9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp
Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho HS THPT mà chúng tơi trình bày ở trên có mối quan hệ logic và biện chứng với nhau, mỗi nhóm biện pháp đều có vị trí, vai trị nhất định trong sự hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau và đều là cách thức vận dụng tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT. Có thể nói mỗi nhóm biện pháp phản ánh các khâu quan trọng của quá trình DH từ thiết kế nhiệm vụ; vận dụng các kỹ thuật DH hợp tác; hướng dẫn tự học
73
qua website cá nhân đến đổi mới kiểm tra đánh giá. Tất cả đều thống nhất một hướng nhằm phát triển năng lực nhận thức của người học và phát triển NLHT. Do đó việc vận dụng đồng bộ và hợp lý các biện pháp trên cơ sở ứng dụng linh hoạt quy trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT sẽ phát triển được năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo và NLHT cho HS THPT nói riêng và năng lực nghề cũng như mục tiêu giáo dục THPT nói chung. Và để thực hiện các biện pháp có hiệu quả cần có một số điều kiện sau:
- Phương tiện, trang thiết bị là thành phần không thể thiếu được trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT. Đây là điều kiện cần, là cơ sở để thực hiện DH thành cơng. Tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cần một không gian rộng rãi, thoải mái, đủ ánh sáng, có ghế ngồi đối diện nhau để HS và GV dễ dàng di chuyển; cần các phương tiện DH đầy đủ như: máy tính, mạng internet, máy chiếu, tài liệu học tập, giấy viết, băng dán, bảng ghim, bút màu, phấn bảng...
- GV phải thường xuyên cập nhật và thực hiện các PPDH tích cực, các kỹ thuật DH hợp tác. GV phải là người khơng ngại khó, khơng ngại khổ, phải hịa đồng với lớp, đứng ra làm cố vấn, trọng tài, vô tư, công minh làm chỗ dựa cho HS trong q trình tổ chức hoạt động nhóm
- GV phải thường xuyên trao đổi, chia sẻ chuyên mơn với đồng nghiệp bởi sự khác nhau về trí tuệ, trình độ, cách thức tư duy, phong cách tác phong nhà giáo... Thông qua sự tác động qua lại mà GV có thể gợi ý cho nhau, bổ sung lẫn nhau và chia sẻ những thành cơng thất bại của mình để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo. Nghĩa là ngay trong tập thể GV phải tạo dựng được môi trường hợp tác trước khi tạo môi trường hợp tác cho HS.
- HS phải nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ, tích cực tham gia học tập hợp tác và có ý thức trong việc rèn NLHT.
- Cần được sự thống nhất, ủng hộ trong tồn trường từ việc thay đổi tư duy xố bỏ quan hệ quyền uy, thứ bậc đến việc làm cụ thể nhằm xây dựng nên một môi trường
74
thân thiện, hợp tác trong nhà trường và nhỏ hơn là trong môi trường lớp học; tạo sự cởi mở, thân thiện, giúp các em không ngại ngần trong chia sẻ hay tư vấn từ phía GV.