9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho
3.3.1. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển
có mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NLHT và hiệu quả học tập của HS. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này hiệu quả học tập của HS phải được nâng cao và NLHT của HS được phát triển.
3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho HS THPT NLHT cho HS THPT
3.3.1 Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT NLHT
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đặc điểm của tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT và kế thừa một số các cấu trúc, các chiến lược và các bước chương trình hố DH theo hướng tổ chức học tập nhóm của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT gồm các giai đoạn và bước sau:
* Thiết kế các điều kiện chuẩn bị học tập hợp tác
- Hoạt động của giảng viên Bước 1: Tìm hiểu đối tượng
Tìm hiểu đặc điểm HS trước khi thực hiện các tiết dạy là công việc thường nhật của người GV, cơng việc này giúp GV có phương pháp tiếp cận đối tượng một cách đúng đắn và thành cơng nhất. Tìm hiểu đối tượng ở đây chính là hiểu biết về năng lực, thái độ, ý thức học tập, NLHT, hoàn cảnh vùng miền, lối sống, chuyên ngành… hiện có của HS. Trên cơ sở đó GV sẽ xác định được mục tiêu, nhiệm vụ DH, cách chia nhóm, xây dựng mơi trường và có những biện pháp tác động hợp lý.
41
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra để làm tốt khâu này GV phải là người tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm, chịu khó và có những kiến thức cơ bản về văn hố, xã hội.
Bước 2: Phân tích chương trình, nội dung, xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học, nội dung mơn học GV lựa chọn bài dạy có ưu thế trong việc thiết kế các nhiệm vụ tương tác cho HS. Sau khi lựa chọn được bài dạy, GV xác định mục tiêu bài học. Có 2 mục tiêu mà GV cần xác định rõ khi dạy một bài theo hướng phát triển NLHT. Một, mục tiêu về tri thức, thái độ, kỹ năng khoa học. Hai, mục tiêu về tổ chức hoạt động nhóm cần đạt được trong q trình học bài học đó.
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp tác cho từng nội dung bài học Căn cứ mục tiêu bài học, GV nghiên cứu nội dung và các tài liệu giảng dạy liên quan, lựa chọn những tri thức “uỷ thác” nó vào những nhiệm vụ hợp tác tạo ra những thách thức tư duy, nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của HS.
Nhiệm vụ hợp tác đòi hỏi phải chứa đựng những tri thức trọng tâm xoay xung quanh bài học. Đặc biệt phải rõ ràng, cụ thể, có tính gợi mở, khơng gị bó phù hợp với bài học và thời gian, không gian, kế hoạch học tập.
Cần chú ý khi thiết kế nhiệm vụ hợp tác phải đạt được yêu cầu có mức độ khó đối với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên. Đồng thời phải xác định được đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm và dự kiến các tiêu chí đánh giá để đảm bảo tính cơng bằng, khách quan và tạo động lực cho các nhóm hợp tác hoạt động.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật DH và dự kiến thành lập nhóm PPDH, kỹ thuật dạy học là cách thức hoạt động của thầy - trò để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ bài học. Sau khi xác định mục tiêu và thiết kế nhiệm vụ bài học, GV cần hình dung tồn bộ tiến trình DH của mình để lựa chọn các PPDH, các kỹ thuật DH phù hợp. Để đạt được mục tiêu một bài học, thông
42
thường chúng ta không thể sử dụng chỉ một PPDH hay một kỹ thuật DH nhất định mà cần phối hợp nhiều phương pháp DH, kỹ thuật dạy học khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định được một PPDH hay kỹ thuật chủ đạo nào đó trong một tiết dạy thì khó có thể mang lại thành cơng được nên mỗi một tiết dạy hay bài dạy GV cần phải xác định được một phương pháp, kỹ thuật DH chủ đạo và thể hiện rõ trong kế hoạch chi tiết lên lớp của mình.
Tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT, GV phải chọn các PPDH, kỹ thuật DH tích cực phát huy được tính tương tác giữa HS - HS như: dự án, thảo luận nhóm, sắm vai hay sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác như: công não, đánh số, phỏng vấn ba bước, bể cá, khăn trải bàn....
