Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở một số tỉnh của Việt Nam và giá trị

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở một số tỉnh của Việt Nam và giá trị

Nam và những giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Nơng

Nhìn chung, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang áp dụng hình thức thi tuyển để chọn người mới vào cho cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…

Trong khi đó, ở một số tỉnh mới được thành lập, chia tách, tái lập như Đắk Nơng, Bình Phước, Tây Ninh… lại áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng cơng chức như: Thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức…

1.4.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh là có điều kiện tự nhiên, văn hóa – kinh tế - xã hội có những nét tương đồng với đặc điểm của tỉnh Đắk Nông. Do vậy, công tác tuyển dụng công chức của tỉnh Tây Ninh có nhiều điểm mới và một số kinh nghiệm có thể được ứng dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Đắk Nông.

40

Tây Ninh xác định luôn coi trọng và thường xuyên đổi mới công tác tuyển dụng công chức, cụ thể như: Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng công chức, quá trình tổ chức thi tuyển đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến công khai người trúng tuyển ở vị trí cần tuyển trên các phương tiện thơng tin đại chúng, qua mạng văn phịng điện tự liên thơng. Quan trọng hơn nữa là thái độ đến trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng.

Năm 2018, tỉnh Tây Ninh tổ chức tuyển dụng công chức với số lượng nhu cầu cần tuyển dụng là 88 chỉ tiêu, trong đó cấp tỉnh và huyện có 55 chỉ tiêu; cấp xã 33 chỉ tiêu. Do chỉ tiêu tuyển dụng ít, nên tỉnh Tây Ninh tổ chức thi tuyển công chức cấp xã chung với thi tuyển công chức cấp tỉnh, cấp huyện. Về nội dung thi tuyển, thí sinh thi tuyển cơng chức cấp tỉnh, cấp huyện phải thi 4 môn: Kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học; cấp xã thi 3 môn: kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành và tin học.

Do chú trọng và làm tốt công tác tuyển dụng, từ khâu rà soát, lập kế hoạch đến khâu tổ chức thi tuyển, nên chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng tại tỉnh Tây Ninh được nâng cao đáng kể, số người trúng tuyển có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ rất cao.

1.4.2. Kinh nghiệm tuyển dụng cơng chức tại tỉnh Bình Dương

Theo Nghị quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, tỉnh Sơng Bé được chính thức chia tách thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.

Từ khi thành lập đến nay, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế để trở thành một tỉnh công nghiệp trọng điểm của vùng Đơng Nam Bộ, tỉnh Bình Dương luôn coi trọng đến công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, công chức và đã đề ra chủ trương “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài, đón nhà đầu tư về làm

41

việc tại tỉnh với những chính sách và nhiều chế độ đãi ngộ đa dạng, hợp lý và rất kịp thời.

Trong công tác tuyển dụng cơng chức, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bình Dương ln quan tâm và trú trọng đến chất lượng nguồn tuyển. Cho nên, trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương ln ưu tiên tuyển dụng vào Nhà nước đối với những người có trình độ từ đại học trở lên, tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh (ưu tiên nguồn tuyển tại chỗ), cụ thể như: trường Đại học Bình Dương, trường Đại kỹ thuật Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một và các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật khác trong cả nước như: trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Đại học khoa học tựn nhiên.

Theo đó, trong những năm gần đây, thực hiện chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, Bình Dương đã thực hiện tuyển dụng cơng chức theo những hình thức khác nhau, như: Thi tuyển, tuyển dụng đặc cách và tiếp nhận công chức từ ngồi tỉnh có trình độ sau đại học, đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ và vị trí cơng tác.

Có thể khẳng định, hiện nay Bình Dương là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực chất lượng cao trong cả nước với đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 93,2%).

1.4.3. Những giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Nông

Nói chung, tùy theo đặc điểm lịch sử, tình hình kinh tế - xã hội… mà các tỉnh sẽ có những phương thức tuyển dụng công chức khác nhau. Từ kinh nghiệm tuyển dụng của các tỉnh nói trên, có thể thấy công tác tuyển dụng cơng chức của các tỉnh đã có những tiến triển rất đáng kể, cơng tác thông tin tuyên truyền liên quan đến hoạt động tuyển dụng được chú trọng và cơng khai dưới nhiều hình thức; phạm vi tuyển dụng ngày càng được mở rộng; phương pháp tuyển dụng ngày càng đổi mới; hình thức tuyển dụng đa dạng như: Xét tuyển, thi tuyển, phỏng vấn, tuyển dụng đặc cách… Nội dung thi tuyển từ chỗ

42

coi trọng kiến thức chung, phổ thông đến coi trọng kiến thức chun mơn, nghĩa là nhắm vào vị trí việc làm của các cơng chức mà đề ra yêu cầu khác nhau; nguyên tắc tuyển dụng ngày càng bình đẳng; đặc biệt là chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài về làm việc của tỉnh Bình Dương rất phù hợp với xu thế phát triển triển chung và đúng hướng của tỉnh…

Vì vậy, có thể nói đây là những điểm rất đáng để tỉnh Đắk Nông học tập, xem xét, rút kinh nghiệm vận dụng sáng tạo vào quá trình tuyển dụng cơng chức hành chính Nhà nước nói chung và tuyển dụng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Đắk Nơng nói riêng. Cho nên, để tuyển dụng được đội ngũ cơng chức vừa có tài, vừa có đức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không chỉ là mục tiêu mà cịn là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng của cả hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông trong thời đại mới. Vì vậy, thời gian tới Đắk Nơng cần phải nghiên cứu để xây dựng một cơ chế tuyển dụng và thu hút được người tài về làm việc tại tỉnh với những bước đi và lộ trình cụ thể, thực tế.

