9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Vài nét về chương trình Ngữ văn 12
Ngữ văn là cách gọi tên môn học hiện hành của Việt Nam (từ THCS đến THPT). Trong thực tế từ trước tới nay, dù các văn bản chương trình có nhiều cách gọi như Văn học, Ngữ văn hay Văn học và Tiếng việt…thì nó vẫn thường được gọi tắt là mơn Văn. Và cho dù tên gọi thế nào thì cấu trúc nội dung của môn học này vẫn là 3 phần: tiếng việt, văn học và làm văn. Trong đó tiếng việt là phần cung cấp những kiến thức cơng cụ nền tảng để hình thành và phát triển năng lực đọc văn (tiếp nhận văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập văn bản)
Chương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên 3 mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu tiên là “cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam) phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mục tiêu thứ 2 là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ…Mục tiêu thứ 3 là bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu tiếng việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lịng tự hào dân tộc…
Hiện nay chương trình chuẩn Ngữ văn 12 gồm những phần sau: - Đọc hiểu
- Nghị luận xã hội - Nghị luận văn học
39
3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học nhóm theo hướng
phát triển NLHT
+ Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa tổ chức dạy học nhóm và phát triển NLHT
Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp tổ chức dạy học nhóm hướng vào phát triển NLHT cho HS phải được thiết kế sao cho đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển những tri thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được thông qua môn Ngữ văn, đồng thời những năng lực học tập nhóm của HS cũng ngày một phát triển nâng cao trong qua quá trình thực hiện các biện pháp.
+ Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữ vai trị chủ thể tích cực, tự giác và
độc lập của HS với vai trò chủ đạo của GV
Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp tổ chức dạy học nhóm hướng vào phát triển NLHT cho HS phải tạo ra được hứng thú, tâm thế tích cực hoạt động sao cho tập thể HS luôn trong trạng thái hợp tác, tranh đua sôi nổi và hoạt động khơng mệt mỏi để tìm tịi, khám phá tri thức với sự hướng dẫn, cố vấn, định hướng của GV. “Việc giảng dạy chỉ có hiệu quả khi GV giữ vai trò trong tổ chức điều khiển và
hướng dẫn HS học tập…, việc học tập chỉ có kết quả khi chính người học có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập” [19]
+ Đảm bảo tính phụ thuộc tích cực lẫn nhau của HS trong học tập
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT cho HS phải đảm bảo tính phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong học tập, HS phải nằm trong một mối quan hệ “cùng nổi hoặc cùng chìm”. Sự thành cơng hay thất bại, tính tích cực hay lười biếng của mỗi HS ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chung của nhóm. Trong nhóm, HS phải đồng sức, đồng lòng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. DH hướng vào tạo dựng được sự hợp tác giữa HS - HS. Có thể ví mỗi HS trong nhóm là một “mắt xích” trong một “vịng trịn”, nếu thiếu đi một “mắt xích” nào đều phá vỡ kết cấu của “vịng trịn” đó.
Khi xây dựng các biện pháp tổ chức dạy học nhóm theo hướng phát triển NLHT phải quán triệt từ việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ đến lựa chọn nội dung,
40
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức… sao cho các thành viên trong nhóm có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa phát triển năng lực học tập
nhóm và hiệu quả học tập
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp dạy học nhằm phát triển NLHT phải có mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NLHT và hiệu quả học tập của HS. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này hiệu quả học tập của HS phải được nâng cao và NLHT của HS được phát triển.
3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho HS THPT NLHT cho HS THPT
3.3.1 Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT NLHT
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đặc điểm của tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT và kế thừa một số các cấu trúc, các chiến lược và các bước chương trình hố DH theo hướng tổ chức học tập nhóm của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT gồm các giai đoạn và bước sau:
* Thiết kế các điều kiện chuẩn bị học tập hợp tác
- Hoạt động của giảng viên Bước 1: Tìm hiểu đối tượng
Tìm hiểu đặc điểm HS trước khi thực hiện các tiết dạy là công việc thường nhật của người GV, cơng việc này giúp GV có phương pháp tiếp cận đối tượng một cách đúng đắn và thành cơng nhất. Tìm hiểu đối tượng ở đây chính là hiểu biết về năng lực, thái độ, ý thức học tập, NLHT, hồn cảnh vùng miền, lối sống, chun ngành… hiện có của HS. Trên cơ sở đó GV sẽ xác định được mục tiêu, nhiệm vụ DH, cách chia nhóm, xây dựng mơi trường và có những biện pháp tác động hợp lý.
41
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra để làm tốt khâu này GV phải là người tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm, chịu khó và có những kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội.
Bước 2: Phân tích chương trình, nội dung, xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học, nội dung mơn học GV lựa chọn bài dạy có ưu thế trong việc thiết kế các nhiệm vụ tương tác cho HS. Sau khi lựa chọn được bài dạy, GV xác định mục tiêu bài học. Có 2 mục tiêu mà GV cần xác định rõ khi dạy một bài theo hướng phát triển NLHT. Một, mục tiêu về tri thức, thái độ, kỹ năng khoa học. Hai, mục tiêu về tổ chức hoạt động nhóm cần đạt được trong q trình học bài học đó.
