Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 73 - 80)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho

3.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát

hướng phát triển NLHT

3.3.5.1. Phương pháp KT, ĐG cá biệt hố trong nhóm

66

Mục tiêu KT, ĐG được năng lực của từng HS trong nhóm, đảm bảo tính cơng, bằng khách quan và tính cá biệt hố trong dạy học. Đồng thời xây dựng được mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm.

-Nội dung phương pháp

Với phương pháp này nội dung KT dành cho tất cả các HS trong lớp. Mỗi HS trong một nhóm HT phải thực hiện một bài KT dưới hình thức bài cá nhân. Mỗi HS trong một nhóm thực hiện một bài KT với nội dung riêng để tránh trường hợp HS lười dựa dẫm, ỉ lại lấy đáp án của bạn làm kết quả của mình. Nếu tất cả các thành viên nhóm nào đạt điểm khá từ 7 trở lên, nhóm đó mỗi thành viên được cộng thêm điểm thưởng 0,5-1,0 điểm (tuỳ vào mức độ khó, dễ của đề và mức điểm đạt được của HS mà GV có thể thiết lập mức thưởng ở các khung điểm khác nhau). Tuy nhiên điểm tối đa cho HS vẫn được tính bằng điểm 10.

Kế sách cho điểm thưởng cộng vào điểm cá nhân trong biện pháp này vừa đảm bảo đánh giá được năng lực riêng biệt của từng HS trong nhóm vừa khơng làm giảm đi tính tích cực hợp tác và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm học tập. Hình thức KT này gắn trách nhiệm của từng cá nhân với kết quả chung của nhóm, yêu cầu mỗi HS phải có trách nhiệm cá nhân cao hơn. Mặt khác nó đặt ra yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tương trợ, giúp đỡ, trao đổi với nhau trong qua trình học tập để cùng đạt được kết quả KT, ĐG từ đó làm tăng tính phụ thuộc tích cực, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trên cơ sở đó KT, ĐG trở thành động lực, trở thành phương tiện trong việc phát triển NLHT.

-Cách thức thực hiện

+ Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học môn học mà GV lựa chọn nội dung thiết kế đề KT và tiêu chí ĐG. Số lượng đề phù

67

hợp với số HS trong một nhóm. Yêu cầu độ khó, dễ của các đề tương đương nhau. Thơng báo kế hoạch KT và tiêu chí ĐG, khen thưởng cho HS trước khi tham gia học tập hợp tác.

+ Phương pháp KT này phù hợp với hình thức kiểm tra cá nhân thường xuyên khi thực hiện môn học theo phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay.

Ví dụ: Kết quả điểm số của HS được tính như sau:

TT SV Điểm cá nhân Điểm thưởng Điểm trung bình

1 Na 7 0,5 7,5

2 Hiếu 8,5 0,5 9,0

3 Mai 9 0,5 9,5

4 Hạnh 9 0 9,0

3.3.5.2. Phương pháp KT, ĐG kết quả chung của nhóm

- Mục tiêu phương pháp

Phương pháp này nhằm mục đích kích thích, tăng cường sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhưng nhấn mạnh xét trong sự liên kết, tương hỗ, chặt chẽ với nhau giữa các thành viên trong nhóm hợp tác để nhóm cùng nhau tiến bộ và đạt được kết quả học tập cao nhất.

-Nội dung phương pháp

Đây là phương pháp lấy kết quả học tập của nhóm làm đơn vị ĐG. Điểm của nhóm sẽ lấy làm điểm học tập chung của tất cả các thành viên. Như vậy, khác với hình thức KT truyền thống động viên các cá nhân cạnh tranh đạt thành tích cao nhất, ở phương pháp này cá nhân hưởng lợi từ thành quả chung của nhóm. Nó kích thích các cá thành viên biết phân chia nhiệm vụ, giao tiếp với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác với nhau để sao cho nhóm có thành tích cao nhất.

68

Có 2 phương án tính điểm kết quả chung của nhóm. (1) Lấy điểm số ngẫu nhiên một HS trong nhóm làm điểm số chung của nhóm. (2) Lấy sản phẩm học tập chung của nhóm như bài kiểm tra, bài báo cáo... làm kết quả của cả nhóm.

-Cách thực hiện phương pháp

Phương án 1: Kết quả điểm cho cả nhóm được tính bằng điểm KT ngẫu nhiên một HS trong nhóm.

+ Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học mơn học mà GV lựa chọn nội dung và thiết kế đề KT, tiêu chí ĐG. Đề KT nên có độ khó cao hơn hơn so với một cá nhân, địi hỏi phải có sự góp sức của nhóm.

