Khoản 2 Điều 140 Luật XLVPHC.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 42)

33

1.2.5. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chúng, vi phạm hành chính nói riêng, phải đáp ứng được mục đích chính là giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội. Theo đó, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Các em được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tơn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm này là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên. Việc quy định các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên phần nào thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách của Nhà nước ta trong cơng cuộc đấu tranh, phịng và chống tội phạm.

Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong q trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy khơng có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính cịn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã

34

hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm trong Luật XLVPHC gồm các nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 và các nguyên tắc xử lý riêng đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 134.

Nguyên tắc chung

Phạm vi điều chỉnh của Luật XLVPHC như được quy định tại Điều 1 là: “Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính” nên các nguyên tắc xử lý chung được quy định Điều 3 gồm nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 1và nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Khoản 2. Có thể khái qt thành các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, khách quan, cơng khai, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định pháp luật [4].

Nguyên tắc thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính hay quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng [5].

Nguyên tắc thứ ba: Việc xử phạt vi phạm hành chính hay áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chỉ được thực hiện khi rơi vào các trường hợp do

4 Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Luật XLVPHCnăm 2012. 5 Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)