Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 36 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực

1.3.3. Yếu tố pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật về chứng thực hoàn thiện thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự có hiệu quả, chính xác hơn. Pháp luật cụ thể, chi tiết là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ chứng thực thực hiện và là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật chứng thực khi cần thiết. Với các quy định đầy đủ cụ thể trong các quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành là những yếu tố bảo đảm rất quan trọng để các chủ thể biết và thực hiện, đồng thời tránh được sự tùy tiện trong quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực.

Hiện nay, các quy định của pháp luật về chứng thực không chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật như Nghị định 23/2015/NĐ-CP mà còn được quy định trong rất nhiều các văn bản luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Cơng chứng... Một số văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cịn chưa đồng bộ, gây chồng chéo, gây khó khăn cho người có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực. Dẫn đến tác động không nh đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chứng thực có những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ, nên việc thực hiện pháp luật về chứng thực khơng ổn định, các quy trình, thủ tục, hồ sơ thay đổi, gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Ngoài ra, sự phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan có liên quan khơng thống nhất làm ảnh hưởng đến việc chứng thực của người dân.

Chẳng hạn, ở quận Hoàn Kiếm, chất lượng của văn bản pháp luật về chứng thực tại quận phụ thuộc vào trình độ hoạch định chính sách, xây dựng

31

và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do trình độ lập pháp của các cơ quan cịn có những hạn chế dẫn tới việc các quy định ban hành ra còn thiếu khoa học, khả thi, phù hợp với thực tế, nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật cũng còn hạn hẹp.

1.3.4. Năng lực, trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền thực hiện chứng thực

Năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực

thể hiện ở khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính xác, đầy đủ. Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực của chủ thể có thẩm quyền (cán bộ,

cơng chức) chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của mỗi cán bộ, công chức trong việc sử dụng các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hồn thành cơng việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định. Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực không chỉ bao gồm các yếu tố như trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp hài hịa các yếu tố đó trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Các chủ thể có thẩm quyền thực thi pháp luật về chứng thực cần thể hiện sự thành thạo trong cơng việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, giấy tờ hình thức. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cơ quan và cán bộ trong giải quyết thủ tục chứng thực có thể dẫn đến sự khơng hài lịng của người dân khi họ có yêu cầu chứng thực. Hiện nay, yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính địi h i các cán bộ, cơng chức thực hiện pháp luật về chứng thực phải vừa chuyên nghiệp trong cơng việc, vừa phải có thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật tích cực trong cung ứng dịch vụ hành chính cơng về chứng thực nhằm đem lại sự hài lòng cho người dân.

32

1.3.5. Trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác chứng thực

Các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về cơng tác chứng thực có vai trị vơ cùng quan trọng, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực của các địa phương. Để bảo thực hiện pháp luật về chứng thực, các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm cũng như việc thực thi trên thực tế đúng trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác chứng thực có ý nghĩa quan trọng. Nếu khơng có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn với nhau ở các cơ quan liên quan đến việc quản lý nhà nước về chứng thực sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, hiệu quả chất lượng công vụ không đảm bảo.

Chẳng hạn, ngay sau khi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được ban hành Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp, tham mưu, tổ chức triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để thống nhất thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận Hồn Kiếm nói riêng như: ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai, tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực cho công chức thực hiện công tác chứng thực, tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin trong hoạt động chứng thực. Phịng Tư pháp quận Hoàn Kiếm tổ chức triển khai, tập huấn nghiệp vụ chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ thực hiện chứng thực ở các phường để đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật về chứng thực. Chính sự phối hợp nhịp nhàng và đúng trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là yếu tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận.

33

1.3.6. Cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực

Thực hiện pháp luật về chứng thực địi h i có các điều kiện trang thiết bị

vật chất - kỹ thuật phù hợp. Vì thế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện pháp luật về chứng thực được hiệu quả. Để việc thực hiện pháp luật về chứng thực của các chủ thể có thẩm quyền được nhanh chóng, thuận lợi, đem lại sự hài lòng cho người dân, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chứng thực theo hướng xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu chứng thực áp dụng chung trên phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (phục vụ lưu trữ thông tin chứng thực hợp đồng giao dịch, kết nối với các phần mềm chuyên ngành có liên quan như: công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm…) là rất cần thiết. Điều này giúp tăng cường hiệu quả, chất lượng khi thực hiện pháp luật về chứng thực, đảm bảo sự chính xác khi chứng thực, đặc biệt là chứng thực hợp đồng, giao dịch, hạn chế rủi ro, tranh chấp xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác chứng thực. Trong điều kiện hiện nay việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, nhanh chóng áp dụng chính phủ điện tử là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về chứng thực đạt hiệu quả cao.

34

Tiểu kết chƣơng 1

Thực hiện pháp luật về chứng thực là q trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật chứng thực đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, hạn chế, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về chứng thực.

