LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1 CHÂU PH

Một phần của tài liệu Trọn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 11 (Trang 42 - 43)

1. CHÂU PHI

- Lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. - Trình độ phát triển thấp hơn so với các châu lục khác.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước đã bị thực dân phương Tây nô dịch → phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra sơi nổi.

a. Q TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC

- Cuối thế kỉ XIX, khi kênh đào Xuy-ê được hoàn thành → các nước phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi cơ bản hoàn thành.

b. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

- Nguyên nhân: ách nô dịch tàn bạo của thực dân phương Tây → mâu thuẫn dân tộc sâu sắc.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe ở An-giê-ri (1830 - 1847). + Khởi nghĩa của Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng (1882 -1898). + Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. - Kết quả: hầu hết đều thất bại (ngoại trừ Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a). - Nguyên nhân thất bại: trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.

2. KHU VỤC MĨ LATINH

- Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và các quần đảo trên biển Ca-ri-bê.

- Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha → nhân dân Mĩ Latinh tiếp tục đấu tranh chống chính sách bành trướng của Mĩ.

a. ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN

- Thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt bị biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Trang 3 - https://thi247.com/ - Chế độ nô dịch tàn bạo của thực dân → phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi. - Đầu thế kỉ XIX, hầu hết các nước Mĩ Latinh thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. b. CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA MĨ ĐỐI VỚI MĨ LATINH

- Âm mưu

+ Biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau”. - Thủ đoạn

+ Dùng sức mạnh chính trị, ngoại giao để khống chế các nước Mĩ Latinh.  Đưa ra Học thuyết Mơnrô (1823).

 Thành lập tổ chức Liên Mĩ.

 Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao Đơla”.

+ Dùng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đất đai (xâm lược Đôminicana (1905), Mêhicô (1914 - 1916),...).

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì lục địa này có A. trình độ phát triển cao. B. vị tri địa lí thuận lợi.

Một phần của tài liệu Trọn bộ lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 11 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)