Khoản 5, Điều 134 Luật XLVPHCnăm 2012.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 108)

40

người, quyền công dân. Người chưa thành niên vi phạm hành chính khi đáp ứng các điều kiện do luật quy định thì được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính. Tính chất của biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhẹ nhàng hơn so với các biện pháp xử phạt hay biện pháp xử lý. Hơn nữa, việc bị áp dụng các biện pháp thay thế không bị xem đã bị xử lý vi phạm hành chính nên tạo cho người chưa thành niên tâm lý thoải mái hơn khi nhìn nhận hành vi sai lầm của mình, giúp các em khơng bị mặc cảm, từ đó thúc đẩy việc hình thành ý thức tuân thủ pháp luật đối với các hành vi sau này.

Như vậy, với việc quy định các nguyên tắc xử lý chung và nguyên tắc xử lý đặc thù đối với người chưa thành niên làm tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đã thể hiện những quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên vi phạm hành chính, đảm bảo cho mục đích của việc xử lý vi phạm hành chính đối với các em đã đặt ra trước đó là nhằm giáo dục, cải tạo các em trở thành những người công dân có ích cho xã hội, tránh việc các em quay lại con đường phạm pháp từ đó thực hiện mục đích phịng ngừa chung của pháp luật. Bên cạnh đó, hạn chế sự xâm phạm bất hợp pháp, lạm dụng quyền lực của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính đối với các em.

1.3. Các yếu tố bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1.3.1. Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Trong thực tiễn, vị trí thượng tơn của pháp luật chỉ có thể đạt được khi pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh và được các tổ chức, cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc, triệt để. Pháp luật nghiêm minh là điều kiện

41

tiên quyết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, ổn định, qua đó, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào lẽ phải, lẽ cơng bằng, sự tiến bộ và tính ưu việt của chế độ. Thi hành quyết định vi phạm hành chính là khâu cuối của quá trình xử lý, nhằm hiện thực hóa những quyết định của cơ quan pháp luật vào thực tiễn cuộc sống; đảm bảo cơng lý được thực thi, có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định. Vì vậy, một hệ thống pháp luật hồn thiện, sát hợp với thực tiễn, sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc thi hành trên thực tế.

Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác XLVPHC NCTN; ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này; đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính NCTN đã được quan tâm, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng u cầu thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số quy định chưa thực sự phù hợp, dẫn đến những bất cập, vướng mắc khi áp dụng; làm hạn chế phần nào chất lượng cơng tác XPVPHC NCTN nói chung và trên địa bàn thành phố Đơng Hà, tỉnh Quảng Trị nói riêng.

1.3.2. Tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Yếu tố tổ chức, bộ máy và cơ chế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Trong hoạt động thực hiện pháp luật, ý thức thể hiện, trước hết, ở việc các chủ thể có chức năng áp dụng pháp luật qn triệt, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của mình, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động thực

42

tiễn pháp luật thật sự đạt chất lượng, hiệu quả cao, khơi dậy ý thức, trách nhiệm chính trị của các chủ thể khác trong thực hiện pháp luật.

Muốn pháp luật được tôn trọng và thưc hiện nghiêm túc, mà cụ thể trong trường hợp này là việc phòng, chống các hành vi vi phạm hành chính NCTN đạt hiệu quả cao, thì cán bộ làm công tác XLVPHC phải là những người đi trước, gương mẫu thực hiện và có “năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của đảng pháp luật của nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân”. Khi ra quyết định XLVPHC NCTN, cơ quan thi hành, người có thẩm quyền ra quyết định, ngoài yếu tố pháp luật cũng cần phải lưu ý đến yếu tố chính trị của của địa phương tại thời điểm đó để đảm bảo vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và đạt hiệu quả cao, khơng nên q cứng nhắc; có những trường hợp để đảm bảo ổn định tình hình chính trị của địa phương, thì cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi ban hành quyết định xử phạt hoặc không ra quyết định xử phạt.

Tuy nhiên, kết quả của hoạt động XPVPHC không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ, cơ quan có thẩm quyền mà cịn lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các cơ quan co chức năng kiểm tra, giám sát. Một bản án không nghiêm minh, không đúng pháp luật, chưa thấu tình đạt lý thì hậu quả giải quyết ở giai đoạn thi hành vô cùng khó khăn, phức tạp; ngồi ra hiệu quả hoạt động còn phụ thuộc cả vào sự phối của các cấp, các ngành hữu quan, sự đồng tâm, hợp lực của cả hệ thống chính trị tại địa phương, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, thì cơng tác XLVPHC NCTN mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, xứng đáng với sự mong đợi của người dân cũng như toàn xã hội.

43

1.3.3. Phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực thi trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Để công tác XLVPHC NCTN được thực thi trên thực tế, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi trách nhiệm đóng vai trị rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, cũng chính vì thế mà các hành vi VPHC NCTN diễn ra phức tạp. Vì vậy, để cơng tác XLVPHC NCTN khơng những đạt hiệu quả cao, góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân mà cịn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương thì yếu tố con người thực thi nhiệm vụ cũng rất quan trọng. Bởi, nếu cơ quan, thủ trưởng cơ quan và người có thẩm quyền trong cơng tác XLVPHC NCTN phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình; nghiêm minh trong phát hiện và xử phạt các hành vi XLVPHC NCTN, thì sẽ đấu tranh, phòng ngừa được các hành vi vi phạm NCTN góp phần tháo gỡ khó khăn, khơi thơng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nâng cao an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN thơng qua việc xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

1.3.4. Ý thức thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của người chưa thành niên

