Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật về chứng thực

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật về chứng thực

Nâng cao hiệu quả của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trị rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp người dân; là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để pháp luật chứng thực đi vào đời sống thực tiễn, nâng cao văn hóa pháp lý tiến bộ cho người dân. Trong thời gian tới cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính

quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.

76

Hai là, chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng thực nói riêng. Phải xác định xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị tốt là yếu tố hàng đầu để đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về chứng thực. Đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác tun truyền pháp luật. Chủ thể có kiến thức pháp lý vững chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì quá trình chuyển tải kiến thức pháp lý sẽ thuận lợi. Cần tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục có lịng nhiệt tình, say mê với cơng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Ba là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục

pháp luật theo hướng thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn từng địa phương để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo các quy định của pháp luật chứng thực vào đời sống. Xác định rõ nội dung tuyên truyền tới từng đối tượng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng thực. Đối với cán bộ, công chức, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiểu biết các quy định pháp luật về chứng thực trước tiên là đội ngũ trực tiếp thực hiện hoạt động chứng thực, đội ngũ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng thực. Tiếp theo là tuyên truyền phổ biến đến tất cả cán bộ, công chức ở các ngành, các vị trí thơng qua việc đào tạo, phổ biến giáo dục tại cơ quan, đơn vị một cách thường xuyên, với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện công việc của từng cấp, từng cơ sở, khu vực địa bàn hoạt động; kết hợp cả đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng.

77

Đối với nhân dân trên địa bàn quận Hồn Kiếm, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, cơng tác hịa giải ở cơ sở, hoạt động câu lạc bộ pháp luật mà bằng những cách thức khác như tọa đàm, buổi nói chuyện, cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu h i đáp, tờ gấp, tờ rơi, panơ, áp phích, khai thác, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp luật,... để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực chứng thực và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trong đó có các nội dung pháp luật về chứng thực tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đối với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ tư vấn tại trụ sở mà cịn đến các thơn xóm, cụm dân cư, tư vấn lưu động hoặc thông qua các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện pháp luật về chứng thực

Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương muốn tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực tại quận Hoàn Kiếm,

Ủy ban nhân dân quận mà trực tiếp là Phòng Tư pháp cần tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về nghiệp vụ kịp thời, đúng quy định để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động chứng thực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật chứng thực, người thực hiện chứng thực phải nắm bắt và hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực

78

này. Đồng thời, cần thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức pháp luật mới liên quan. Quán triệt, triệt khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa cơng sở; cụ thể hóa trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cần xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, cơng chức; sắp xếp cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực, chun mơn để thực hiện các nhiệm vụ về chứng thực nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về chứng thực được nâng cao hiệu quả.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chứng thực, triển khai thực hiện tốt quy định về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cũng cần có chính sách động viên, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)