Người Hà Nhì

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 58 - 61)

1 .Người Tày

4. Người Hà Nhì

4.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú

- Người Hà Nhì là cư dân chủ yếu sống ở miền biên giới Việt – Trung và biên giới Việt – Lào. Họ sống tương đối tập trung ở các huyện Mường Tè (Lai Châu), Bát Xát (Lào Cai). Họ ở thành những khu vực riêng, ít khi xen kẽ với các dân tộc khác. Nhiều xã như Xín Thầu, Chúng Chải, Mù cả, Ka Lăng, Thu Lùm (Mường Tè tỉnh Lai Châu), Y Tí, A Lù (huyện Bát Xá, tỉnh Lào Cai), hồn tồn hặc đa số là người Hà Nhì. Các dân tộc anh em thường gọi là U Ni, Xá U Ni, còn họ tự gọi là Hà Nhì Già (người Hà Nhì). Ngày nay tên Hà Nhì được phổ biến hơn và trở thành tên gọi chính thức của một dân tộc.

- Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau về phương ngữ, y phục và phong tục tập qn thì người Hà Nhì có các nhóm Cổ Chồ và La Mi. Nhóm Hà Nhì ở hun Bát Xát là một nhóm riêng biệt, y phục của họ không thêu như những nhóm khác, mà chỉ dùng một màu chàm sẫm, nên có tên là Hà Nhì Đen với dân số khoảng 12 ngìn người , tiếng nói thuộc nhóm Tạng – Miến, ngữ hệ Hán – Tạng. Họ là cư dân từng sinh sống lâu đời ở Phía Nam Trung Quốc, họ di cư vào khoảng hơn 300 năm do không chịu được sự áp bức bóc lột của người Hán.

58 4.2 Đặc trưng văn hóa của người Hà Nhì.

- Họ có truyền thống đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, đã có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của giàng Tà Dần (người Hơ Mông và trần Sứ (người Hà Nhì)… sau này người Hà Nhì một lịng một dạ theo đảng, góp phần bảo vệ vùng biên giới Việt Nam.

- Nguồn sống của người Hà Nhì là trồng lúa trên ruộng bậc thang và trên nương rẫy. Họ có kinh nghiệm làm thủy lợi, khơi mương , đắp phai, đắp đập làm hệ thống dẫn thốt nước. Cơng cụ phục vụ sản xuất gồm cuốc bàn, cuốc chim, dao phát nương, gặt đầu bằng gỗ. Họ biết dùng phân chuồng để bón ruộng.

- Chăn nuôi cũng tương đối phát triển, ni trâu bị để dùng sức kéo và họ có đàn trâu bị rất phát triển, ngồi ra họ cịn ni gà, vịt, ngan, ngỗng…

- Nghề thủ cơng của người Hà Nhì cũng rất phát triển như: dệt vải, đan lát, nhộm chàm, do có nghề trồng bơng nên họ tự túc lấy vải may quần áo để mặc. Riêng ở Lào cai khơng thích hợp cho trồng bơng nên họ thường đem đồ đan và gia cầm đổi lấy bông, vải của người Gáy, người Dao ở tây bắc.

- Người Hà Nhì có tập qn bao giời cũng dùng nương tốt nhất để trồng Bông, họ dệt vải trên những khung cửi nhỏ, khổ vải chỉ rộng 20cm, vải được nhộm chàm nhiều lần, vải bền màu, mịn đẹp. Người Hà Nhì ở Lào Cao thường chú trọn đến việc trồng chàm và kỹ thuật nhộm chàm. Chàm ở đây được trồng nhiều ở trên nương, trồng gối vụ sau khi đã trồng ớt nên gọi là nương ớt.

- Xưa kia người Hà Nhì trồng nương theo phương thức du canh du cư, phân tán theo nương rẫy thành từng chịm. Mỗi chịm có vài ngơi nhà cách nhau một quả núi. Các chòm xưa kia sống rải rác, nay đã hợp thành bản đơng đúc, mỗi bản có từ 20 đến 30 nóc nhà.

59

- Bộ phận làm ruộng bậc thang thì họ đã định cư từ lâu, có nhiều bản định cư tính đến nay đã có hơn 100 năm.

- Người Hà Nhì có nhà tường đất chắc chắn để chống giá rét. Tường có 2 lớp đắp cao, mái dốc, khơng có hiên, chỉ có một cửa ra vào. Nhà ở của người Hà Nhì ở Mường tè có tường thấp, có hàng hiên phía trước, cách bố trí trong nhà chia làm 2 phần, nửa trong ngăn ra từng buồng làm nơi sinh hoạt gia đình, bên ngồi dành nơi tiếp khách.

- Trang phục của người Hà Nhì cũng chia làm 2 loại:

+ Ở Tây Bắc phụ nữ Hà Nhì ưa mặc quần áo sặc sỡ, gần giống với trang phục của người La Hủ, áo ngồi ngắn khơng xẻ ngực mà cài các cúc bên nách phải, trang trí bằng cách đính những đồng xu khuy bạc hình bán cầu, có nhiều người dát hạt cườm bên nửa bên phải thân áo đằng trước.

+ Phụ nữ Hà Nhì ở lào Cai mặc áo ngắn tới đầu gối, gấu to, trên nền của vải chàm khơng trang trí, phong tục cổ xưa ở Tây Bắc trai gái Hà Nhì nhộm răng bằng cánh kiến đỏ.

- Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ có nhiều chi, mỗi chi thường nêu tên ông tổ làm tên gọi. Nhất là nhịp tết Nguyên Đán họ có tục chu cư là kể lại nguồn gốc gia phả của mình, họ cịn nhớ đến hơn 10 đời về các thế hệ cha, ông và thủy tổ.

Gia đình của người Hà Nhì là gia đình nhỏ, có từ 6 đến 8 người, cá biệt có gia đình có từ 16 đến 17 người gồm bố mẹ, một con trai đã có vợ con và một số con trai, con gái chưa có gia đình. Người hà Nhì ở vùng Mường Tè thì tồn tại kiểu gia đình lớn.

60

- Quan hệ hơn nhân: tự do tìm hiểu, nguyên tắc cấm những người cùng họ, cùng chi kết hôn với nhau. Người Hà Nhì ở Bát xát khơng có tục ở rể, cịn người hà Nhì ở Mường Tè thì có tục ở rể từ 3 đến 4 năm, trước đây có thể là 12 năm. Sau khi kết hôn vợ đổi sang họ của chồng.

- Có nhiều các đặt tên cho trể em: lấy tên con vật, một sự kiện nào đó đặt trước tên riêng; hoặc theo cách phụ tử liên danh là tên bố tiếp liền đến tên con (ở vùng Mường Tè)

- Người Hà Nhì có một nền văn học nghệ thuật khá phát triển, kho tàng truyện cổ, truyện thần thoại, truyện thơ, những câu truyện cổ rất nổi tiếng, những trường ca Đất Hà Nhì (Hà Nhì Mi chạ), hoặc truyện kể Đời sống người Hà Nhì (Hà Nhì Đề La)… có nhiều truyện thơ dài kể về đám cưới, kể về phong tục tập quán khi xưa.

- Thanh niên Hà Nhì rất thích chơi đàn tính, vào những ngày tết nam nữ thanh niên tập trung ca hát, chơi nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, chơi cầu, bập bênh, đánh quay.

- Người Hà Nhì rất hiếu học, đến nay họ đã thanh tốn nạn mù chữ, xây dựng kinh tế, quê hương ngày càng ấm no.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)