+ HS nhận đề làm việc nhóm nhanh tuân theo thời gian quy định. Sau đó GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm một HS tách ra để độc lập làm bài KT, điểm bài KT đó lấy điểm chung cho cả nhóm. Số HS các nhóm cịn lại làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí và biểu điểm chấm bài. (Thời gian kiểm tra bắt đầu tính bằng thời gian nhận đề)

+ Phương pháp này nên vận dụng trong KT, ÐG nhóm/ tuần, tháng theo phương thức đào tạo theo tín chỉ. Trong q trình học tập và làm việc nhóm, GV phải cơng bố cách kiểm tra và tiêu chí ĐG cho điểm.

Phương án 2: Kết quả điểm cho cả nhóm được tính bằng kết quả báo cáo hoạt động chung của nhóm.

+ Phương pháp này vận dụng trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, thường sau khi HS hoạt động nhóm trong giờ thảo luận, seminar hay giờ thực hành. Trong quá trình học tập và làm việc nhóm, GV phải cơng bố cách kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho điểm.

+ Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học mơn học mà GV lựa chọn nội dung và thiết kế chủ đề thảo luận, seminar và các tiêu chí ĐG.

+ GV mã hoá mỗi HS trong nhóm bằng các số thứ tự 1;2;3;4. Sau khi giao nhiệm vụ, nhóm HS cùng nhau hồn thành nhiệm vụ theo thời gian quy định.

69

GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm một HS lên trình bày sản phẩm và trả lời câu hỏi phụ để kiểm tra việc nhận thức của HS xoay quanh vấn đề vừa trình bày.

+ Kết quả nhiệm vụ học tập của HS trong giờ học, thảo luận seminar hay thực hành được trình bày dưới dạng báo cáo chung. Kết quả báo cáo được lấy làm điểm KT tính điểm chung cho tất cả các HS trong nhóm. Ví dụ: Nhóm 1: số thứ tự 1 báo cáo; Nhóm 2: số thứ tự báo cáo v.v.

* Các phương án KT này gắn trách nhiệm tương đối cao với từng HS trong nhóm. Đặc biệt, tạo nên sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên, khích lệ, thúc đẩy các HS trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau, giám sát lẫn nhau, tìm cách giải quyết các xung đột trong nhóm, ngăn ngừa những HS lười, ỉ lại và những tác động cản trở để tất cả các HS trong nhóm đạt chất lượng tương đối đồng đều.

3.3.5.3. Phương pháp KT, ĐG hành vi hợp tác thường xuyên

-Mục tiêu phương pháp

Bằng cách tạo điểm thưởng để động viên khuyến khích HS phấn đấu cố gắng trong học tập, mục đích của phương pháp này là ĐG được tính tích cực ở hành vi, kỹ năng hoạt động nhóm hàng ngày của từng HS; đảm bảo được tính khách quan, tính cơng bằng và giúp HS nhận biết được chính xác hành vi, thái độ học tập của mình trong cả quá trình học tập để từ đó điều chỉnh và có những cố gắng vươn lên.

-Nội dung phương pháp

Đây là phương pháp lấy kết quả tích cực trong hoạt động học tập nhóm hàng ngày của HS, của nhóm làm điểm thưởng ĐG tính chuyên cần, tính tích cực và thái độ học tập. Điểm số này sẽ được cộng vào điểm trung bình cộng điểm của cá nhân trong tồn bộ q trình học tập do giáo viên bộ môn quản lý bao gồm: Điểm KT thường xuyên (Điểm bài KT cá nhân; tự học; điểm nhóm/ tuần; điểm nhóm/ tháng) và điểm giữa kỳ theo phương thức đào tạo tín chỉ hiện nay. Phương pháp này động viên, khuyến khích, kích thích HS tích cực học tập có ý thức trách nhiệm hơn trong việc rèn luyện các KN hoạt động nhóm.

70 Phương án 1

+ Xây dựng tiêu chí ĐG căn cứ vào những biểu hiện tích cực học tập và tính thuần thục các KN hoạt động nhóm của HS; căn cứ vào nguyên tắc cho điểm thưởng. Theo chúng tôi thang điểm thưởng tối đa là 1,0 với các mức: 0; 0,25; 0,5; 0,75; 1,0 (điểm) tương ứng với các biểu hiện hành vi sau:

- 0,25 điểm:

+ Chậm chạp khi tham gia thành lập nhóm hợp tác. + Bị nhắc nhở nhiều lần về ý thức.

+ Phá đám hoặc làm bạn bè không tập chung. + Diễn đạt lạc vấn đề hoặc khơng rõ ràng, khó hiểu.

+ Khơng tiếp nhận ý kiến đóng góp; lẩn tránh trách nhiệm cá nhân. - 0,5 điểm:

+ Thao tác thành lập nhóm nhanh nhẹn.

+ Khơng làm những việc ảnh hưởng tới học tập.

+ Bày tỏ quan điểm của mình nhưng khơng mạnh dạn, để phải nhắc nhở. + Diễn đạt vấn đề rõ ràng nhưng chưa thuyết phục.

+ Biết tiếp nhận ý kiến đóng góp.

+ Phát hiện nhưng chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm. - 0,75 điểm:

+ Thao tác thành lập nhóm nhanh nhẹn.

