9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1.3. SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
1.3.2. Yêu cầu về năng lực tiếng Anh bậc tiểu học
1.3.2.1. Đối với học sinh tiểu học
Về kiến thức: HS nắm được những kiến thức cơ bản, đơn giản, tối thiểu về tiếng Anh dùng trong giao tiếp, phù hợp với lứa tuổi thuộc bốn chủ điểm (Bản thân và bạn bè; Gia đình và hoạt động hàng ngày; Nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi; Thế giới quanh em). Ngoài ra, HS phải đạt kiến thức ngôn ngữ và hiểu biết về đất nước con người như:
(1) Ngôn ngữ:
- Ngữ âm: HS có thể phát âm các nguyên âm, phụ âm, nói đúng âm của từ, ngữ điệu của câu, trong đó nhấn mạnh đến các âm khó và các âm khơng có trong tiếng Việt. Việc phân bố nội dung ngữ âm phụ thuộc vào nội dung ngôn ngữ của từng chủ điểm;
- Từ vựng: Có thể sử dụng trên 120 đến 700 từ;
- Ngữ pháp: Từ pháp (Động từ chỉ hoạt động học tập, sinh hoạt hàng
ngày, vui chơi giải trí dùng trong các thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn và cấu trúc chỉ hoạt động trong tương lai; Danh từ chỉ người, con vật, đồ vật, nơi ở, thời gian, số đếm..danh từ số ít/nhiều, danh từ đếm
-18-
được/không đếm được; Đại từ nhân xưng, nghi vấn, chỉ định; Tính/đại từ sở hữu, tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, hình dáng, màu sắc, kích cỡ; Trạng từ chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, tần suất; Giới từ thời gian, địa điểm; Quán từ; Liên từ dùng trong câu ghép đơn giản); Cú pháp (Các câu đơn và câu ghép cơ bản, đơn giản; Câu hỏi; Câu mệnh lệnh)
(2) Hiểu biết về con ngƣời - đất nƣớc và nền văn hóa: Một số tên
riêng thường gặp của người bản ngữ; Tên một số nước, thành phố, biểu tượng, địa danh...nổi tiếng; Các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí như chào hỏi, giới thiệu, chào hỏi..của trẻ em một số nước nói tiếng Anh [Quyết định 50/2003/QĐ-BGDĐT, Ban hành chương trình mơn tiếng Anh và tin học ở bậc tiểu học, ngày 30-10-2003].
Về kỹ năng: Sau khi học xong chương trình tự chọn mơn tiếng Anh ở trường
tiểu học, HS có kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết, theo bốn chủ điểm (Bản thân và bạn bè; Gia đình và hoạt động hàng ngày; Nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi; Thế giới quanh em) và ưu tiên hai kỹ năng nghe và nói:
(1) Nghe: Nghe hiểu được các câu ngắn, đơn giản thuộc các chủ điểm
đã học; Nghe hiểu nội dung chính các đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, đơn giản trong phạm vi kiến thức chủ điểm đã học;
(2) Nói: Hỏi và trả lời được các câu ngắn, đơn giản về các chủ điểm đã
học; Sử dụng các từ và câu cơ bản đã học nói về bản thân, gia đình, nhà trường và hoạt động vui chơi (Quyết định 50/2003/QĐ-BGDĐT, 2003)
1.3.2.2. Đối với học sinh lớp 3
Về tổng quan, sau khi học xong chương trình tiếng Anh tiểu học, HS có thể đạt được trình độ tương đương Cấp độ A1 của khung tham chiếu Chung Châu Âu về Ngơn ngữ, cụ thể như: Có thể hiểu và sử dụng các kiểu diễn đạt quen thuộc hàng ngày và những cụm từ đơn giản nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân hoặc người khác, có thể hỏi và trả lời
-19-
các câu hỏi về thông tin cá nhân như người đó sống ở đâu, những người mà người đó biết và những thứ người đó có. Có thể giao tiếp một cách đơn giản với điều kiện người khác nói chậm, rõ ràng và sẳn sàng trợ giúp. Mặt khác, kết quả đạt được trong học tập ở trình độ tiếng Anh tiểu học của HS được chia thành 3 cấp độ tương đương với từng lớp như: Cấp độ 1 (A1.1) ứng với lớp 3, cấp độ 2 (A1.2) ứng với lớp 4, cấp độ 3 (A1.3) ứng với lớp 5. Đối với lớp 3, được thể hiện chi tiết các kỹ năng như sau (Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Dự thảo Chương trình tiếng Anh tiểu học, Hà nội, tháng 7 năm 2010):
- Nghe: Nghe và nhận biết các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản; nghe
hiểu và làm theo những chỉ dẫn rất đơn giản trong lớp học; Nghe hiểu và trả lời các câu hỏi rất đơn giản về các chủ đề quen thuộc được nói chậm và rõ ràng; Nghe hiểu các đoạn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc được nói chậm và rõ ràng;
- Nói: Nói được các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản; Hỏi và trả lời
các câu rất đơn giản về cá nhân và những người khác; Hỏi và trả lời các câu hỏi thường dùng trong lớp học; Sử dụng các từ và cụm từ rất đơn giản để nói về chủ đề quen thuộc (có sự trợ giúp);
- Đọc: Đánh vần chữ cái trong bảng chữ cái, chữ cái trong từ; Đọc hiểu
các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản; Đọc hiểu các câu ngắn, rất đơn giản; Đọc hiểu các bài rất ngắn và đơn giản về chủ đề quen thuộc;
- Viết: Viết các từ và cụm từ đúng chính tả; Điền thơng tin cá nhân vào
các mẫu rất đơn giản (tên, địa chỉ...); Viết các câu trả lời cho các câu hỏi rất đơn giản về chủ đề quen thuộc; Viết được một hoặc hai câu đơn giản về chủ đề quen thuộc.