Bước 5: Dự kiến thành lập nhóm học tập
- Quyết định về số lượng HS trong một nhóm
Sau khi mục tiêu bài học được xác định rõ và các nhiệm vụ học tập được thiết kế xong, GV cần xác định xem số lượng thành viên trong nhóm bao nhiêu là tối ưu. Các nhóm hợp tác thơng thường gồm từ 4 - 6 HS. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, chiến lược sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật và thực tế DH mà GV có thể có lựa chọn khác nhau. Khi lựa chọn số lượng HS cần chú ý một số yếu tố sau:
+ Đặc điểm của mục tiêu, nhiệm vụ bài học, tài liệu, thời gian DH và điều kiện hiện có để tổ chức nhóm.
+ Căn cứ vào phương pháp, kỹ thuật hay chiến lược DH mà GV lựa chọn thực hiện.
+ Khi nhóm càng đơng thành viên càng có nhiều cơ hội để chia sẻ những thơng tin, vốn hiểu biết cho nhau góp phần hồn thành nhiệm vụ. Nhưng ngược lại nhóm càng đơng càng địi hỏi các thành viên phải có được sự tinh thơng các KN học tập nhóm trong việc phối hợp hành động đi đến thống nhất. Nên cần tổ chức nhóm nhỏ để HS có KN học tập nhóm trước khi tổ chức nhóm lớn.
+ Thời gian dành cho hoạt động nhóm học tập càng ít, kích thước nhóm càng phải nhỏ.
43
+ Nhóm thường khơng nên vượt q 6 HS.
- Quyết định thành phần HS trong một nhóm
Khi thành lập nhóm GV cần suy nghĩ nên sắp xếp thành viên vào nhóm như thế nào (theo cùng sở thích, cùng giới, cùng lực học...?) là tốt nhất. Theo các nghiên cứu của các chun gia về học tập hợp tác thì nhóm tối ưu nhất là nhóm có tính chất đa dạng về năng lực, sở thích, giới tính, vùng miền… tạo ra “lát cắt” lớp thu nhỏ. Nghĩa là trong nhóm thì có khác nhau về “chất”, nhưng giữa các nhóm thì đồng “chất”. Tuy nhiên, tuỳ vào mơn học, tuỳ theo mục đích, chiến lược thiết kế DH của GV mà có thể lựa có các nhóm với những tính chất khác nhau.
Một ví dụ: GV muốn bồi dưỡng thêm cho HS khá và giúp đỡ quan tâm những HS yếu hơn về năng lực học tập, GV có thể chia thành những nhóm khác nhau về năng lực và bố trí chỗ ngồi hợp lý để thuận lợi cho ý đồ DH của mình như: nhóm có năng lực tốt được sắp xếp ngồi xa bàn GV để có thể giao thêm nhiệm vụ mà khơng ảnh hưởng tới nhóm khác; nhóm có năng lực yếu được sắp xếp ngồi gần bàn GV hơn để tiện quan tâm, theo dõi, hỗ trợ…
- Phân cơng các nhiệm vụ trong nhóm học tập
Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho mỗi HS đều nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình, đồng thời cũng phải nhận thức rằng mỗi cá nhân có thành cơng thì nhóm mới có thể thành cơng được. Các nhóm nên có các thành phần cơ bản sau:
+ Nhóm trưởng: Quản lý, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động, ra quyết định làm việc trong quá trình hợp tác. Hành vi cụ thể: xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của nhóm, phân cơng tổ viên trình bày ý kiến và vai trị từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn các tổ viên chuyên tâm chú ý vào công việc...
+ Thư ký: Ghi lại các ý kiến thảo luận từng thành viên của nhóm và kết quả sau khi đã thảo luận.
44
+ Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết và hỗ trợ cho thư ký ghi chép tiến trình hợp tác.
+ Giám sát: Người theo dõi về mặt thời gian, khuyến khích động viên các thành viên làm việc và liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp hoặc liên lạc với nhóm khác trong quá trình làm việc.
+ Uỷ viên: người tham gia.