Thực hiện tốt pháp luật về chứng thực góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần khẳng định các giá trị xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện pháp luật về chứng thực chịu ảnh hưởng của các yếu tố gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực, năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực, cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực.

35

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của quận Hồn Kiếm có tác động đến thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng. Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sơng Hồng, bên kia sơng (phía Đơng) là quận Long Biên. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch. Đó là một ưu thế đặc biệt của quận Hoàn Kiếm mà khơng phải quận nào cũng có thể có được.

Điều kiện tự nhiên nêu trên cũng có tác động đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ở chỗ người dân thuận lợi trong việc lựa chọn các địa điểm để thực hiện việc chứng thực giấy tờ của mình. Họ có thể dễ dàng di chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn hoặc sang các quận khác đối với các văn bản không yêu cầu phải chứng thực tại nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên, cùng với sự thuận lợi của người dân thì các chủ thể thực hiện chứng thực có thể gặp khó khăn khi nhiều người dân có nhu cầu chứng thực, nhất là lại tập trung đến chứng thực vào cùng một thời điểm.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên

36

địa bàn toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phịng đại diện nước ngồi, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tơn giáo. Do đó, Hồn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố Hà Nội. Dân số thống kê năm 2019 khoảng 160.000 người/km2, dân số đông đúc, chủ yếu là dân cư từ nơi khác đến.

Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại Quận, Hồn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế - tài chính. Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp - một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế. Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trị trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, quận Hồn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên đã có tác động tích cực tới việc thực hiện pháp luật chứng thực trên địa bản quận Hoàn Kiếm. Điều này thể

hiện ở ý thức pháp luật của người dân trong tuân thủ pháp luật chứng thực khá tốt. Các giao dịch kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ địi h i các văn bản có chứng thực đều được các tổ chức, cá nhân tuận thủ nghiêm túc. Người dân cũng tích cực tìm hiểu và thực hiện đúng các hướng dẫn về quy trình, thủ tục chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá nhanh của quận Hoàn Kiếm khiến nhu cầu giao dịch của nhân dân ngày càng tăng lên. Sự phát triển mạnh của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở hành chính, sự nghiệp, các tổ chức hội trên địa bàn quận cũng khiến nhu cầu giải quyết các giấy tờ hành chính là rất lớn, trong đó nhu cầu về chứng thực chiếm vị trí khơng nh . Đây là một vấn đề mà Ủy ban nhân dân quận Hồn Kiếm nói chung và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn

37

quận Hồn Kiếm nói riêng cần lưu tâm để có thể nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại địa phương.

Chẳng hạn, khi nhu cầu chứng thực giấy tờ dồn dập trong thời gian ngắn trong khi số cán bộ có thẩm quyền chứng thực có hạn nên áp lực thời gian và h i chun mơn, nghiệp vụ chính xác trong cơng tác chứng thực có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ của cán bộ trong thực hiện pháp luật về chứng thực, có thể dẫn đến trường hợp vơ ý hoặc cố ý làm sai.

Hoặc do dân cư trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đa dạng, nhiều người từ các tỉnh khác đến hoặc khách nước ngoài tạm trú nên ý thức pháp luật của người dân có thể rất khác nhau và mức độ hiểu biết pháp luật về chứng thực cũng khác nhau dẫn đến việc tuân thủ pháp luật về chứng thực của người dân cũng khác nhau. Nhiều người dân lao động có thể vẫn mang theo thói quen phong tục tập quán ở quê nhà, theo kiểu thân quen, lệ làng với suy nghĩ là chỉ cần mang bản phô tô ra Ủy ban nhân dân mà không mang theo bản chính cũng chứng thực được, do đó, ảnh hưởng khơng nh tới quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực và cần phải có những biện pháp triển khai thích hợp để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về chứng thực.

2.2. Kết quả thực hiện pháp luật chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (từ 2018-2020)

2.2.1. Thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Thứ nhất là xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực đã được Chính phủ và các Bộ, HĐND, UBND thành phố, Sở ban hành, trong 3 năm qua, Phịng Tư pháp quận Hồn Kiếm đã tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân quận xây dựng và ban hành Quyết định số 2654/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 ban hành

38

Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm.

Quy chế này quy định về công khai thông tin và cung cấp thông tin theo

yêu cầu của công dân thuộc phạm vi, trách nhiệm cung cấp thông tin của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

Quy chế này áp dụng đối với yêu cầu cung cấp thông tin của người nước

ngoài cư trú tại Việt Nam; yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thông qua tổ chức, đồn thể, doanh nghiệp. Nó giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp

khi thực hiện chứng thực mà có những vấn đề cịn vướng mắc, có thể u cầu cung cấp thơng tin và thực hiện việc chứng thực được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Ngồi ra Phịng tư pháp cũng tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng và ban hành một số văn bản về công tác chứng thực như:

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 36 - 78)