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp tác cho từng nội dung bài học Căn cứ mục tiêu bài học, GV nghiên cứu nội dung và các tài liệu giảng dạy liên quan, lựa chọn những tri thức “uỷ thác” nó vào những nhiệm vụ hợp tác tạo ra những thách thức tư duy, nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của HS.
Nhiệm vụ hợp tác đòi hỏi phải chứa đựng những tri thức trọng tâm xoay xung quanh bài học. Đặc biệt phải rõ ràng, cụ thể, có tính gợi mở, khơng gị bó phù hợp với bài học và thời gian, không gian, kế hoạch học tập.
Cần chú ý khi thiết kế nhiệm vụ hợp tác phải đạt được yêu cầu có mức độ khó đối với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và địi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên. Đồng thời phải xác định được đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm và dự kiến các tiêu chí đánh giá để đảm bảo tính cơng bằng, khách quan và tạo động lực cho các nhóm hợp tác hoạt động.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật DH và dự kiến thành lập nhóm PPDH, kỹ thuật dạy học là cách thức hoạt động của thầy - trò để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ bài học. Sau khi xác định mục tiêu và thiết kế nhiệm vụ bài học, GV cần hình dung tồn bộ tiến trình DH của mình để lựa chọn các PPDH, các kỹ thuật DH phù hợp. Để đạt được mục tiêu một bài học, thông
42
thường chúng ta không thể sử dụng chỉ một PPDH hay một kỹ thuật DH nhất định mà cần phối hợp nhiều phương pháp DH, kỹ thuật dạy học khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định được một PPDH hay kỹ thuật chủ đạo nào đó trong một tiết dạy thì khó có thể mang lại thành cơng được nên mỗi một tiết dạy hay bài dạy GV cần phải xác định được một phương pháp, kỹ thuật DH chủ đạo và thể hiện rõ trong kế hoạch chi tiết lên lớp của mình.
Tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT, GV phải chọn các PPDH, kỹ thuật DH tích cực phát huy được tính tương tác giữa HS - HS như: dự án, thảo luận nhóm, sắm vai hay sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác như: công não, đánh số, phỏng vấn ba bước, bể cá, khăn trải bàn....
Bước 5: Dự kiến thành lập nhóm học tập
- Quyết định về số lượng HS trong một nhóm
Sau khi mục tiêu bài học được xác định rõ và các nhiệm vụ học tập được thiết kế xong, GV cần xác định xem số lượng thành viên trong nhóm bao nhiêu là tối ưu. Các nhóm hợp tác thông thường gồm từ 4 - 6 HS. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, chiến lược sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật và thực tế DH mà GV có thể có lựa chọn khác nhau. Khi lựa chọn số lượng HS cần chú ý một số yếu tố sau:
+ Đặc điểm của mục tiêu, nhiệm vụ bài học, tài liệu, thời gian DH và điều kiện hiện có để tổ chức nhóm.
+ Căn cứ vào phương pháp, kỹ thuật hay chiến lược DH mà GV lựa chọn thực hiện.
+ Khi nhóm càng đơng thành viên càng có nhiều cơ hội để chia sẻ những thơng tin, vốn hiểu biết cho nhau góp phần hồn thành nhiệm vụ. Nhưng ngược lại nhóm càng đơng càng địi hỏi các thành viên phải có được sự tinh thơng các KN học tập nhóm trong việc phối hợp hành động đi đến thống nhất. Nên cần tổ chức nhóm nhỏ để HS có KN học tập nhóm trước khi tổ chức nhóm lớn.
+ Thời gian dành cho hoạt động nhóm học tập càng ít, kích thước nhóm càng phải nhỏ.
43
+ Nhóm thường khơng nên vượt q 6 HS.
- Quyết định thành phần HS trong một nhóm
Khi thành lập nhóm GV cần suy nghĩ nên sắp xếp thành viên vào nhóm như thế nào (theo cùng sở thích, cùng giới, cùng lực học...?) là tốt nhất. Theo các nghiên cứu của các chun gia về học tập hợp tác thì nhóm tối ưu nhất là nhóm có tính chất đa dạng về năng lực, sở thích, giới tính, vùng miền… tạo ra “lát cắt” lớp thu nhỏ. Nghĩa là trong nhóm thì có khác nhau về “chất”, nhưng giữa các nhóm thì đồng “chất”. Tuy nhiên, tuỳ vào mơn học, tuỳ theo mục đích, chiến lược thiết kế DH của GV mà có thể lựa có các nhóm với những tính chất khác nhau.