Chú ý: Vai trò của các thành viên trong nhóm phải thường xuyên thay đổi trong các giờ học khác nhau để HS được tham gia trải nghiệm tất cả các vai trị khác nhau trong nhóm.
- Xác định thời gian duy trì nhóm
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của bài dạy, GV quy định thời gian tồn tại của nhóm. Bài dạy diễn ra trong thời gian ngắn hoặc các nhiệm vụ nhỏ có thể hồn thành sớm thì chia HS thành các nhóm có tính chất tạm thời; nhiệm vụ mang tính chất phức tạp địi hỏi tư duy sáng tạo cao, phải vận dụng thực tiễn, tìm tịi, khám phá… và thực hiện trong thời gian lâu dài hơn thì phải cân nhắc chia HS thành các nhóm có tính chất ổn định.
Cần lưu ý là nếu HS được tham gia đa dạng các hình thức nhóm khác nhau thì sẽ làm tăng thêm tình cảm tích cực, gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau hơn giữa các thành viên trong nhóm. Đặc biệt sự tương tác này có ý nghĩa mang lại nhiều cơ hội cho việc rèn luyện tổ chức hoạt động nhóm phát triển NLHT.
Bước 6: Dự kiến thiết kế môi trường hợp tác
Thiết kế môi trường hợp tác, GV có thể sử dụng phối hợp các kỹ thuật sau:
- Bố trí khơng gian lớp học
Việc bố trí khơng gian lớp học thể hiện óc tổ chức của người GV nhằm tạo điều kiện cho các nhóm HS học tập. Cần bố trí các thành viên trong nhóm ngồi gần nhau cho các em dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập cũng như trao đổi, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt, cử chỉ, nụ cười… Đồng thời đảm
45
bảo không gian giữa các nhóm sao cho khơng ảnh hưởng tới nhau, có khoảng trống cho giáo viên đi lại quản lý các nhóm.
Trong điều kiện hiện nay, đại đa số phòng học ở các trường THPT nước ta được bố trí theo hàng ngang hướng HS về một phía do đó khơng phù hợp với phương thức học tập giao lưu, hợp tác. Vậy nên khi chuyển sang phương thức DH hợp tác HS sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi. GV cần phải tuỳ thuộc vào không gian lớp học, số lượng HS thực tế để bố trí hợp lý. Thường chúng ta phải vẽ sơ đồ nhóm lên bảng để HS dễ dàng thực hiện theo ý đồ của GV mà không mất nhiều thời gian tiết học.
- Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một các tích cực Có thể sử dụng các kỹ thuật sau:
+ Sử dụng tài liệu.
Chỉ sử dụng một bộ tài liệu cho cả nhóm, buộc HS phải làm việc cùng nhau tạo thành công.
+ Tạo sự phụ thuộc về thông tin, nhiệm vụ.
Mỗi thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu một nguồn thơng tin, hồn thành một nhiệm vụ khác nhau, địi hỏi cả nhóm phải tổng hợp lại, phải chung sức mới hoàn thành được nhiệm vụ.
+ Tạo các nhóm học tập tranh đua.
Bài học dự định triển khai theo cấu trúc giao nhiệm vụ để các nhóm tranh đua nhau theo kiểu thi đấu với nhau, đội nào hồn thành nhanh, có chất lượng tốt sẽ có thưởng. Cách này cũng làm cho các thành viên trong một nhóm xích lại gần nhau nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn.
+ Cải tiến kiểm tra, đánh giá.
KT, ĐG phải đa dạng phù hợp với phương thức hoạt động nhóm, nhằm phát huy được tính tích cực phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trong đó có đánh giá năng lực của từng cá nhân, hiệu quả học tập của cả nhóm và ĐG được hành vi, thái độ tích cực của từng cá nhân trong q trình học tập hợp tác nhóm.
