Một số dân tộc khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 61)

1 .Người Tày

5. Một số dân tộc khác

Dải đất hình chữ S Việt nam là nơi cộng cư của 54 dân tộc anh em. Người Kinh là dân tộc đông đảo nhất chiếm khoảng 85% dân số và sơng hầu khắp các địa hình trên cả nước. Cịn 53 dân tộc thiểu số chiến khoảng 15% dân số và họ sống trên vùng núi, chỉ một số dân tộc sống ở đồng bằng như dân tộc Khơ me, dân tộc Hoa,…

61

Cịn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Họ nói tiếng Mường , ngơn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường thuộc ngữ tộc Môn - Khơ Me của ngữ hệ Nam Á. Người Mường tập trung đơng nhất ở tỉnh Hịa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả điều ta dân số năm 2019 là 1.452.095 người. Người Mường có quan hệ rất gần với người Việt, có cùng nguồn gốc với người Việt. Các nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Vào thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống cổ đến nay là người Mường.

5.2.Dân tộc Mạ

Người Mạ là một trong những cư dân bản địa sống lâu đời ở cao ngun miền Trung nước ta, ngồi ra họ cịn có những tên khác: Châu Mạ, Chơ Mạ, Chê Mạ. Thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn –Khơ Me, dân số khoảng 26.000 người. Địa bàn cư trú của họ chủ yếu tập trung ở các huyện Di Linh, Đức Trọng, thị xã Bảo Lộc, ngồi ra cịn một bộ phận cư trú ở Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Phước. Người Mạ có những nhóm địa phương sau:

+ Mạ Ngăn là Mạ chính dịng, cư trú ở lưu vực sơng Đa Dong và phía Tây và phía Bắc thị xã Bảo Lộc

+ Mạ Xốp là người Mạ cư trú ở vùng đất sét (xốp)

+ Mạ Tô cư trú ở thượng lưu sông La Ngà trên cao nguyên Blao, có nhiều quan hệ với người Co Ho

+ Mạ Krung là người Mạ cư trú ở vùng bình ngun từ phía Tây Bảo Lộc đến vùng Định Quán -Đồng Nai

62

Tập quán canh tác của họ là phát nương làm rẫy, săn bắt. Công cụ chính là rìu dùng đốn cây, dao rừng dùng để phát chặt cành cây nhỏ, gậy chọc lỗ trỉa hạt, gùi,…Trong q trình canh tác nơng nghiệp, người mạ tiến hành các nghi thức lễ nghi nơng nghiệp cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt như: cúng thần lửa (tơ yang us) trước khi vào rừng đốt rẫy, khi gieo hạt trên rẫy phải làm lễ tơ yang koi,..

Xã hộ truyền thống của người Mạ lấy đơn vị cư trú là bon, bao gồm từ một đến nhiều ngôi nhà dài. Nhà sàn dài là nhà truyền thống của người Mạ, trước đây có những ngôi nhà dài đến 100m, thường là từ 15 - 20m. Trong mỗi nhà dài họ đều có chung một ơng tổ. Vật liệu xây dựng là gỗ, tre, nứa, bương, hai mái lợp lá rsơi. Mỗi căn hộ có một bếp riêng và của mở về phía mái

Trang phục của người Mạ thì nam giới đóng khố cởi trần, phụ nữ mặc váy, quàn, áo chui đầu, khi mùa lạnh họ khoác thêm tấm vải chống lạnh

Tập quán truyền thống của người Mạ là cà răng, xâu lỗ tai để đeo vòng cỡ lớn rất to được làm bằng ngà voi hoặc khoang nứa. Phụ nữ thường đeo hạt cườm trên cổ màu ngũ sắc cùng với đơi vịng bằng đồng. Dù nam hay nữ họ thích đeo vòng đồng ở cổ chân, cổ tay để làm đẹp

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Sinh viên có kiến thức về văn hóa, đã học các mơn cơ sở ngành du lịch.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: sinh viên học trên lớp, đọc tài liệu, thuyết trình.

63

Thuyết trình về nguồn gốc cư trú, phong tục lối sống, tập quán và những đặc trưng văn hóa của các dân tộc ở Trung bộ và miền núi Bắc bộ: người Tày, người Nùng, người Thái, người Hà Nhì,...

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá:

+ Nguồn gốc, địa bàn cư trú phong tục và tập quán lối sống của một số dân tộc tiêu biểu ở Trung bộ và miền núi Bắc bộ: người Tày, người Nùng, người Thái, người Hà Nhì,...

+ Những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Hà Nhì,...

+ Địa bàn cư trú của các dân tộc ở Trung bộ và miền núi Bắc bộ - Ghi nhớ:

+ Đặc trưng vă hóa cơ bản, phong tục tập quán, lối sống, nguồn gốc và địa bàn cư trú của các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Hà Nhì,...