1.3.2.3. Đối với giáo viên
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, GV dạy tiếng Anh cho HS tiểu học phải đạt trình độ bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngoài ra, GV dạy tiếng Anh ngoài việc biết về văn hóa của các nước nói tiếng
-20-
Anh mà cịn phải có khả năng sử dụng tài liệu, văn hóa học thuật viết bằng tiếng Anh phù hợp với cấp học để dạy tiếng Anh và có khả năng tổ chức quá trình dạy học, sử dụng phương pháp, kỹ thuật khác nhau để dạy 4 kỹ năng (http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/bo-gd-ra-5-tieu-chuan-cho-giao- vien-tieng-anh-c216a612306.html)
Mặt khác, chương trình tiếng Anh tiểu học được áp dụng cho các trường dạy học cả ngày và phải đảm bảo đủ thời lượng theo thiết kế của chương trình. Bên cạnh đó, phải đủ số lượng GV, GV phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành sư phạm tiếng Anh với trình độ năng lực tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của Khung tham chiếu Chung Châu Âu về ngôn ngữ (Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Dự thảo Chương trình tiếng Anh tiểu học, Hà nội, tháng 7 năm 2010)
1.3.3. Vai trò và vị trí của mơn Tiếng Anh trong các trƣờng tiểu học
Theo điều 7, mục 3 của Luật giáo dục, 2005 quy định: "Ngoại ngữ được quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”. Từ đó, ngoại ngữ được qui định trong chương trình giáo dục là ngơn ngữ sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Ở trường tiểu học, môn tiếng Anh là môn học chưa bắt buộc, tuy nhiên việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường phải đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả, hoạt động dạy và học ngoại ngữ là một hoạt động phức tạp, người học cần phải tái tạo lại một ngôn ngữ cụ thể.
Đồng thời, tiếng Anh cịn được xem là cơng cụ giao tiếp mới để người học tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến cũng như hiểu được các nền văn hóa từ các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, mơn học tiếng Anh cịn giúp HS hình thành được phẩm chất và phát triển nhân cách.
Thực hiện theo công văn số 2618/GDĐT-TH ngày 9 tháng 8 năm 2016 và công văn số 2511/GDĐT-TH ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục
-21-
và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn chun mơn Tiếng Anh cấp tiểu học, quy định chương trình mơn Tiếng Anh ở cấp TH được dạy từ lớp 1, các trường TH có thể thực hiện đồng bộ cho các khối lớp hoặc khác nhau tùy điều kiện của từng trường, cụ thể như sau:
+ Đối với tiếng Anh tự chọn được dạy 4 tiết/tuần + Đối với tiếng Anh đề án được dạy 4 tiết/tuần + Đối với tiếng Anh tăng cường được dạy 8 tiết/tuần + Đối với tiếng Anh tích hợp được dạy 8 tiết /tuần
Trong đó chương trình Tiếng Anh tự chọn sẽ kết thúc năm 2020; chương trình Tiếng Anh tích hợp được thực hiện từ năm học 2014 – 2015 với 4 tiết học mơn Tiếng Anh và 4 tiết cịn lại học các mơn Tốn và các mơn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; chương trình Tiếng Anh tăng cường học 4 tiết như chương trình Tiếng Anh đề án và 4 tiết cịn lại thực hiện các hoạt động như: Reading circle, Telling story, My passion for reading, Project based activities…
1.3.4. Các đặc điểm của phƣơng pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả cho học sinh tiểu học sinh tiểu học
Theo tác giả Sara Monsalve và Alexandra Correal (2006), việc tập trung vào tìm hiểu sự phát triển của giao tiếp tiếng Anh bằng lời và cách thức thể hiện vai trò của GV và thiết kế các hoạt động học tập giúp cho việc học tiếng Anh của HS 8-10 tuổi đạt kết quả tốt nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kĩ năng nói tiếng Anh của HS phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của GV trong việc thiết kế các chủ đề và hoạt động gần gũi với nhu cầu và hứng thú của HS. Mặt khác, việc xây dựng môi trường học tập phù hợp cũng giúp cho trẻ em nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh.