43

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã trình bày các nội dung chính như: Các khái niệm có liên quan cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; Tuyển dụng công chức chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ sở pháp lý về tuyển dụng công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Những điểm mới về tuyển dụng công chức hiện nay; Kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở một số tỉnh của Việt Nam và giá trị thảm khảo có thể vận dụng cho tỉnh Đắk Nơng.

Mặc dù nước ta đã có phương thức, quy trình, những điều kiện, căn cứ, nguyên tắc về tuyển dụng. Tuy nhiên, phương thức và những quy định trên vẫn chưa thật sự chặt chẽ và khoa học, về lý thuyết, thi tuyển càng khó bao nhiêu thì khả năng chọn người giỏi càng cao bấy nhiêu, chúng ta chỉ có thể vận dụng các ưu điểm nêu trên khi có sự thi tuyển nghiêm túc, khách quan, cơng bằng và chính xác. Một khi vi phạm nguyên tắc đó, thi tuyển chỉ mang hình thức giả tạo, trong trường hợp đó, khơng những nó khơng đạt mục đích đề ra mà cịn phản tác dụng, hệ quả tất yếu là những người được tuyển dụng khơng đủ năng lực và trình độ chun mơn cần thiết để thực hiện các công việc mà cơ quan giao cho.

Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng trong quản lý và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức, tác giả nêu cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức ở chương 1 sẽ là luận cứ khoa học để tác giả có thể tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông hiện nay được trình bày ở chương 2; cũng như cho việc xây dựng phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Đắk Nơng trong giai đoạn mới được trình bày ở chương 3 của luận văn này.

44

Chương 2

CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỈNH ĐẮK NƠNG 2.1. Khái qt về tỉnh Đắk Nơng và đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Đắk Nông

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông được thành lập ngày 01/01/2004, theo Nghị quyết số 22/2003/NQ-QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Đắk Nơng nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, với dân số 710.570 người, gồm 40 thành phần dân tộc cùng sinh sống và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Đồng bào các dân tộc tại chỗ (M’Nông, Mạ, Ê đê); đồng bào Kinh sinh sống lâu đời tại khu vực Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mơng. Có thể thấy, Đắk Nơng có cơ cấu dân tộc đa dạng, trong đó: dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, dân tộc M'Nông chiếm 8,2%, Dân tộc Nùng chiếm 5,6%, Dân tộc H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc chỉ có một người sinh sống ở Đắk Nông như Cơ Tu, Tà Ơi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt.

Tồn tỉnh Đắk Nơng có 07 huyện và 01 thành phố: Đắk Mil, Cư Jut, K’Rông Nô, Đắk Song; Đắk G’Long, Đắk R’Lấp, Tuy Đức và Thành phố Gia Nghĩa. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Ngun, Đắk Nơng có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách

45

Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nơng với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đơng. Đắk Nơng có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap. Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nơng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Địa hình của tỉnh Đắk Nơng đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đơng sang Tây. Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nơ. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.

Về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, du lịch ở Đắk Nơng rất phong phú: Về tài ngun khống sản Bauxite với trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dị 2,6 tỉ tấn, đủ để khai thác cơng nghiệp trong nhiều năm; có mạng lưới các sơng suối thuận lợi cho hình thành các thủy điện lớn nhỏ với tổng công suất lên đến 1.500 MW. Các thủy điện nhỏ trên khắp các huyện thị

46

phục vụ cho các hoạt động sản xuất nhỏ, các khu dân cư rộng khắp trên địa bàn tỉnh; tiềm năng về đất, rừng, có diện tích đất đỏ bazan lớn, màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc. Tiềm năng đất đai cho phép phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa. Có tiềm năng đất rừng và trữ lượng gỗ lớn cùng nhiều đặc sản lâm sinh phong phú đa dạng. Trong rừng có nhiều thác nước, suối, hồ đẹp, có những khu rừng nguyên sinh tạo nên những danh lam thắng cảnh hấp dẫn có thể khai thác phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tơn giáo, tín ngưỡng cũng vơ cùng phong phú. Đến nay, Đắk Nơng có hơn 170.000 người là tín đồ của hơn 10 tơn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn 100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số) và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số). Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nơng cịn có rất nhiều tín ngưỡng để tơn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.

Bên cạnh đó, Đắk Nơng cịn có những hạn chế, thách thức tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như gây khó khăn, trở ngại đến việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao đến với địa phương cụ thể: xuất phát điểm của nền kinh tế cịn thấp, có quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ bé so với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên và cả nước, tốc độ phát triển kinh tế tuy cao, song thiếu tính bền vững, chưa tạo ra những bước đột phá phát triển để cải thiện vị trí nền kinh tế tỉnh; hệ thống hạ tầng thiết yếu cịn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước

47

cịn nhiều bất cập, giao thơng đi lại khó khăn nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chun mơn cịn thiếu, trình độ lao động cịn nhiều hạn chế, tỉ lệ lao động được đào tạo ngành nghề, chun mơn kỹ thuật ít, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với phát triển các ngành nghề theo chiều sâu; mức sống nhìn chung của người dân còn thấp, đời sống dân cư nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn khó khăn. Các vấn đề xã hội cịn nhiều bức xúc, tình trạng đói giáp hạt trong đồng bào dân tộc, di dân tự do chưa khắc phục được; công tác định canh định cư, ổn định dân cư tự do, giải quyết đất ở, đất sản xuất và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và xây dựng vùng kinh tế mới còn nhiều bất cập; điều kiện

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)