64

BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

Giới thiệu: Bài 5 giới thiệu những đặc điểm chính của các dân tộc thiểu

số ở Việt Nam. Đó là những đặc điểm về dân số, về địa bàn cư trú, về kinh tế, … Giới thiệu sơ lược về xu hướng phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số để từ đó sinh viên có cái nhìn tồng diện về dân tộc thiểu số ở nước ta.

Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu biết tổng quát về 53 dân tộc ít người ở

nước ta, 53 dân tộc nhưng chỉ chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam. Qua bài này và kết hợp với những bài học trước sinh viên có thể vận dụng vào trong bài thuyết trình của mình khi hướng dẫn khách du lịch đến các bản làng dân tộc ít người.

Nội dung chính:

Bài 5: Đặc điểm và xu hướng phát triển văn hóa của các tộc người ở nước ta 1. Đặc điểm chung của các tộc người thiểu số ở nước ta.

1.1.Về dân số

1.1.1. Biểu hiện của sự chênh lệch

- Chênh lệch giữa người Việt và các tộc người thiểu số: người Việt chiếm 85,7% dân số cả nước, trong khi 53 tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số (dân số năm 2009).

- Chênh lệnh giữa các tộc thiểu số với nhau: trong 53 tộc có 5 tộc có trên 1 triệu người (Thái, Tày, Mường, Khơ-me, H mơng); trong khi chỉ có 5 tộc có dưới 1000 người (Si La, Pu Péo, Rơ-măm,Brâu, Ơ-đu). Đáng lưu ý là khoảng cách giữa các nhóm dân tộc có dân số từ 1 triệu người trở xuống ngày càng lớn (khơng có nhóm nào có dân số trong khoảng từ 74 vạn xuống 42 vạn).

65

- Chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng: trong khi phần lớn các tỉnh miền núi chỉ có mật độ dân số bình qn trên dưới 100 người/ 1km2, thậm chí có những tỉnh chỉ vài chục người (như tỉnh Lai Châu chỉ 34 người, tỉnh Kon Tum 38 người) thì ở vùng đồng bằng, cư dân tập trung đơng đúc (ở Bắc Bộ thấp nhất là tỉnh Ninh Bình, 657 người/km2; cao nhất khơng kể Hà Nội là các tỉnh Bắc Ninh 1225 người, Hưng Yên 1214 người; ở Nam Bộ thấp nhất là tỉnh Cà Mau 203 người, cao nhất là Cần Thơ 811 người, không kể thành phố Hồ Chí Minh).

- Chênh lệch giữa nông thôn và đô thị: không chỉ ở các tỉnh đồng bằng (như đã nêu), mà ở các tỉnh miền núi cũng có sự chênh lệch giữa hai khu vực. Dân cư tập trung đông đúc tại các đơ thị, trong đó 18 thành phố miền núi là: Điện Biên Phủ, Sơn La, n Bái, Lào Cai, Hịa Bình, Việt Trì (vùng Tây Bắc), Đơng Bắc), Plây Ku, Kon Tum, Buôn Mê Thuật, Đà Lạt (vùng Tây Nguyên) 1.1.2.Ảnh hưởng của chênh lệch về dân cư:

Sự chênh lệch về dân cư trên đây có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt:

- Về kinh tế-xã hội: gây khó khăn trong bố trí cơ cấu kinh tế, đào tạo và bố trí nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế-xã hội ở miền núi và vùng các tộc người thiểu số, nhất là các tộc có dân số q ít.

- Về văn hóa:chênh lệch dân số dễ làm cho những vùng núi, vùng sâu, vùng xa “bị đói văn hóa”, đối mặt với nguy cơ mai một văn hóa; cịn ở những vùng có nhiều dân tộc người sống đan xen dễ gây ra hiện tượng văn hóa của các tộc người có dân số ít bị hịa vào văn hóa của nhóm đơng hơn.

1.1.3. Giải pháp khắc phục:

66

+ Đối với các tộc người đông dân phải thực hiện triệt để cơng tác dân số- kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ lệ tăng dân số không tương xứng với tăng trưởng của kinh tế, nhất là về nguồn lương thực, do đất đai canh tác dần bị thu hẹp vì nhiều lí do (đất bị thối hóa, ruộng đất canh tác biến thành thổ cư hoặc phục vụ phát triển dân sinh - kinh tế; đặc biệt các dân tộc làm nương khơng cịn giữ được phương thức canh tác luân canh - hữu canh như cũ)

+ Đối với các tộc người có dân số q ít, phải có chính sách bảo tồn nịi giống họ trên cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

- Về kinh tế, sự chênh lệch về dân cư đòi hỏi phải thực hiện lại sự phân công lao động, dân cư, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế (xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương hiệp ở các vùng miền núi)

- Về văn hóa, để hạn chế và khắc phục tình trạng đói văn hóa và mai một văn hóa do sự chênh lệch về dân cư gây ra, phải có chiến lược bảo tồn văn hóa các tộc người, nhất là các tộc có dân số quá ít.

