Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phòng, chống tham nhũng

1.3.4. Yếu tố pháp luật

Một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác phịng, chống tham nhũng là hệ thống pháp luật về PCTN. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phịng, chống tham nhũng chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hoạt động phịng, chống tham nhũng. Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật này, trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý được sử dụng để xây dựng hệ thống pháp luật. Mỗi tiêu chuẩn nêu trên đều có tác động tới cơng tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính.Tính tồn diện của hệ thống pháp luật phản ánh mức độ đầy đủ của hệ thống quy phạm, nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật. Tính tồn diện của hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng là điều kiện thuận lợi để triển khai cơng tác phịng, chống tham nhũng, là cơ sở để cung cấp tồn diện, đầy đủ, có hệ thống các kiến thức pháp luật cụ thể liên quan đến công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong q trình thực hiện cơng vụ, những nguy cơ xảy ra hành vi tham nhũng và cần biện pháp xử lý. Còn nếu hệ thống pháp luật về phòng

chống tham nhũng thiếu tính tồn diện thì hoạt động phịng, chống tham nhũng sẽ không chủ động được về nội dung, mang tính chắp vá, thơng tin pháp luật rời rạc, thiếu hệ thống; khiến hoạt động phòng, chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ kém hiệu quả. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự thống nhất, không trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn của hệ thống pháp luật và cũng được biểu hiện ở hai cấp độ khác nhau. Ở cấp độ chung, đó là sự thơng nhất, khơng chồng chéo, không mâu thuẫn giữa các nghành luật mà biểu hiện cụ thể là có sự phân định rõ ranh giới giữa các nghành luật và sự tồn tại của một hệ thống các quy phạm, nguyên tắc, định hướng cơ bản của mỗi ngành luật đó ở cấp độ cụ thể, đó là sự đồng bộ trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Khi hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng bảo đảm được tính đồng bộ thì các chủ thể tham gia cơng tác phịng, chống tham nhũng có căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, phù hợp với những nét đặc thù của cơng tác phịng, chống tham nhũng. Nhờ đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ được triển khai thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực. Còn nếu pháp luật về phòng, chống tham nhũng thiếu đồng bộ bị trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các chủ thể tham gia phịng, chống tham nhũng thì sẽ gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng tác này. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở mức độ tương thích giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ và những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm pháp luật hiện hành. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật biểu hiện trên nhiều phương diện, vì vậy khi xem xét cần phải chú ý phân tích, so sánh trên cơ sở giải quyết các mối quan hệ cơ bản của pháp luật với chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội... Nhu cầu xã hội và các quan hệ xã hội có tính ổn định tương đối nên pháp luật cũng có tính ổn định tương đối. Vì vậy, sự biến đổi, phát triển của hệ thống pháp luật thường diễn ra với từng bộ phận, ít khi có những biến

đổi toàn phần. Xét đến mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng thường là xem xét một cách cụ thể đối với những bộ phận, quy phạm trong hệ thống pháp luật này. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm, thời kỳ phải xem xét một cách tổng thể, nhất là trong những thời điểm có tính chất bước ngoặt, trong những thời kỳ có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng được xây dựng, ban hành phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của các điều kiện kinh tế. văn hóa, xã hội, bám sát thực tiễn phòng, chống tham nhũng sẽ giúp hoạt động phòng chống tham nhũng tránh được bệnh hình thức, làm qua loa, đại khái, đối phó. Khi đó, các chủ thể sẽ thực sự hào hứng, phấn khởi tham gia công tác phịng, chống tham nhũng vì họ biết việc làm này thực sự thiết thực, hữu ích đối với đất nước. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng không phù hợp, không bám sát thực tiễn thì dù chương trình, kế hoạch, giải pháp có được vạch ra cũng khó mà triển khai có hiệu quả. Tiêu chuẩn kỹ thuật pháp lý thể hiện ở chỗ, một hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng hoàn thiện cao phải là hệ thống được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Kỹ thuật pháp lý là tổng thể các phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình xây dựng, hệ thống hoá pháp luật phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí khoa học và thực tiễn. Về thực chất, đây là tiêu chuẩn có tính chất tổng hợp cả ba tiêu chuẩn trên, vì hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao là hệ thống pháp luật phải bảo đảm tính tồn diện, tính đồng bộ và tính phù hợp. Muốn đạt được mục tiêu, hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ thì Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng phải không ngừng chỉ đạo và thực hiện cải cách hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng dựa trên cơ sở của bốn tiêu chí nêu trên. Bên cạnh hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công

chức cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng tới hoạt động phòng, chống tham nhũng. Trên phương diện chung, ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cùng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Khi cán bộ, cơng chức có ý thức pháp luật ở một trình độ nhất định thì họ biết rõ năng lực nhận thức các quy phạm pháp luật, có trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật về phịng, chống tham nhũng, biết rõ cái được phép và cái không được phép thực hiện trong hoạt động cơng vụ để tự mình lựa chọn hành vi pháp luật phù hợp với u cầu cơng vụ, khơng dính líu vào các hành vi tham nhũng. Mặt khác, ý thức pháp luật trở thành động lực nội tại thúc đẩy cán bộ, công chức chủ động tham gia cơng tác phịng, chống tham nhũng, góp phần xây dựng nền cơng vụ trong sạch, vì nhân dân phục vụ. Đây chính là mơi trường lý tưởng cho việc xúc tiến hoạt động phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ đạt hiệu quả cao. Còn nếu ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, cơng chức ở trình độ thấp, cịn nhiều hạn chế thì cơng tác phịng, chống tham nhũng phải được tổ chức, thực hiện sao cho có trọng tâm, trọng điểm thơng qua các chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng phù hợp nhằm kiểm sốt lịng tham, đưa hoạt động cơng vụ của họ đi theo đúng quỹ đạo pháp luật, kiềm chế và từng bước đẩy lùi các hành vi tham nhũng.

Tiểu kết chƣơng 1:

Chương 1 của Luận văn đã trình bày các cơ sở lý luận về công tác PCTN, đã đưa ra các khái niệm về Tham nhũng và PCTN, các nội dung của công tác PCTN. Từ thực tiễn cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này như: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố pháp luật. Các hình thức tham nhũng ngày với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi các cấp, các ngành phải kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Trị tác động đến phòng, chống tham nhũng

Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 4.746,9911 km2; dân số trung bình có khoảng 601.672 người, chiếm 1,44% diện tích và 0,76% dân số cả nước. Tồn tỉnh có 10 đơn vị hành chính. Quảng Trị nằm ở trung điểm đất nước, được xem là tỉnh có đầu mối giao thơng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch, như: Điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đơng - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; các tuyến giao thơng như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường Xuyên Á tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)