9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho
3.3.2. Sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
*Mục tiêu của biện pháp
Thiết kế lại tỷ mỉ cách thức sử dụng các kỹ thuật DH nhóm. Từ đó, vận dụng vào q trình DH nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm và
50
thúc đẩy quá trình phát triển NLHT của HS, tạo điều kiện cho HS có cơ hội được trải nghiệm học tập bằng các hành vi, các thao tác học tập nhóm.
Kỹ thuật 1: Lắp ráp (Jigsaw) của Elliot Aronson
*Nội dung
Kỹ thuật lắp ráp Jigsaw của Elliot Aronson nhấn mạnh, mỗi một HS nhất thiết phải dựa vào thơng tin thu được của bạn để hồn thành nhiệm vụ bài học. Họ vừa phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân với trách nhiệm cao, vừa phải biết trao đổi, lắng nghe, hiệp thương đi đến thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ với các bạn trong nhóm “chuyên gia”, đồng thời phải nhận trách nhiệm là người thuyết giảng lại nội dung mình nghiên cứu được cho các thành viên trong nhóm “ghép
hình”. Điều này buộc tất cả HS phải tích cực làm việc, tránh tình trạng trong
hoạt động nhóm có những HS tích cực và có những HS ỉ lại, dựa dẫm. Thông qua tham gia làm việc cùng nhau HS có cơ hội phát triển, trải nghiệm, luyện tập những KN học tập nhóm để thành cơng trong học tập.
*Cách thực hiện - Chuẩn bị của GV
GV nghiên cứu tài liệu, giáo trình, chương trình, kế hoạch dạy học mơn học… từ đó lựa chọn nội dung bài dạy có lợi thế cho việc thực hiện kỹ thuật dạy học “lắp ráp” Jigsaw. Thường là những nội dung trong giáo trình, tài liệu có thể cắt nhỏ thành các nhiệm vụ khác nhau và chứa đựng các u cầu như phân tích, mơ tả, lý giải một vấn đề.
+ Xác định mục tiêu bài dạy: Mục tiêu bài dạy phải chú ý hình thành cả 2 mục tiêu kép đó là năng lực nhận thức và kỹ năng học tập hợp tác.
+ Thiết kế nội dung hoạt động: Căn cứ vào mục tiêu học tập, GV nghiên cứu nội dung và các tài liệu giảng dạy, lựa chọn những tri thức “uỷ thác” vào những nhiệm vụ hoạt động sao cho tạo ra những thách thức tư duy, nhu cầu ham muốn hợp tác của HS để giải quyết vấn đề.
+ Chuẩn bị các phiếu phân chia nhiệm vụ: Thiết kế phiếu tương ứng với số nhiệm vụ và số nhóm phân chia.
51
+ Thiết kế đề kiểm tra: (1) Đề kiểm tra chứa đựng nội dung tổng hợp của tất cả các nhiệm vụ của các nhóm và mang tính chất cá nhân. Tức sau khi kết thúc làm việc nhóm, mỗi HS sẽ độc lập làm bài kiểm tra cá nhân. (2) Đồng thời thiết kế bảng tính điểm tiến bộ (nỗ lực cố gắng, làm việc hiệu quả) của từng cá nhân và của cả nhóm.
+ Nghiên cứu kỹ nhu cầu, sở thích, năng lực học tập, vùng miền sống… của HS trong lớp. Nghiên cứu kế sách chia nhóm, dự kiến thời gian duy trì, số lượng, các thành phần trong nhóm học tập và lập kế hoạch chi tiết cho giờ lên lớp. Đặc biệt chuẩn bị cho HS tâm thế, tinh thần học tập hợp tác.
-Chuẩn bị của HS
HS chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện hỗ trợ máy tính nối mạng, máy projector. Chuẩn bị tâm thế học tập như nhận thức vai trò, trách nhiệm cá nhân trong nhóm, cách thức, nguyên tắc hoạt động nhóm, ý thức khả năng kìm chế mình trong quá trình tham gia thảo luận…
-Các bước cơ bản tiến hành bài học
+ Bước 1: GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 người, hình thành nhóm “chuyên gia”, các thành viên trong nhóm khác nhau về trình độ, giới tính, vùng miền, sở thích sao cho trong nhóm các thành viên khác nhau về “chất” và giữa các nhóm trong lớp thì giống nhau. Đồng thời GV tư vấn cho HS lựa chọn phân vai cho các thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư ký, giám sát…).
