Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 31)

1.2.1.2 .Các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

1.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đƣợc quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định 16/2022/NĐ-CP (thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP) cụ thể nhƣ sau: [29], [14]

Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm chỉ đƣợc xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trƣờng hợp hành vi vi phạm vƣợt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.

Khi áp dụng hình thức xử phạt tƣớc quyền sử dụng giấy phép xây dựng, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề, ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải thơng báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng.

Trƣờng hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều ngƣời thì việc xử phạt vi phạm hành chính do ngƣời thụ lý đầu tiên thực hiện.

Thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trƣờng hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức.

a) Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng - Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

b) Thẩm quyền xử phạt của Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

c) Thẩm quyền xử phạt của Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. d) Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng - Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. e) Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng - Cảnh cáo.

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. f) Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã

Quyết định đình chỉ thi cơng xây dựng, quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với cơng trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý.

Tổ chức thực hiện cƣỡng chế tất cả các cơng trình xây dựng vi phạm theo Quyết định cƣỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.

Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng vƣợt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định g) Thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp huyện

Quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với cơng trình xây dựng iv phạm do UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng mà cơng trình đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi cơng xây dựng.

Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thực hiện cƣỡng chế phá dỡ những cơng trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

h) Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. i) Thẩm quyền của Cơng an nhân dân

Ngƣời có thẩm quyền xử phạt thuộc Cơng an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở ngƣời thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính.

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

- Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác theo quy định.

Bảng 1.1: Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng STT Chủ thể Cảnh cáo Phạt tiền Tƣớc quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề có thời hạn Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

1 Thanh tra viên xây dựng x

Đến 1 triệu đồng x 2 Trƣởng đoàn Thanh tra Sở Xây dựng x Đến 100 triệu đồng x x 3 Trƣởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng x Đến 500 triệu đồng x x 4 Chánh thanh tra Sở Xây dựng x Đến 100 triệu đồng x x

5 Chánh thanh tra Bộ Xây dựng x Đến 1 tỷ đồng x x 6 Chủ tịch UBND cấp xã x Đến 10 triệu đồng x 7 Chủ tịch UBND cấp huyện x Đến 200 triệu đồng x x 8 Chủ tịch UBND cấp tỉnh x Đến 1 tỷ đồng x x 9 Công an nhân dân Đến 5 triệu đồng 1.2.3. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Trình tự XPVPHC trong lĩnh vực xây dựng gồm các bƣớc: Phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt, tổ chức cƣỡng chế.

Bước 1. Phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính

Ngƣời có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP khi phát hiện hành vi xây dựng khơng phép, sai phép thì kịp thời lập biên bản VPHC.

Biên bản đƣợc lập thành ít nhất 02 bản, phải đƣợc ngƣời lập biên bản và ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trƣờng hợp ngƣời vi phạm khơng ký đƣợc thì điểm chỉ; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trƣờng hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những ngƣời đƣợc quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì ngƣời lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trƣờng hợp

vi phạm hành chính khơng thuộc thẩm quyền hoặc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của ngƣời lập biên bản thì biên bản phải đƣợc chuyển ngay đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản cịn đƣợc gửi cho cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó. [29,tr.57]

Đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép thì hầu hết mức phạt sẽ từ 10-20-30-50 triệu đồng, tùy thuộc vào loại hình cơng trình xây dựng. Cơng chức chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phƣờng chịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, cùng tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử phạt báo cáo với Chủ tịch UBND phƣờng và thanh tra xây dựng quận chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản.

Thanh tra xây dựng quận đƣợc phân công theo dõi đảm bảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và h trợ tổ công tác của phƣờng lập biên bản để xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.

Bước 2. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính nếu thuộc thẩm quyền thì ngƣời lập biên bản VPHC ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu vƣợt thẩm quyền thì phải chuyển hồ sơ tới ngƣời có thẩm quyền để xử phạt. Trƣờng hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi VPHC. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trƣờng hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Ngƣời có thẩm quyền XPVPHC phải ra quyết định XPVPHC trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đối với vụ việc thuộc trƣờng hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản

[29,tr.62-63]. Vì vậy, thời hạn ban hành quyết định xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở, cơng trình không phép, sai phép tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC.

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì: ngƣời có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trƣớc khi ra quyết định xử phạt, trừ trƣờng hợp cá nhân, tổ chức khơng có u cầu giải trình trong thời hạn quy định. Do đó, thời hạn ban hành quyết định xử phạt phải sau khi hết thời gian giải trình (hết 5 ngày nếu giải trình bằng văn bản, 2 ngày nếu giải trình trực tiếp) và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC.

Bước 3. Thi hành quyết định xử phạt

Sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, ngƣời có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. [29,tr.65]

Cơ quan, tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc để cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền phạt cũng nhƣ biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc ghi trong quyết định.

Đối với cơng trình đang xây dựng bị xử phạt thì: Hết thời hạn quy định mà cá nhân, tổ chức vi phạm khơng xuất trình giấy phép xây dựng đƣợc cấp hoặc đƣợc điều chỉnh thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra thơng báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thơng báo (tính theo dấu bƣu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm. Đối với cơng trình đã xây dựng

xong bị xử phạt thì: Hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức khơng chấp hành thì ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định cƣỡng chế để cƣỡng chế thu tiền phạt và cƣỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm.

Bước 4. Tổ chức cưỡng chế

Cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khơng tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định. Sau khi ban hành quyết định cƣỡng chế thu tiền phạt, cƣỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm thì phải gửi ngay cho cá nhân, tổ chức vi phạm để thi hành. Nếu hết thời hạn 15 ngày mà cá nhân, tổ chức không tự giác tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm thì ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định cƣỡng chế để cƣỡng chế thu tiền phạt và cƣỡng chế tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình vi phạm. [13,tr.3]

Nếu quá thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định cƣỡng chế mà cá nhân, tổ chức vi phạm không thi hành thì tổ chức cƣỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm. Trƣớc khi tổ chức cƣỡng chế thì ngƣời có thẩm quyền cần rà sốt lại tồn bộ hồ sơ xử phạt để đảm bảo việc lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, quyết định cƣỡng chế là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; nếu qua rà sốt có thiếu sót thì cần phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đảm bảo. Cần có thơng báo thời gian tổ chức thực hiện cƣỡng chế cho ngƣời bị cƣỡng chế biết. Xây dựng phƣơng án, kế hoạch cƣỡng chế để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia cũng nhƣ dự trù các tình huống có thể xảy ra để có phƣơng án xử lý kịp thời.[14]

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng lĩnh vực xây dựng

1.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực đô thị

Theo Luật Quy hoạch đơ thị năm 2020 thì đơ thị là: khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [33,tr.2-3]

Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nơng nghiệp; có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một nƣớc, một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện. Với đặc trƣng quy mô dân số lớn, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cƣ tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, đô thị trở thành trung tâm tổng hợp có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.

Đặc trƣng đông dân cƣ và tỷ lệ tăng dân số cao, diện tích đất giới hạn đa phần đã và đang trong quá trình xây dựng, thiết kế cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng. Diện tích đất trống ít, các vùng lõi tỷ lệ xây dựng đạt gần tối đa, vùng ngoại thành cũng đang có xu hƣớng đơ thị hóa nhanh, diện tích xây dựng cũng tăng cao. Đặc biệt, đối với những đô thị mới thành lập, cịn có sự xen kẽ giữa đất nơng nghiệp, sản xuất với đất ở.

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đô thị là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là lao động phi nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động cơng nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, so với nơng thơn thì đơ thị là vùng có kết cấu hạ tầng phát triển hơn, trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trƣờng tốt hơn. Dân cƣ ở đơ thị thƣờng có việc làm ổn định quanh năm khơng mang tính thời vụ nhƣ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; mức thu nhập cao dẫn đến đời sống, trình độ văn hóa, khoa học cơng nghệ ln đạt ở mức cao hơn trung bình của cả nƣớc.

hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)