36
thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy khơng có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn [7].
Đây là nguyên tắc xử lý chung cho người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện mục đích, quan điểm của Nhà nước ta trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm là để giáo dục, giúp các em sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội chứ khơng đề cập trực tiếp đến mục đích trừng trị. Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở lý luận về đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên do các em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lý cũng như nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế. Tuy nhiên, người chưa thành niên lại có tính thích nghi cao, dễ thay đổi, thêm vào đó là ý thức phạm tội chưa sâu sắc nên khả năng cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ trở thành những cơng dân lành mạnh là hồn tồn có thể. Ngồi ra, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi vi phạm của người chưa thành niên phần lớn do mơi trường sống trong đó có một phần lớn trách nhiệm của gia đình và xã hội. Vì vậy, việc quyết định các biện pháp xử phạt hay áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống cũng như giúp đỡ các em nhận ra sai lầm từ đó sữa chữa sai lầm của mình là chủ yếu.
Khi xử lý vi phạm hành chính việc bảo đảm các lợi ích của người chưa thành niên phải được đưa lên hàng đầu. Mặc dù, các em là những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng mục đích khi xử lý người chưa thành niên như đã nói trên là nhằm giáo dục và giúp đỡ các em nhận ra sai lầm nên khi áp dụng các biện pháp xử phạt hay các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên cũng phải đảm bảo những quyền cơ bản mà các em