Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 46 - 49)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng

1.3.2. Yếu tố chính trị

Mơi trường chính trị - xã hội của đất nước ổn định, phát triển bền vững là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động phòng, chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ, vì nó tạo cơ sở củng cố lập trường chính trị, quán triệt nhiệm vụ chính trị cho cán bộ, cơng chức. Đây cũng là tiền đề, nền tảng để cán bộ, cơng chức rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao ý thức phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân trong một nền hành chính lấy phục vụ làm cơ sở tồn tại và phát triển. Ngược lại, mơi trường chính trị bất ổn, các thiết chế chính trị khơng phát huy được vai trị điều tiết, điều chỉnh các quan hệ chính trị thường là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong các tầng lớp xã hội, làm suy giảm niềm tin chính trị trong đội ngũ cán bộ, công chức - những người, suy cho cùng, đã và đang góp phần đưa các chủ trương, đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam vào thực tiễn cuộc sống. Khi đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng xảy ra trong hoạt động công vụ do đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện cũng khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn; bởi vì chỉ có cán bộ, cơng chức mới có thể là chủ thể của các hành vi tham nhũng. Thực tế chứng minh rằng, trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, khi mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức nhà nước ở nước ta lúc đó đã có sự hoang mang, dao động về tư tưởng, tâm lý; nhưng nhờ mơi trường chính trị của đất nước ln ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng nên chúng ta đã vượt qua thử thách một cách thành cơng, niềm tin chính trị của đội ngũ cán bộ cơng chức được củng cố, giúp họ tiếp tục hoàn

thành tốt nhiêm vụ của mình. Cương lĩnh, đường lối chính trị của chính đảng cầm quyền cũng ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động phòng, chống tham nhũng. Sự vận hành của nền hành chính Việt Nam ln được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, muốn xây dựng nền hành chính thực sự trong sạch, vững mạnh, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức có “năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân...”, nghĩa là cán bộ, công chức phải “vừa hồng, vừa chuyên” . Bên cạnh đó, Đảng ta cũng yêu cầu: “Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”. Như vậy, Đảng ta ln chú trọng và địi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cơng tác phịng, chống tham nhũng, vừa để loại trừ những hành vi tham nhũng có thể xảy ra trong chính đội ngũ này. Điều này có ảnh hưởng tích cực tới cơng tác phịng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Ý thức chính trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng. Thực tế cho thấy, với tư cách chủ thể tổ chức, triển khai và thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương mà có ý thức chính trị cao, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng, quan tâm và chỉ đạo sâu sát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị một cách cụ thể, thiết thực thì hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự nhận thức, ý thức chính trị của cán bộ, cơng chức, nhất là người đứng đầu cịn thấp, việc lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng chỉ cầm chừng, thiếu sâu sát, buông lỏng quản lý... sẽ có tác động tiêu cực tới

hoạt động phòng, chống tham nhũng. Tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách, mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là liên minh các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Về sự tham gia của hệ thống chính trị vào cơng tác phịng, chống tham nhũng, Đảng ta đã chỉ rõ: “Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, của đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí…”. Rõ ràng, xét trên phương diện chính trị, sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào hoạt động phịng, chống tham nhũng có ảnh hưởng tích cực, mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động này, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng. Tính chất, mức độ của nền dân chủ cũng có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động phịng, chống tham nhũng xảy ra trong hoạt động công vụ. Trong xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thơng tin đa dạng, phong phú, đa chiều, quy chế dân chủ trong các cơ quan, đơn vị thuộc các cấp, các ngành, ở xã, phường, thị trấn được phát huy…chính là điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân có thể thẳng thắn bày tỏ thái độ chống tham nhũng, công khai tố cáo những cán bộ, cơng chức có hành vi tham nhũng trong khi thực hiện cơng vụ, mạnh dạn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng. Khi các tầng lớp nhân dân và những cán bộ, cơng chức liêm chính luôn ở tâm thế sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng thì chắc chắn tham nhũng sẽ từng bước bị đẩy lùi. Còn trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, một chiều, thậm chí, thơng tin bị bưng bít thì bầu khơng khí xã hội sẽ ngột ngạt, tâm lý chính trị gị bó, mọi người, từ cán

bộ, cơng chức liêm chính đến người dân, sẽ khơng dám nói thật suy nghĩ của lịng mình vì e ngại “phạm húy”, sợ bị trả thù hoặc bị đánh giá về lập trường chính trị, tư tưởng. Khi đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ khó mà diễn ra một cách sn sẻ, thuận lợi, nhất là trong điều kiện chúng ta chưa ban hành được văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)