7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực
1.3.1. Yếu tố kinh tế
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chứng thực của cá nhân và tổ chức là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, tổ chức và nhu cầu quản lý của chính nhà nước. Nhu cầu này đang tăng lên do sự mở rộng và phát triển của mối quan hệ pháp lý làm cho khối lượng yêu cầu chứng thực tăng lên về số lượng và độ phức tạp của chứng
28
thực. Điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thực thi pháp luật chứng thực và phát triển khoa học pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật về chứng thực.
Cụ thể, kinh tế - xã hội quận Hồn Kiếm có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì người dân sẽ tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành; đồng thời, khi kinh tế phát triển, các điều kiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến với người dân, có như vậy hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực nói riêng của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các chủ thể cũng trở nên tự giác và chủ động hơn. Ngoài ra, kinh tế phát triển, nhu cầu thực hiện các hợp đồng, giao dịch cần có giấy tờ chứng thực ngày càng tăng. u cầu, địi h i các chủ thể có thẩm quyền chứng thực phải nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ để xử lý nhanh, chính xác, chất lượng các yêu cầu chứng thực của người dân; đồng thời, nâng cao tính cảnh giác trước những cám dỗ của những hành vi trái pháp luật chứng thực.