3.1. Định hướng chung về công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tế, Đại học Huế
3.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
3.1.1.1. Điểm mạnh
- Có bề dày truyền thống gần 50 năm đào tạo nguồn nhân lực trình độ Đại học và Sau đại học về lĩnh vực kinh tế và quản lý.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý đào tạo và NCKH.
- Là đơn vị thành viên của Đại học vùng, trọng điểm được ưu tiên đầu tư, được sử dụng chung các nguồn lực; có điều kiện thuận lợi phát triển các chương trình đào tạo, NCKH có tính liên ngành cao.
- Có các ngành và chuyên ngành đào tạo từ bậc Cử nhân đến Tiến sĩ, trong đó có ngành đào tạo là duy nhất ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
- Đội ngũ giảng viên trẻ có năng lực chun mơn, ngoại ngữ, tin học, năng động và sáng tạo, có khả năng nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế. Có nhiều giảng viên giỏi đủ năng lực tư vấn, lập và quản lý, điều hành các dự án hợp tác trong nước và nước ngoài.
- Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH với nhiều trường đại học có uy tín ở trong và ngồi nước. Có quan hệ liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu trong nước.
- Đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
76 3.1.1.2. Điểm yếu
- Cơ sở vật chất và năng lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc thu hút đầu tư nguồn lực từ xã hội của Nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo chậm được đổi mới và chưa tương thích với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Chưa áp dụng rộng rãi, đồng bộ công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu, điều hành và quản lý.
- Cơ chế chính sách được ban hành chưa tạo được động lực đủ mạnh để thu hút người tài và cán bộ, giảng viên nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
3.1.1.3. Cơ hội
- Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục – đại học Việt Nam.
- Chính phủ ưu tiên đầu tư cho các chương trình nghiên cứu, đào tạo có tính liên ngành, chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.
- Hội nhập quốc tế tạo thời cơ để Trường thực hiện các chương trình nghiên cứu, liên kết đào tạo quốc tế để tiếp cận với các chương trình đào tạo, nghiên cứu tiên tiến. Đồng thời tạo động lực thu hút được nhiều cán bộ trình độ cao làm việc cho Trường.
- Nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong khối ngành kinh tế và quản lý ngày càng cao.
3.1.1.4. Thách thức
- Hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo sẽ tạo ra cạnh tranh gay gắt về nguồn tuyển sinh, giảng viên trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi với các đại học nước ngoài, đặc biệt là các đại học hoạt động ở Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các trường đào tạo kinh tế trong nước. - Yêu cầu về chất lượng giáo dục đại học ngày càng cao.
77
- Mục tiêu cần đạt được về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc gia, khu vực trong khi cịn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách, nguồn lực cần thiết.
3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- Tầm nhìn đến năm 2030: Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào nhóm 10 cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý hàng đầu ở Việt Nam.
- Mục tiêu chung đến năm 2025: Xây dựng Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đạt chuẩn quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
+ Trường có 20 - 25 chuyên ngành đào tạo cử nhân, 6 - 7 chuyên ngành đào
tạo thạc sĩ, 3 - 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 sinh viên hệ chính quy, 330 - 380 học viên cao học, 12 - 15 nghiên cứu sinh;
+ Có thêm 2 - 4 chuyên ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ liên kết với các trường tiên tiến ở nước ngồi;
+ Có 1 - 2 đề tài cấp Nhà nước, 8 - 10 đề tài cấp Bộ được triển khai; có thêm 2 - 3 dự án mới;
+ Có 5 - 6 chương trình đào tạo hồn thành tự đánh giá và 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 - 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế;
+ Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt trên 80%, có thêm 1 - 2 giáo sư, 3 - 5 phó giáo sư, 25 - 30 tiến sĩ. Bổ sung đội ngũ giảng viên để đến năm 2025 tồn Trường có khoảng 340 - 350 cán bộ viên chức và người lao động trong đó có 260 - 270 cán bộ giảng dạy;
78
+ Từ năm 2016 thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, theo Nghị quyết số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
3.1.3. Phương hướng hồn thiện quản lý tài chính
Để đảm bảo triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý thu chi của đơn vị, cơng tác quản lý tài chính của Trường Đại học Kinh Tế Huế cần hồn thiện theo hướng sau:
Cơng tác quản lý tài chính phải được hoàn thiện một cách toàn diện, sử dụng nguồn lực tài chính đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Trường Đại học Kinh Tế Huế phù hợp và đáp ứng xu thế cải cách giáo dục và hội nhập quốc tế;
Cơng tác quản lý tài chính phải phù hợp và đảm bảo tính khả thi trong điều kiện cụ thể của đơn vị về khả năng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ ... Các giải pháp hồn thiện phải tính đến hiệu quả kinh tế, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục đào tạo và NCKH;
Cơng tác quản lý tài chính phải tiến hành tất cả các khâu, các phần hành công việc và tất cả các yếu tố có liên quan nhằm đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đơn vị;
Cơng tác quản lý thu, chi tài chính phải bảo đảm tuân thủ các chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước, phải tính đến khả năng thay đổi của cơ chế, chính sách tài chính trong tương lai.