.
Việc tuyển dụng công chức thực chất là một trong những cơng việc vận dụng các chế độ, chính sách liên quan đến tổ chức cán bộ, công chức vào thực tế. Để làm tốt công tác này, chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn về đội ngũ làm cơng tác tổ chức, quản lý, sử dụng cán bộ mà trong thuật ngữ quản lý gọi là “quản trị nhân sự hành chính”. Trước hết, những người làm cơng tác quản lý cán bộ, cơng chức phải nắm vững chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, phải nắm bắt, sát sao, am hiểu tường tận trước những nhiệm vụ, yêu cầu xây dựng cán bộ, công chức mà thực tiễn đặt ra trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó, cần có tính chun nghiệp, nắm vững nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch, khảo sát, đánh giá đội ngũ làm cơng tác này rất ít được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện thường xuyên, liên tục. Điều này cũng lý giải một điều tại sao tình trạng tuyển dụng theo lối cảm tính cá nhân, bè phái, con ơng cháu cha,... Tuyển dụng rồi mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng, dẫn đến việc tuyển dụng không phù hợp với nhu cầu việc làm, không đảm bảo năng lực làm việc. Điều này, nó phản ánh ngược lại đội ngũ làm công tác tuyển dụng. Đội ngũ này cần có các tiêu chuẩn, tiêu chí như: phẩm chất đạo đức, năng lực đào tạo theo chuyên môn, tư duy sáng tạo, đổi mới phù hợp theo từng thời điểm, tình hình và cần có cái “tâm” và đúng “tầm” với nghề “quản lý và phát triển nguồn nhân sự” trong nền công vụ, như Đảng và Nhà nước ta đã yêu cầu là công việc thường xuyên phải làm và cũng là mong muốn của những người
82
tâm huyết với sự nghiệp cách mạng. Ngồi ra, cịn cần phải thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất của các quy định pháp luật về tuyển dụng, yêu cầu đối với công tác tuyển dụng cho những người này.
Đồng thời với việc lựa chọn người có đủ đức, tài làm cơng tác tổ chức, hơn ai hết là những người có trách nhiệm với đất nước phải “biết hy sinh lợi ích cá nhân” để chọn và đề cao vai trị của cơ quan, tổ chức thơng qua cán bộ có đủ “tâm”, đủ “tầm” phát hiện ra những nhân tài cho đất nước. Từ đó chắc chắn sẽ làm được việc thu phục nhân tâm, vì lợi ích chung của tập thể, lợi ích quốc gia [29].
Thứ ba, đẩy mạnh việc thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trong công tác
tuyển dụng công chức.
Tuyển dụng công chức là khâu rất quan trọng, góp phần quyết định đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chun nghiệp, hiện đại và có tính thích ứng cao và xa hơn là sự phát triển bền vững nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước của quốc gia.
Những nội dung trong công tác tuyển dụng cơng chức là rất quan trọng, rộng lớn, địi hỏi phải có sự tham gia, đóng góp của quần chúng với nịng cốt là cán bộ, cơng chức. Những quy định về tuyển dụng cơng chức dù có đầy đủ, chặt chẽ đến đâu nhưng nếu khơng có sự tham gia, giám sát của quần chúng, cán bộ, cơng chức thì khơng đem lại kết quả cao.
Thực hiện tốt vấn đề cạnh tranh trong công tác tuyển dụng công chức địa phương chúng ta cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức và quần chúng về nội dung trong tuyển dụng công chức để họ nắm và hiểu rõ vai trị, vị trí và quyền của mình để họ cùng tham gia vào công việc quan trọng này của nhà nước. Đặc biệt là đối tượng dự tuyển, để mọi thành phần trong xã hội biết, nhất là đội ngũ nhân lực trẻ, là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường với tinh thần xung kích cao, tính nhiệt tình, năng động, sáng tạo, đang cần việc làm. Thông tin liên quan đến công tác tuyển
83
dụng, thi tuyển phải công khai, rõ ràng, minh bạch, mọi người đều có quyền bình đẳng trong tuyển dụng, đều có cơ hội để trở thành cơng chức nếu như họ có khả năng thật sự. Phải thực hiện nghiêm túc tinh thần mọi sự thăng tiến là phụ thuộc vào sự cố gắng và năng lực lao động của bản thân, bình xét, cạnh tranh bình đẳng, có tiếp nhận, có sa thải, có đi lên và cũng có đi xuống một cách công bằng nhất.