+ Biểu đạt vấn đề rõ ràng, logic, có sức thuyết phục.

+ Biết lắng nghe và động viên khuyến khích để bạn trình bày hay làm việc. + Phát hiện được mâu thuẫn và biết cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm. + Tích cực hợp tác với bạn và kết quả hồn thành nhiệm vụ cá nhân tương đối cao. - 1,0 điểm:

+ Thao tác thành lập nhóm nhanh nhẹn.

+ Biểu đạt vấn đề rõ ràng, logic, có sức thuyết phục.

+ Biết lắng nghe và động viên khuyến khích để bạn trình bày hay làm việc. + Phát hiện được mâu thuẫn và biết cách giải quyết tốt mâu thuẫn trong nhóm.

71

+ Tích cực hợp tác với bạn và kết quả hoàn thành nhiệm vụ cá nhân xuất sắc. (Dành cho những HS nhiệt tình tham gia học tập hợp tác; vui vì được giúp đỡ bạn; biết nghĩ đến người khác; có các kỹ năng học tập hợp tác tốt; hồn thành xuất sắc nhiệm vụ cá nhân, có thể là thành viên nổi trội nhất trong nhóm nếu có).

* Cách đánh giá cho điểm này được ghi chép đánh giá hàng ngày trong từng buổi học, nên các tiêu chí ĐG giáo viên phải công khai (photo) giao tới từng nhóm HS để họ thấm nhuần từ khi bắt đầu môn học. Cuối mỗi buổi học nên dành 3-5 phút cho việc bình xét, ĐG. Bên cạnh nhận xét, ĐG kết quả học tập, hoạt động của nhóm, HS sẽ dành thời gian ĐG cá nhân dựa trên tiêu chí trên với phiếu đánh giá

hàng ngày. Thường thì trong một buổi học HS bình bầu một, vài thành viên xuất sắc đạt điểm thưởng tối đa (trừ trường hợp nhóm hồn thành nhiệm vụ khơng tốt hoặc hồn thành quá tồi).

+ Ngồi ra, để đảm bảo tính khách quan công bằng trong ĐG, GV phải là người theo dõi, quan sát ghi chép hàng ngày. Cùng với đánh giá, bình xét của HS, GV đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên cơ sở điểm trung bình cộng của GV quan sát và HS tự ĐG. Thông thường cứ một tháng GV tổng kết một lần.

Ví dụ: Đánh giá hành vi của từng HS trong nhóm.

Nhóm 1 Buổi 1 Buổi 2 Buổi 3 Buổi 4 Buổi 5 Điểm trung bình

Na 0,75 0,5 0,75 0,1 1,0 0,8

Hiếu 0,75 0,75 0,5 0,1 0,75 0,75

Mai 0,5 0,75 1,0 0,5 1,0 0,75

Hạnh 1,0 1,0 0,75 0,5 0,75 0,8

Mạnh 0,25 0,25 0,5 0,75 0,75 0,5

+ Với phương thức đánh giá này, GV có thể ĐG hành vi hàng ngày và những biểu hiện tiến bộ của từng HS, song đây là hình thức kiểm tra tương đối mất thời gian cơng sức. Địi hỏi GV phải có lịng nhiệt huyết, tính kiên trì, nghệ

72

thuật sư phạm, óc quan sát cũng như kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nhóm. Nhưng ngược lại nó giúp GV ĐG được công bằng, khách quan thái độ, hành vi học tập của từng HS trong học tập.

Phương án 2

+ Xây dựng điểm thưởng thi đua giữa các nhóm trong buổi học căn cứ trên các hành vi hợp tác có hiệu quả. GV có thể xây dựng các tiêu chí điểm thưởng cho các nhóm nhằm khích thích, động viên học tập nhóm có hiệu quả như sau:

- 0,25 điểm: Cho việc thành lập nhóm nhanh < 1 phút.

- 0,25 điểm: Cho nhóm hồn thành nhiệm vụ trước thời hạn sớm nhất.

- 0,25 -> 0,5 điểm: Cho nhóm có các HS làm việc tích cực và hiệu quả

làm việc tốt nhất.

Phương án này tạo dựng được sự hứng thú, kích thích các thành viên trong nhóm cố gắng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, có trách nhiệm cá nhân cao hơn... hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, làm cơ sở cho các kỹ năng hoạt động nhóm của từng thành viên phát triển.

Tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT có tính đa dạng trong mục tiêu. Vậy nên, đòi hỏi phương pháp KT, ĐG cũng phải đa dạng. Khơng q coi trọng thành tích nhóm mà bỏ qua cá nhân; khơng q coi trọng kết quả học tập mà bỏ qua tính tích cực trong hành vi hợp tác. Các phương pháp KT, ĐG nêu trên đều có ưu, nhược điểm riêng. GV trong quá trình DH cần sử dụng uyển chuyển linh hoạt để đạt được tính tồn diện, khách quan, cơng bằng.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)