Ngồi ra, các đặc điểm của phương pháp dạy học tiếng Anh hiệu quả cho HS tiểu học:
-22-
-Tăng cường sự tương tác và tích cực hố người học: thông qua hành động HS tham gia sẽ giúp các em học được ngoại ngữ không chỉ trong lớp mà cịn mở rộng ra ngồi phạm vi lớp học.
-Các hoạt động dạy học giúp phát triển tiềm năng của HS: tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển mà HS có cách học ngoại ngữ khác nhau, do vậy cần tính tốn đến sự phù hợp của lứa tuổi và khả năng của HS khi giảng dạy ngoại ngữ.
-Các hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm: khi thiết kế các hoạt động dạy học GV cần tôn trọng hứng thú và nhu cầu của HS để các hoạt động học tập ấy thực sự gắn kết vào đời sống của HS.
-Các phương pháp chú trọng đến các yếu tố cảm xúc: HS có động cơ cao sẽ tích cực hơn trong hoạt động học tập và do vậy các em đạt được thành quả học tập tốt hơn.
-Các phương pháp dạy học tích hợp kiến thức mới và cũ của HS: bằng cách này HS trở nên hứng thú hơn với việc học vì tự mình có thể khám phá ra những điều mới mẻ dựa trên nền tảng những hiểu biết trước đó.
-Các phương pháp dạy học linh hoạt: dựa vào nhu cầu và tính cách của từng HS GV lựa chọn kỹ thuật, phương pháp và hoạt động cụ thể giúp cho việc học của các em đạt được kết quả tốt (Colombian National Education Ministry, 1999 dẫn theo Sara Monsalve và Alexandra Correal, 2006)
1.3.5. Sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh tiểu học luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh tiểu học
1.3.5.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh tiểu học là phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp, xem HS là chủ thể của quá trình dạy học và GV là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của HS. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp phải tuân theo 3 nguyên tắc: Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc dựa vào nhiệm vụ; Nguyên tắc sử dụng ngơn ngữ có ý nghĩa. Hoạt động dạy học cần được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú
-23-
với các hoạt động tương tác như: trị chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh. Được thực hiện dưới các hình thức hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm, các hoạt động được tiến hành thơng qua các chủ đề chủ điểm, tình huống giao tiếp hấp dẫn cả về nội dung và hình thức. HS được tham gia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức dưới sự hướng dẫn của GV. Bên cạnh đó, HS cần được luyện tập kết hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung vào 2 kỹ năng nghe và nói. GV cần tạo cơ hội tối đa cho HS sử dụng tiếng Anh trong lớp học. Tiếng Việt cần sử dụng hợp lý để HS có thể nắm vững kiến thức tiếng Anh nhanh hơn và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh có hiệu quả hơn ( dẫn theo Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Dự thảo Chương trình tiếng Anh tiểu học, Hà nội, tháng 7 năm 2010).
Theo đó, với phương pháp dạy học tích cực giúp người học có những hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. GV phải tổ chức giảng dạy thơng qua những trị chơi phù hợp, bài hát, hình ảnh trực quan sinh động, những tình huống giao tiếp hấp hẫn, những trao đổi theo cặp đôi.
1.3.5.2. Các quan niệm về phương pháp dạy học tích cực
Theo Crookes và Chaudron (1991) cho rằng, lớp học bị GV chi phối hết thời gian về các hoạt động, và thường xuyên nhận xét đánh giá HS, trong khi một lớp học theo hướng lấy người học làm trung tâm, HS sẽ được quan sát làm việc theo cá nhân hay theo các cặp và nhóm nhỏ, mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều có cơng việc cụ thể (Crookes & C.Chaudron, 1991).
Ngoài ra, theo tác giả Vũ Hồng Tiến (2007), phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo người học. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực cho người học chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy (Vũ Hồng Tiến, 2007).
Từ đó, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học chính là một trong những xu hướng dạy học lấy người học làm trung tâm sẽ giúp
-24-
người học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của cá nhân, trong đó có năng lực giao tiếp.
1.3.5.3. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
Theo Vũ Hồng Tiến (2007) đã đưa ra một số đặc điểm về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, cụ thể như sau:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: Người
học vừa là đối tượng của hoạt động “dạy”, và cũng là chủ thể của hoạt động “học” do GV tổ chức và chỉ đạo. Thơng qua đó, người học chủ động, tự học, tự khám phá những gì mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được GV sắp xếp. Được đặc vào những tình huống thực thế, người học trực tiếp quan sát, bàn bạc, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề. Từ đó, người học nắm bắt được kiến thức kỹ năng mới;
- Dạy học coi trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học: Phương pháp tự
học là phương pháp tích cực, nó khơng chỉ giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn giúp đạt được mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học có được kỹ năng, thói quen, ý chí tự giác học thì sẽ tạo cho họ niềm đam mê, sự hứng thú để học. Cho nên, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực;
- Dạy học theo hƣớng tăng cƣờng học tập cá nhân và phối hợp học