Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác PCTN tại tỉnh

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88 - 90)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện phòng, chống tham nhũng

2.3.4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác PCTN tại tỉnh

Quảng Trị

Một là, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phịng ngừa, chủ động phát

hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ.

Hai là, phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về quản lý kinh tế - xã

hội và PCTN đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Thực sự chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn.

Ba là, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, quyết liệt, phù hợp, của

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của Nhà nước nói chung, chú trọng phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, nội chính của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nói riêng.

Bốn là, tạo sự thống nhất trong nhận định, đánh giá tình hình tham nhũng,

đánh giá kết quả công tác PCTN và các chủ trương, giải pháp về PCTN; có chế tài xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu, người có thẩm quyền khơng thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp PCTN trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đồng thời

đề cao vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách về PCTN; tạo sự đồng thuận và quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, nhất là của quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí trong q trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về PCTN.

Tiểu kết chƣơng 2:

Cơng tác phịng, chống tham nhũng tiếp tục được tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai, thực hiện. Tỉnh đã triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được triển khai đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ. Đặc biệt, cơng tác phịng chống tham nhũng ở Tỉnh đã được thực hiện tương đối đồng đều và toàn diện, triển khai đồng bộ và kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ, có kế hoạch và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thực hiện cơng tác phịng chống tham nhũng được thực hiện tốt. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa đã được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ những giải pháp cơng khai, minh bạch; cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu. Các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng đã được triển khai, các biện pháp phát hiện tham nhũng được triển khai đồng bộ, nhiều hành vi tham nhũng đã được phát hiện, xử lý, việc thu hồi tài sản tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã được chú ý trong xử lý tham nhũng.

Tuy nhiên, công tác PCTN tại tỉnh Quảng Trị cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan địi hỏi Tỉnh phải có nhưng quan điểm bảo đảm trong công tác PCTN và các giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm ngăn ngừa tham nhũng có thể xảy ra.

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)