Trên cơ sở đã chuẩn bị GV chia bài học thành thành 4 - 6 nhiệm vụ nhỏ đủ để mỗi nhóm tham gia nghiên cứu giải quyết một nhiệm vụ và hướng dẫn HS tìm cách thức trình bày chúng một cách khúc triết nhất.
+ Bước 2: Giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ (có thể là một
chủ đề, một phần bài học…). GV phải làm sáng tỏ nhiệm vụ sao cho các HS trong nhóm phải ý thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình, phải nghiên cứu, trao đổi, giải quyết và nắm vững nội dung đã thảo luận. Đặc biệt, nhấn mạnh vai trò họ sẽ là những “chuyên gia” trong việc thuyết trình và
52
trả lời những câu hỏi thắc mắc về nội dung đã nghiên cứu của mình cho các bạn (nhóm “ghép hình”).
Thơng báo hình thức và tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc nhóm: Sau khi kết thúc làm việc nhóm, mỗi HS sẽ độc lập làm bài kiểm tra cá nhân. Việc kiểm tra, đánh giá bao gồm tính cả điểm tiến bộ (sự nỗ lực cố gắng, làm việc hiệu quả) của từng cá nhân và của cả nhóm.
+ Bước 3: Mỗi nhóm HS chỉ định một nhóm trưởng, thư ký, người theo dõi… Nhóm trưởng tổ chức điều khiển nhóm trao đổi, thảo luận… và thống nhất hoàn thành nhiệm vụ theo nguyên tắc hoạt động nhóm. Sau khi các nhóm HS này hồn thành nhiệm vụ, dành thời gian cho HS trong nhóm đọc và hiểu thấu đáo lại bài thuyết trình của mình (từ 2- 3 phút).
Chú ý: Nhóm trưởng không cần thiết là người có năng lực nhất, các thành viên đều có thể đóng vai trị nhóm trưởng trong điều hành hoạt động nhóm hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ.
+ Bước 4: Chia lại nhóm với mỗi thành viên của nhóm "chuyên
gia" ban đầu tương đương như một "mảnh ghép" và nhóm mới gồm đủ những "mảnh ghép" của các nhóm "chuyên gia" gộp lại. (Hình thành nhóm “ghép hình”).
+ Bước 5: Mỗi thành viên trong nhóm mới (nhóm “ghép hình”) sẽ giảng
lại cho các thành viên trong nhóm của mình về nội dung bài học đã nắm được thông qua thảo luận ở nhóm ban đầu, đồng thời khuyến khích những người trong nhóm đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Như vậy mỗi HS đều được “dạy” HS khác về nội dung mình đã nghiên cứu và nghe, hỏi những nội dung khác của bài học.
+ Bước 6: Kiểm tra
Sau khi kết thúc hoạt động nhóm, HS thực hiện một bài kiểm tra độc lập mang tính cá nhân. Đánh giá việc lĩnh hội, tiếp thu tri thức của từng cá nhân được tính bằng kết quả điểm kiểm tra của từng HS.
Đánh giá sự nỗ lực cá nhân, hiệu quả làm việc hợp tác của từng HS và nhóm bằng cách sau: Điểm trung bình cộng của tất cả bài kiểm tra HS trong
53
một nhóm “ghép hình” được tính là điểm nền của nhóm. Điểm tiến bộ của từng HS, được tính bằng điểm kiểm tra từng cá nhân so với điểm nền. Điểm tiến bộ của cả nhóm được tính bằng trung bình cộng của điểm tiến bộ của tất cả HS trong một nhóm.
* Cách tính điểm tiến bộ của HS trong học tập theo kỹ thuật Jigsaw
Bài kiểm tra Điểm tiến bộ
Thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên 0
Thấp hơn điểm nền từ 1-2 điểm 1
Bằng điểm nền, hoặc cao hơn điểm nền từ 1-2 điểm 2
Cao hơn điểm nền 3 điểm trở lên 3
Điểm tuyệt đối khơng tính điểm nền 3
Trích từ nguồn: http:edu.go.vn/e-tap-chi/tin/9/49/1741/day-hoc-hop-tac-theo- cau-truc-jigsaw-mot- bien-phap-danh-gia-hoc-sinh-va-nhom-hoc-sinh.html. * Trong q trình HS làm việc nhóm GV ln đứng vai trò giám sát, cố vấn học tập, giúp HS gợi mở những vấn đề khó, tìm cách giúp các buổi “ghép hình” ln thông suốt, hạn chế bị chậm tiến độ bởi những HS chậm chạp, những HS thảo luận chiếm quá nhiều thời gian hay thích thống sối nhóm.
