Khoản 1, Điều 134 Luật XLVPHCnăm 2012.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

37

đương nhiên được hưởng. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng xuất phát từ tính chất nghiêm khắc của nó tước đi quyền tự do của người vi phạm buộc các em phải sinh hoạt văn hóa, học nghề, lao động dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường nên chỉ được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 92 và phải là sự lựa chọn cuối cùng khi xét thấy khơng cịn biện pháp xử lý nào phù hợp nữa.

Nguyên tắc thứ hai: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính cịn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp [8].

Do chưa phát triển đầy đủ về các mặt nên không phải trong mọi trường hợp khi thực hiện hành vi vi phạm người chưa thành niên có thể thấy hết tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, cũng như hậu quả sẽ phải gánh chịu. Mặt khác, sự hình thành, phát triển nhân cách và các đặc điểm nhân thân khác của người chưa thành niên chịu ảnh hưởng lớn từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và mơi trường sống xung quanh. Chính vì vậy, khi quyết định các biện pháp xử phạt hay áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền vừa phải căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên vi phạm vừa phải xét đến nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến hành vi vi phạm đó. Có như vậy, việc áp dụng biện pháp xử phạt hay xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên mới phát huy hết mục đích giáo dục, đồng thời giúp người chưa thành niên nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về hành vi của mình từ đó sữa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)