Người chưa thành niên ở lứa tuổi này còn non nớt về kiến thức xã hội và ý thức pháp luật, những hiểu biết cũng như những nhận thức và quan niệm về pháp luật của người chưa thành niên chưa được hoàn thiện hoặc hành vi lệch lạc theo cách chủ quan của họ. Sự nhận thức sai lệch trong pháp luật của người chưa thành niên là họ cho rằng những yêu cầu và những điều cấm kị chỉ được quy định trong luật và mang tính hình thức cịn những hành động của họ chỉ căn cứ vào nhu cầu cuộc sống. Họ cứ đinh ninh nghĩ rằng những hành vi của mình là hợp pháp là đúng để bảo vệ quyền lợi bản thân. Ở tuổi

44

chưa thành niên những tiền đề cơ bản của một nhân cách hoàn chỉnh đang dần hình thành và là cơ sở chọn sự phát triển của các em đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, sự biến đổi này đơi khi mang tính chất phá vỡ tận gốc những đặc điểm, những hứng thú và quan hệ đã có từ trước. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này các em rất tị mị, hiếu động có xu hướng tìm kiếm khám phá những cái mới lạ, hay bắt chước nên rất dễ bị lơi cuốn vào các trị chơi vơ bổ thậm chí những hậu quả lớn hơn nếu lí trí khơng đủ để làm nền tảng tinh thần cho các em.

Tuổi chưa thành niên là tuổi đang hình thành “cái tơi”, là lứa tuổi biểu hiện ý thức cá tính của mình rất rõ nét. Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở tuổi thành niên là tính tích cực, mạnh mẽ của bản thân nhằm lĩnh hội các chuẩn mực nhất định, sự hăng hái sơi nổi nhiệt tình trong học tập, trong hoạt động xã hội, trong việc xây dựng mối quan hệ với người lớn và bạn bè nhằm xây dựng nhân cách cho bản thân. Ngồi những tác động tích cực trên thì do ảnh hưởng tâm sinh lí nên cũng có những hạn chế tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm và ý chí của các em như tính hung bạo, e thẹn, dễ cáu giận. Ở tuổi chưa thành niên những tiền đề cơ bản của một nhân cách hoàn chỉnh đang được tạo thành và là cơ sở cho sự phát triển của các em đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, sự biến đổi trong thời kì này là vơ cùng quan trọng.

1.3.5. Các bảo đảm về điều kiện vật chất, kỹ thuật

Do tính chất của hoạt động XLVPHC trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của NCTN, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến hành vi VPHC, mỗi lĩnh vực đều có những quy định riêng, đặc thù riêng. Để xác minh, truy tìm tài sản của NCTN VPHC là việc làm không đơn giản đối với các cán bộ, công chức thực thi trách nhiệm, chưa kể đến những khó khăn từ phía các đương sự, do những đối tượng này không hợp tác với các cơ quan chấp pháp (tẩu tán, che giấu tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm, thậm chí là chống đối quyết liệt trong quá trình tác nghiệp). Vì vậy, đảm bảo các điều kiện về cơ sở

45

vật chất, công cụ phương tiện phục vụ công tác này là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XLVPHC NCTN.

Điều kiện phương thiện thực thi nhiệm vụ ở đây không chỉ là đơn thuần là cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn là điều kiện về cơ sở pháp lý, chế tài hành chính để bảo vệ cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.

46

Tiểu kết chương 1

Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn, nội dung chương 1 tập trung vào phân tích các khái niệm, đặc điểm và nội dung chung nhất về người chưa thành niên và và những vấn đề lý luận tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Những kiến thức, hiểu biết trong chương 1 này sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích sâu hơn thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên mà cụ thể trên thực tiễn địa bàn thành phố Đông Hà trong các chương 2.

47 Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Vị trí địa lý và tình hình dân số

Thành phố Đơng Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và khoa học của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Do Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía bắc 93 km. Phía Nam giáp huyện Triệu Phong cách thành phố Huế về phía nam 70 km. Phía Đơng giáp huyện Do Linh và một phần Triệu Phong, cách cảng Cửa Việt về phía đơng 16 km. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo về phía tây 83 km. Vị trí này cho phép Đơng Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động Phật giáo ở Đông Hà không bị ảnh hưởng nhiều nên Phật giáo từ Lào, Thái Lan và các địa phương lân cận.

Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến 20/6/2018 gồm 22.655 hộ với 93.919 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đơng Hà đã được Chính phủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh. [9]

48

Bản đồ thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh Quảng Trị, những năm qua tại thành phố Đông Hà, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đơ thị thay đổi nhanh chóng. Đơng Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học,

49

kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành phố Đông Hà.

Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đơ thị, các lĩnh vực văn hố - xã hội đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hố thơng tin, thể dục thể thao phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phịng được giữ vững, an tồn - trật tự xã hội được đảm bảo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình qn 12,4%/năm, cơng nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm. Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp năm 2010 là 69,6 - 26,8 - 3,6 % đến năm 2017 là 64,0/34-35 /1-2 %.

Trong 5 năm 2012-2016: Tổng thu ngân sách nhà nước là 586,7 tỷ đồng; bình quân hàng năm tăng 16,5%/năm; Tổng chi ngân sách Nhà nước là 566,5 tỷ đồng, trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển chiếm 34%, chi thường xuyên chiếm 46%, chi ngân sách phường và chi khác chiếm 20%.

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, đến năm 2017 đạt trên 43 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đến cuối năm 2017 còn 2,37%. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ được đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42%. Tạo việc làm mới hằng năm cho 1.900 lao động. Tỷ lệ thất

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)