Kỹ thuật lắp ráp Jigsaw của Elliot Aronson có thể sử dụng ở rất nhiều các môn học khác nhau.
Kỹ thuật 2: Phỏng vấn ba bước (Three - step Interview) của Spencer Kagan
- Nội dung: Phỏng vấn ba bước là một kỹ thuật thực hiện học tập hợp tác hiệu quả,
khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của họ và hợp tác với nhau. Được thiết kế do chuyên gia tâm lý học Spencer Kagan vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Dụng ý của kỹ thuật này tạo điều kiện tất cả các HS phải tìm tịi nghiên cứu chia sẻ thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm, sau đó “giảng lại cho bạn” và chịu sự phỏng vấn của bạn về nội dung thuyết trình. Đồng thời đổi vai chú ý lắng nghe, chia sẻ với bạn khi bạn trình bày. Từ đó loại trừ được những trường hợp những HS lười, ỉ lại, dựa dẫm.
54
- Chuẩn bị của GV: GV nghiên cứu tài liệu, giáo trình, chương trình,
kế hoạch dạy học môn học… từ đó lựa chọn nội dung bài dạy có lợi thế cho việc thực hiện kỹ thuật dạy học. Thường là những nội dung trong giáo trình, tài liệu có thể đặt thành nhiều câu hỏi nghi vấn cần được giải đáp.
+ Xác định mục tiêu bài dạy: Mục tiêu bài dạy phải chú ý hình thành cả 2 mục tiêu kép đó là tổ chức hoạt động nhóm và NLHT.
+ Nghiên cứu kỹ nhu cầu, sở thích, năng lực học tập, vùng miền sống… của HS trong lớp. Dự kiến kế sách chia nhóm, thời gian duy trì, số lượng, các thành phần trong nhóm học tập và lập kế hoạch chi tiết cho giờ lên lớp. Chuẩn bị cho HS tâm thế, tinh thần học tập hợp tác.
-Chuẩn bị của HS
HS chuẩn bị tài liệu học tập, giấy Ao, phương tiện hỗ trợ máy tính nối mạng, máy projector. Chuẩn bị tâm thế học tập như nhận thức vai trị, trách nhiệm cá nhân trong nhóm, cách thức, nguyên tắc hoạt động nhóm hợp tác, ý thức khả năng kìm chế mình trong quá trình tham gia thảo luận…
-Các bước cơ bản tiến hành bài học
+ Bước 1: HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS, tuỳ theo số lượng HS trong lớp (mỗi nhóm có phân chia vai trị của HS theo cấu trúc nhóm học tập hợp tác: nhóm trưởng, thư ký, người theo dõi thời gian...). Với nội dung đã nghiên cứu ở nhà, nhiệm vụ mỗi nhóm HS là trao đổi, thảo luận, soạn thảo ra một bộ câu hỏi xoay xung quanh nội dung bài học. Mục đích là làm sáng tỏ những tri thức chứa đựng trong nội dung bài học.
+ Bước 2: Bộ câu hỏi sau khi soạn thảo xong được chia đều cho các
thành viên trong nhóm (mỗi HS đảm nhiệm một số câu hỏi). Mỗi thành viên của nhóm này tìm kiếm một thành viên trong nhóm khác để tạo thành một cặp và tiến hành phỏng vấn với các câu hỏi do nhóm mình đặt ra. Các thành viên trong một cặp đổi vai cho nhau, người phỏng vấn trở thành người trả lời và ngược lại. Nội dung trao đổi được các thành viên ghi chép lại. Với điệu kiện học tập hiện nay trong các trường THPT chưa đủ rộng rãi và chưa có các bàn trịn với các
55
khoảng cách di chuyển thuận lợi, GV có thể ghép 2 nhóm một với nhau tạo thành nhóm mới tạm thời.
+ Bước 3: Sau bước 2 các thành viên trở về nhóm của mình và chia sẻ câu trả lời của đối tác cho nhóm mình. Mỗi người chịu trách nhiệm một phần nhiệm vụ, các thành viên khác hỗ trợ, giúp đỡ, cộng tác với nhau hoàn thành đáp án toàn bộ câu hỏi soạn thảo ban đầu của nhóm, đồng thời bổ sung những ý tưởng mới thơng qua trao đổi được của bạn (nhóm bạn). Cuối cùng là trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp.
* Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm của mình, GV có nhận xét, đánh giá, chính xác hố kiến thức. Đồng thời, nhận xét hiệu quả làm việc từng nhóm dựa trên một số phương pháp đánh giá học tập nhóm.
