Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng
1.3.1. Yếu tố kinh tế
Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng tới phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thông qua việc tác động đến thái độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ này về vai trò, tầm quan trọng của cơng tác phịng, chống tham nhũng; từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất, lợi ích kinh tế của đội ngũ cán bộ, công chức được bảo đảm thì cán bộ, cơng chức sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chính
sách pháp luật, vào sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức n tâm cơng tác, gắn bó với chun mơn, tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật để có thể hồn thành tốt những nhiệm vụ, cơng vụ được giao. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao, đội ngũ cán bộ, cơng chức có điều kiện để mua sắm các phương tiện nghe - nhìn, có điều kiện cập nhật thơng tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin pháp luật ngày càng đa dạng, phong phú. Các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng sẽ dễ dàng đến được với nhiều cán bộ, công chức. Đây là điều kiện tiên quyết để cán bộ, công chức nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Chỉ khi thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức đủ chu cấp cho nhu cầu bản thân và gia đình thì họ mới n tâm cơng tác, chấp hành kỷ cương, kỷ luật cơng vụ, biết kiềm chế lịng tham để khơng dính líu vào các hành vi tham nhũng. Còn khi kinh tế chậm phát triển, lợi ích kinh tế khơng được bảo đảm, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn thì tư tưởng cán bộ, công chức sẽ diễn biến phức tạp; ý thức chủ động, tích cực tham gia hoạt động phòng, chống tham nhũng sẽ bị suy giảm. Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự nảy sinh tệ quan liêu, độc đoán, cửa quyền, phát sinh các loại hành vi tiêu cực như nhận hối lộ, nhũng nhiễu nhân dân... trong quá trình cán bộ, cơng chức thực thi cơng vụ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhận định: “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng”. Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”. ... “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình
trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”. Thực tế cho thấy, trong một nền kinh tế chưa phát triển, thể chế chính sách khơng thơng thống để tạo điều kiện cho cán bộ, cơng chức có thể nâng cao thu nhập một cách hợp pháp, chính đáng thì khó có thể tránh khỏi tình trạng họ chối bỏ các nguyên tắc, quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng mà “nhắm mắt, đưa chân” làm liều, tìm cách thực hiện các hành vi vụ lợi từ hoạt động công vụ - phương thức có thể giúp họ nhanh chóng làm giàu, dĩ nhiên là phi pháp, bất chính. Như vậy, để cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ đạt hiệu quả thực sự, lâu dài thì u cầu có tính chất nền tảng trước tiên cần giải quyết là nâng cao đời sống của cán bộ, cơng chức. Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra trong các chủ thể tham gia cơng tác phịng, chống tham nhũng tâm lý thụ động, làm mất đi tính linh hoạt và sáng tạo trong triển khai các hoạt động phòng, chống tham nhũng. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó sẽ tạo ra trong đội ngũ cán bộ, công chức và người dân tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh tế; tạo thuận lợi cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, làm ra nhiều của cải xã hội. Một nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh với nhiều cơ hội rộng mở, chắc chắn là một điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, của cán bộ, cơng chức nói riêng. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường cũng tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, là trên hết, bất chấp các giá trị đạo đức, chuẩn mực pháp luật; đồng thời, sẽ tạo ra những quan
niệm, hành vi sai lệch, lấy đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ xã hội. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới cơng tác PCTN trong hoạt động cơng vụ; vì chính những mặt trái kể trên là nguyên nhân, động cơ thúc đẩy các hành vi tham nhũng xảy ra trong cán bộ, công chức khi họ thực hiện công vụ, nhiệm vụ.