46
Chú ý: cùng một lúc chúng ta có thể khơng cần hoặc không thể sử dụng
cả 4 kỹ thuật trên nên tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài mà GV sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
- Hoạt động của HS
Thông qua nghiên cứu đề cương chi tiết môn học, HS nghiên cứu các tài liệu, giáo trình liên quan tới nội dung bài học để chuẩn bị giải quyết tốt nhiệm vụ bài học. Ngồi ra cịn chuẩn bị, giấy Ao, bút màu, máy tính nối mạng, máy chiếu projector và tâm thế học tập theo chỉ đạo, hướng dẫn của GV. Sự chuẩn bị chu đáo của HS là cơ sở tốt để họ thực hiện thành công nhiệm vụ bài học.
* Tổ chức thực hiện bài học
Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học + GV: Ổn định tổ chức; thông báo mục tiêu; yêu cầu bài học. + HS: Ổn định tổ chức, tự xác định mục tiêu mỗi bài học.
HS phải xác định được ngoài việc lĩnh hội nội dung tri thức mơn học, phải hình thành cho mình những KN học tập nhóm cần thiết. Việc xác định đúng, đầy đủ mục tiêu học tập chính là những định hướng đúng đắn quyết định sự thành công trong học tập của bản thân mỗi HS.
Bước 2: Hướng dẫn nguyên tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần, thái độ
học tập hợp tác.
Sau khi ổn định tổ chức, giới thiêu mục tiêu yêu cầu bài học, GV hướng dẫn, giải thích giúp HS hiểu rõ các nguyên tắc khi tham gia thảo luận hợp tác trong nhóm.
(1) HS phải độc lập suy nghĩ và chuẩn bị nội dung ra giấy trước khi thực hiện hoạt động hợp tác nhóm.
(2) Mỗi lúc HS trình bày đưa ra kết luận, các thành viên khác lắng nghe và cần phải ý thức suy nghĩ để đưa ra chứng cứ có tính trợ giúp tương ứng trước khi tìm các ý bất đồng.
(3) Thời gian phát biểu của mỗi HS không được vượt quá thời gian quy định, cần phải phát biểu lần lượt (tránh trường hợp HS độc chiếm diễn đàn).
47
(4) Trước khi tham gia phê bình quan điểm của HS khác, thì cần phải nói rõ trong quan điểm của HS đó có những ưu điểm nào.
(5) Sau khi nhóm thảo luận (trong một thời gian nhất định), dành ra 5 phút để cho những HS khơng có phát biểu hoặc cho rằng mình trùng ý kiến, trình bày lại nội dung quan điểm đã thống nhất.
(6) Sau mỗi lần học tập hợp tác, đều cần phải tiến hành đánh giá quá trình hoạt động của nhóm. Từ đó tìm ra những điểm nào thực hiện tốt, những điểm nào cần thêm một bước cải thiện; thành viên nào tích cực; thành viên nào hờ hững và không lắng nghe… [58. tr 67-68].
- GV hướng dẫn HS hành vi, thao tác mong đợi trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm như: sắp xếp nhanh vào nhóm khơng gây ồn ào; khơng tùy tiện rời khỏi chỗ ngồi; nói tập trung những gì liên quan đến nội dung thảo luận; suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu; khơng “dương đơng kích tây”; khơng lặp lại quan điểm của người khác…
Bên cạnh hướng dẫn HS áp dụng những quy tắc và hành vi mong đợi. GV định hướng, bồi dưỡng cho HS về tinh thần, thái độ hợp tác cần thiết để đảm bảo sự thành cơng như: (1) Tính xây dựng: Các em phải thấy có trách nhiệm đối với thành cơng của tổ và chuyên tâm chú ý tới hình hình thực hiện nhiệm vụ của nhóm; (2) Tính giúp đỡ, ủng hộ: Giữa các thành viên trong nhóm tơn trọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau; (3) Tính chung sức: Giữa
các em tín nhiệm lẫn nhau,
dân chủ bình đẳng, cùng đồng tâm, hợp lực hồn thành nhiệm vụ; (4) Tính tham
dự: Các thành viên trong nhóm tích cực tham dự và động viên nhau cùng tham
dự; (5) Tính động viên, khích lệ: Các em thể hiện vui vẻ khi hợp tác học tập, tích cực khích lệ các thành viên khác trong nhóm cùng hồn thành nhiệm vụ [59, tr.102