* Chú ý: GV ln đóng vai trị là người cố vấn, người định hướng, đôi khi là người tham dự để quá trình hợp tác nhóm thơng suốt. Ngồi ra để quá trình hình thành nhóm có hiệu quả mà khơng gây ồn ào, ảnh hưởng đến tiến độ thì GV thường là người phân cơng và vẽ sơ đồ lên bảng để HS có thể thực hiện tốt hơn.
Kỹ thuật 3: Đánh số (Numbered Heads) của Spencer Kagan
- Nội dung: Đây là một kỹ thuật tạo ra quan hệ tương tác phụ thuộc tích cực
lẫn nhau trong học tập nhóm. Điểm nhấn của kỹ thuật này là HS vừa làm việc cá nhân với trách nhiệm cao tạo ra sản phẩm mang tính cá nhân, vừa phải biết thương lượng, trao đổi với nhau đi đến thống nhất tạo ra sản phẩm chung mang tính tập thể (nhóm); đồng thời các thành viên trong nhóm kiểm tra sự lĩnh hội của nhau để mỗi thành viên đều có thể chịu trách nhiệm trình bày kết quả học tập cho cả nhóm mình tạo ra.
-Cách thực hiện
- Chuẩn bị của GV:
+ GV nghiên cứu tài liệu, giáo trình, chương trình, kế hoạch dạy học mơn học… từ đó lựa chọn nội dung bài dạy có lợi thế cho việc thực hiện kỹ thuật dạy học. Thường là những nội dung trong giáo trình, tài liệu có thể đặt thành những chủ đề, những hình huống thảo luận.
56
+ Xác định mục tiêu bài dạy, thiết kế nhiệm vụ hợp tác, xây dựng tri tiết kế hoạch giờ học, dự kiến những khó khăn, vướng mắc của HS về kiến thức nội dung học tập và về KN học tập nhóm.
Chuẩn bị của HS:
HS chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện hỗ trợ máy tính nối mạng, máy projector. Chuẩn bị tâm thế học tập như nhận thức vai trị, trách nhiệm cá nhân trong nhóm, các quy tắc, cách thức hoạt động nhóm.
- Các bước cơ bản tiến hành bài học
+ Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ ngẫu nhiên theo cách đếm số thứ tự theo bàn ngồi từ trên xuống dưới hoặc theo danh sách lớp, mỗi nhóm có 4 - 6 HS. Mỗi HS trong nhóm được nhận một con số 1; 2; 3; 4... Nhóm phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên gồm: nhóm trưởng điều khiển q trình thảo luận; thư ký ghi chép các ý kiến của các thành viên; người theo dõi thời gian...). GV hướng dẫn tỷ mỉ cách làm việc nhóm cho HS.
+ Bước 2: GV Giao nhiệm vụ dưới dạng một câu hỏi, một chủ đề thảo luận trước lớp. Hướng dẫn HS cách thức hoạt động và các nguyên tắc hoạt động trong nhóm. Thơng báo cho HS các tiêu chí đánh giá cá nhân, nhóm. Hỗ trợ HS xác định nhiệm vụ và mục tiêu đạt được của từng cá nhân, gợi ý, giúp đỡ những gặp khó khăn trong việc giải quyết nhiệm vụ.
Hình thức làm việc hợp tác nhóm: Các thành viên trong nhóm HS tập trung suy nghĩ lần lượt đưa ra cách giải quyết của mình, thư ký ghi lại toàn bộ câu trả lời của từng thành viên trong nhóm
Khi hết các ý kiến trình bày, HS thảo luận sắp xếp lại ý kiến, trao đổi thảo luận đi đến thống nhất tạo ra sản phẩm chung của nhóm.
+ Bước 3: HS lần lượt đặt câu hỏi xoay xung quanh vấn đề vừa thảo luận hỗ trợ những HS yếu trong nhóm nhằm đạt được chắc chắn tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu, trả lời trôi chảy thống nhất một đáp án và có khả năng trình bày báo cáo của nhóm.
57
+ Bước 4: GV gọi một số ngẫu nhiên lên trình bày báo cáo nhóm đồng thời đặt những câu hỏi xung quanh vấn đề thảo luận để kiểm tra việc nắm tri thức của HS.
+ Bước 5: GV nhận xét, đánh giá từng nhóm và chính xác hố vấn đề. Dành thời gian cho HS bổ xung (thêm hoặc bớt), hoàn thiện sản phẩm học tập của nhóm.