Một ví dụ: GV muốn bồi dưỡng thêm cho HS khá và giúp đỡ quan tâm những HS yếu hơn về năng lực học tập, GV có thể chia thành những nhóm khác nhau về năng lực và bố trí chỗ ngồi hợp lý để thuận lợi cho ý đồ DH của mình như: nhóm có năng lực tốt được sắp xếp ngồi xa bàn GV để có thể giao thêm nhiệm vụ mà khơng ảnh hưởng tới nhóm khác; nhóm có năng lực yếu được sắp xếp ngồi gần bàn GV hơn để tiện quan tâm, theo dõi, hỗ trợ…
- Phân cơng các nhiệm vụ trong nhóm học tập
Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho mỗi HS đều nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình, đồng thời cũng phải nhận thức rằng mỗi cá nhân có thành cơng thì nhóm mới có thể thành cơng được. Các nhóm nên có các thành phần cơ bản sau:
+ Nhóm trưởng: Quản lý, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động, ra quyết định làm việc trong quá trình hợp tác. Hành vi cụ thể: xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của nhóm, phân cơng tổ viên trình bày ý kiến và vai trị từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn các tổ viên chuyên tâm chú ý vào công việc...
+ Thư ký: Ghi lại các ý kiến thảo luận từng thành viên của nhóm và kết quả sau khi đã thảo luận.
44
+ Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết và hỗ trợ cho thư ký ghi chép tiến trình hợp tác.
+ Giám sát: Người theo dõi về mặt thời gian, khuyến khích động viên các thành viên làm việc và liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp hoặc liên lạc với nhóm khác trong quá trình làm việc.
+ Uỷ viên: người tham gia.
Chú ý: Vai trò của các thành viên trong nhóm phải thường xuyên thay đổi trong các giờ học khác nhau để HS được tham gia trải nghiệm tất cả các vai trị khác nhau trong nhóm.
- Xác định thời gian duy trì nhóm
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của bài dạy, GV quy định thời gian tồn tại của nhóm. Bài dạy diễn ra trong thời gian ngắn hoặc các nhiệm vụ nhỏ có thể hồn thành sớm thì chia HS thành các nhóm có tính chất tạm thời; nhiệm vụ mang tính chất phức tạp địi hỏi tư duy sáng tạo cao, phải vận dụng thực tiễn, tìm tịi, khám phá… và thực hiện trong thời gian lâu dài hơn thì phải cân nhắc chia HS thành các nhóm có tính chất ổn định.
Cần lưu ý là nếu HS được tham gia đa dạng các hình thức nhóm khác nhau thì sẽ làm tăng thêm tình cảm tích cực, gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau hơn giữa các thành viên trong nhóm. Đặc biệt sự tương tác này có ý nghĩa mang lại nhiều cơ hội cho việc rèn luyện tổ chức hoạt động nhóm phát triển NLHT.
Bước 6: Dự kiến thiết kế môi trường hợp tác
Thiết kế môi trường hợp tác, GV có thể sử dụng phối hợp các kỹ thuật sau:
- Bố trí khơng gian lớp học
Việc bố trí khơng gian lớp học thể hiện óc tổ chức của người GV nhằm tạo điều kiện cho các nhóm HS học tập. Cần bố trí các thành viên trong nhóm ngồi gần nhau cho các em dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập cũng như trao đổi, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt, cử chỉ, nụ cười… Đồng thời đảm
45
bảo không gian giữa các nhóm sao cho khơng ảnh hưởng tới nhau, có khoảng trống cho giáo viên đi lại quản lý các nhóm.
Trong điều kiện hiện nay, đại đa số phòng học ở các trường THPT nước ta được bố trí theo hàng ngang hướng HS về một phía do đó khơng phù hợp với phương thức học tập giao lưu, hợp tác. Vậy nên khi chuyển sang phương thức DH hợp tác HS sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi. GV cần phải tuỳ thuộc vào không gian lớp học, số lượng HS thực tế để bố trí hợp lý. Thường chúng ta phải vẽ sơ đồ nhóm lên bảng để HS dễ dàng thực hiện theo ý đồ của GV mà không mất nhiều thời gian tiết học.
- Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một các tích cực Có thể sử dụng các kỹ thuật sau:
+ Sử dụng tài liệu.
Chỉ sử dụng một bộ tài liệu cho cả nhóm, buộc HS phải làm việc cùng nhau tạo thành công.
+ Tạo sự phụ thuộc về thông tin, nhiệm vụ.
Mỗi thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu một nguồn thơng tin, hồn thành một nhiệm vụ khác nhau, địi hỏi cả nhóm phải tổng hợp lại, phải chung sức mới hoàn thành được nhiệm vụ.
+ Tạo các nhóm học tập tranh đua.
Bài học dự định triển khai theo cấu trúc giao nhiệm vụ để các nhóm tranh đua nhau theo kiểu thi đấu với nhau, đội nào hồn thành nhanh, có chất lượng tốt sẽ có thưởng. Cách này cũng làm cho các thành viên trong một nhóm xích lại gần nhau nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn.