Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

1.2.1.2 .Các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây

vực xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng xây dựng

Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất về công tác xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Hiện nay mới chỉ có Nghị định 139/2017/NĐ- CP (đã có Nghị định 16/2022/NĐ-CP thay thế) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và Thông tƣ 03/2018/TT-BXD hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đề tài tiếp tục sử dụng, đề cập đến Nghị định 139/2017/NĐ-CP cho phù hợp với mốc thời gian nghiên cứu). Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành cụ thể những văn bản lập quy về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, sát hợp với thực tiễn, để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý nhanh chóng, chính xác, nghiêm minh vi phạm, đảm bảo trật tự xây dựng trong xã hội. Đồng thời tách bạch hai hoạt động xử lý và xử phạm vi phạm hành chính để việc áp dụng pháp luật có đủ căn cứ và dễ dàng thực hiện. Cần hoàn thiện các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng riêng giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn và phân định chính xác khu vực đô thị và khu vực nơng thơn. Ví dụ: xã thuộc thành phố thuộc tỉnh trực thuộc trung ƣơng thì là khu vực đơ thị hay khu vực nông thôn.

Với mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cần tăng cao và áp dụng phƣơng thức tính tiền phạt lũy kế theo quy mơ và diện tích vi phạm. Các hành vi vi phạm về xây dựng nhƣ: thi công sai thiết kế, sai giấy phép xây dựng; đổ phế thải vật liệu xây dựng bừa bãi; vận chuyển vật liệu xây dựng không che chắn để rơi vãi ra đƣờng,... có thể dễ nhận thấy những hành vi này thuộc trƣờng hợp cố ý, dễ bị phát hiện vi phạm và gây ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ xung quanh. Mức phạt các hành vi vi phạm này cịn thấp, chƣa đủ tính răn đe các đối tƣợng vi phạm.

3.1.2. Kết hợp đồng bộ giữa quản lý xây dựng với quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng cấp phép xây dựng

Những n lực trong cơng tác đấu tranh, phịng chống và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đã tạo chuyển biến tích cực về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, góp phần đảm bảo trật tự đô thị. Tuy nhiên, theo những số liệu thống kê và đánh giá tình hình thực tế trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thì cơng tác này vẫn cịn có những mặt hạn chế. Nam Từ Liêm là một địa bàn rộng, tỷ lệ xây dựng cao khiến cho khối lƣợng công việc trong hoạt động quản lý lĩnh vực xây dựng lớn trong khi đó số lƣợng chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực quản lý xây dựng lại hạn chế, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý trong lĩnh vực xây dựng. Cần đề cao chất lƣợng hoạt động quản lý ngay từ bƣớc quy hoạch xây dựng đến các khâu thanh tra, kiểm tra. Điều này thể hiện ở ch , vẫn cịn tồn tại về cơng tác dự báo tình hình vi phạm, việc phối hợp thơng tin giữa các đơn vị thiếu tính chủ động, nhạy bén. Nhiều thời điểm, khi có thơng tin từ các cơ quan truyền thơng mới tiến hành kiểm tra, kiểm sốt nên hiệu quả chƣa cao...

Cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong quy hoạch đơ thị, đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra các vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Mọi hành vi vi phạm cần đƣợc phát hiện và phát

hiện kịp thời để cho quá trình quản lý, xử phạt, giải quyết vi phạm, khắc phục hậu quả đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, để giảm thiểu những vi phạm ngay từ bƣớc đầu thì hoạt động cấp phép xây dựng của phịng Quản lý đơ thị cần tiến hành thẩm tra chính xác, đầy đủ, đảm bảo mọi thủ tục pháp lý trƣớc khi chủ đầu tƣ, hộ dân tiến hành hoạt động xây dựng. Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý dự án công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận hàng năm, thống kê các vị trí, diện tích, thửa đất là đất nơng nghiệp hoặc đất sử dụng mục đích khác tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý.

3.1.3. Phát huy sự phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm kiểm tra và xử phạt các vi phạm

Trƣớc tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành, thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử phạt nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm pháp luật phải đƣợc phát hiện và xử phạt kịp thời; mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Nếu công tác này không đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, khơng đƣợc tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trị của pháp luật sẽ bị suy giảm. Đặc biệt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là hoạt động mang tính đa dạng, phức tạp và có sự tinh vi, địi hỏi cần có sự phối kết hợp ăn ý, chủ động của các cơ quan liên quan và kể cả với ngƣời dân trên địa bàn mới đem lại hiệu quả cao cho hoạt động quản lý.

3.1.4. Nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật của người dân pháp luật của người dân

Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào thì ý thức pháp luật của cán bộ, công chức - ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân - ngƣời thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hƣởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật

chỉ có thể đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu nhƣ mọi ngƣời dân, trong đó có cán bộ, cơng chức hiểu và tơn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Tốt hơn cả việc xử phạt, răn đe làm gƣơng để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật chính là phịng, chống vi phạm pháp luật. Tức là ngăn chặn hành vi vi phạm trƣớc khi nó bắt đầu, điều này chính là mong muốn của mọi nhà quản lý. Nếu khơng có hành vi vi phạm thì sẽ không làm phát sinh hoạt động xử phạt, xử lý vi phạm, cũng khơng có hoạt động khắc phục hậu quả…. Nhƣ vậy, nếu ý thức pháp luật của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ cũng đạt đƣợc mức cao nhất. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của cả đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng góp phần tạo nên những hiệu úng tích cực cho hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)