7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực
3.1.1. Thực hiện pháp luật về chứng thực phải thực hiện đồng bộ các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật kiện bảo đảm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật về chứng thực phụ thuộc vào các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bao gồm mức độ hoàn thiện pháp luật chứng thực, các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật chứng thực, điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trước hết hệ thống quy phạm pháp luật về chứng thực khi đã ban hành sẽ là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự tác động của hệ thống các quy phạm pháp luật về chứng thực không phải là sự tác động riêng rẽ, độc lập mà tổng một tổng thể những mối liên hệ và sự ràng buộc nhất định. Hệ thống pháp luật Việt Nam rất phong phú, đa dạng, có thể nói lĩnh vực nào của cuộc sống cũng được điều chỉnh bằng luật pháp: từ đất đai, nhà ở, hợp đồng, giao dịch, tuyển dụng, tuyển sinh… Do đó, có thể nói, pháp luật chứng thực có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các văn bản trong hệ thống pháp luật, đặc biệt pháp luật về về dân sự, đất đai, nhà ở, hơn nhân và gia đình.
Ngồi việc hồn thiện pháp luật về chứng thực cịn bảo đảm sự đồng bộ của việc tổ chức thực hiện pháp luật, kiện toàn tổ chức hoạt động nâng cao năng lực trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, cơ quan quản lý nhà nước, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cơng tác chứng thực...
73
thực thi pháp luật
Thực hiện pháp luật về chứng thực trước hết nhằm bảo đảm thực thi pháp luật về chứng thực. Muốn vậy, các văn bản quy phạm pháp luật chứng thực phải có tính khả thi cao. Đây là một u cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản luật đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, không thấp hơn và cũng khơng cao hơn trình độ phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ; phải điều chỉnh và định hướng hành vi của con người phù hợp với quy luật của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân thì mới được xã hội chấp nhận, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự nguyện thực hiện. Đồng thời, các quy phạm pháp luật phải có bộ máy thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý hành vi vi phạm và có đủ ngân sách, kinh phí để thực hiện. Ngồi ra, các quy phạm pháp luât về chứng thực cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong thực hiện các quy định của luật. Cuối cùng, một trong những yêu cầu cũng rất quan trọng để bảo đảm tính khả thi của luật là các quy định pháp luật về chứng thực phải minh bạch, cụ thể, rõ ràng, chi tiết, có khả năng thi hành ngay mà khơng cần phải chờ quá nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
3.1.3. Thực hiện pháp luật về chứng thực phải gắn liền với thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp cách hành chính, cải cách tư pháp
Chứng thực là một hoạt động và là một thủ tục hành chính chủ yếu được thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực là yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vừa là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Có thể xem mối
74
quan hệ giữa tăng cường thực hiện pháp luật về chứng thực với cải cách hành chính, cải cách tư pháp là mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ, có sự tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, toàn diện, tránh được sự mâu thuẫn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, chắp vá, bị động, nặng về giải pháp tình thế trong quá trình thực hiện cải cách. Do đó, thực hiện pháp luật về chứng thực cần gắn liền với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thể hiện trong những vấn đề sau:
Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực, gắn việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương.
Đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng của công dân đến cơ quan hành chính nhà nước. Sự tiếp cận dễ dàng thể hiện qua việc quy định rõ ràng về quyền hạn của công dân trong việc được thực hiện chứng thực và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc chứng thực. Tiếp đến, sự tiếp cận dễ dàng còn phải được thể hiện qua việc công khai các chỉ dẫn cho người dân khi đến yêu cầu chứng thực, niệm yết rõ rang, công khai các thủ tục hành chính và thời hạn giải quyết từng loại việc chứng thực. Người có trách nhiệm chứng thực phải có thái độ hịa nhã, lịch sự, chu đáo.
Cần xây dựng một quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chứng thực một cách hợp lý, khoa học giảm bớt đầu mối và mang tính ổn định. Quy trình tiếp nhận hồ sơ được xây dựng thích hợp cho từng loại việc chứng thực tùy theo mức độ đơn giản và khác nhau, từ đó, giới hạn thời gian giải quyết một cách khoa học, tránh tình trạng kéo dài đối với việc giải quyết những hồ sơ đơn giản, rõ ràng. Đảm bảo đơn giản hóa, quy chuẩn hóa, cơng khai, minh bạch quy trình thực hiện chứng thực, góp phần đá ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của tổ chức và công dân.
75
Đề cao trách nhiệm của công chức chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực trước nhân dân, nâng cao trách nhiệm trong thực thi công việc và đạo đức công vụ của công chức thực hiện chứng thực, khẳng định vai trò và trách nhiệm của chính quyền trong việc tổ chức thực hiện chứng thực cho người dân.
Đảm bảo nguyên tắc pháp chế, công khai, minh bạch trong quản lý của nhà nước, phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường vai trò của người dân trong giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động chứng thực.