1.2.Về tính chất cư trú

1.2.1.Biểu hiện của cư trú xen kẽ và hình thành vùng tộc người

Trong 54 dân tộc, Người Việt có địa bàn sinh sống và tập trung là trung du, châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, sau chuyển đến sống đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhìn chung, địa bàn cư trú của người Việt là “đậm đặc” riêng biệt từ trung du, đồng bằng Bắc Bộ, vào đến đồng bằng Trung Bộ và Nam Bộ.

Trong khi đó, các tộc người thiểu số thường cư trú xen kẽn với nhiều tộc khác, khơng có tộc nào cư trú trên lãnh thổ riêng, trong một khu vực rộng lớn,

67

như thuộc tỉnh hoặc rộng hơn. Vì thế, có tỉnh, huyện đến có hàng chục dân tộc sinh sống.

Gắn với sự cư trú đan xen là việc hình thành các vùng tộc người, mỗi vùng có nhiều tộc sinh sống, phần lớn các vùng có 1-2 tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cao hơn đóng vai trị là “ trung tâm điểm”, tức các tộc người có ảnh hưởng tương đối tồn diện trong vùng, Có thể kể ra các vùng tộc người lớn là:

-Vùng Tây Bắc có 25 dân tộc, trong đó người Thái (ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên) và người Mường (tỉnh Hịa Bình) đóng vai trị “Trung tâm điển).

-Vùng Đơng Bắc: có 15 dân tộc, người Tày, Nùng giữ vai trò “trung tâm điểm”

-Miền núi Thanh Nghệ: có 8 dân tộc sinh sống, trong đó người Thái, người Mường đóng vai trị “trung tâm điểm”

-Vùng Trường Sơn (khu vực miền núi từ Hà Tĩnh đế Bình Định) có 21 dân tộc, khơng có dân tộc nào giữ vai trò trung tâm điểm, do đây là vùng bị chia cắt mạnh về địa hình, lịch sử tộc người.

-Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh Tây Nguyên và vùng núi tỉnh: Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai) có 29 dân tộc. tộc người trung tâm điểm thì thuộc từng tỉnh

-Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: vùng đồng bằng ven biển từ Thừa Thiên Huế vào đến Bình Thuận là nơi của 3 dân tộc Việt, Chăm, Hoa

-Vùng đồng bằng Nam Bộ là nơi cộng cư của dân tộc: Khơ Me, Chăm, Hoa, Việt.

68

Trong mỗi vùng lại có “tiểu vùng” với nhiều tộc người sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có một tộc người giữ vai trị “trung tâm điểm”, tộc người này có thể trùng hoặc khơng trùng với tộc người trung tâm điểm của vùng.

Khi xét vai trò “trung tâm điểm” của một tộc người tại một vùng hay tiểu vùng là xét đến các yếu tố:

+ Có dân số đơng hơn, nổi trội

+ Có trình độ phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cao hơn.

+ Tiếng nói được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp thường ngày, thậm chí cả trong cơng sở ngồi thời gian hành chính.

+ Lực lượng cán bộ đơng hơn, nắm giữ được nhiều vị trí then chốt trong hệ thống chính trị các cấp.

+ Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các tộc khác trong vùng. 1.2.2.Ảnh hưởng của cưu trú xen kẽ

Tính chất cư trú xen kẽ trên đây có mặt thuận lợi là tạo ra sự đa dạng văn hóa, tạo ra điều kiện để các tộc người giao lưu, học hỏi những cái hay, cái đẹp của nhau, thúc đẩy q trình xích lại gần nhau giữa các tộc người.

Đối với du lịch: sự đa dạng văn hóa do cư trú xen kẽ tạo điều kiện để phát triển du lịch, tại các vùng có nhiều tộc người cùng sinh sống có thể hình thành các điểm du lịch, giúp cho khách du lịch có thể tìm hiểu văn hóa của nhiều tộc người (ví dụ ở Sa Pa có nhiều tộc người sinh sống: Hmông, Dao, Dáy, Tày với các bản sắc văn hóa rất rõ nét)

Tuy nhiên, cư trú xen kẽ cũng có điểm khơng thuận là gây khó khăn cho một số mặt:

69

-Việc quản lý xã hội: do các tộc người khác nhau về lối sống, phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, tâm lý, tính cách nên không tránh khỏi sự khơng đồng thuận, thậm chí cả xích mích giữa các bộ phận cư dân một số tộc ở một vài địa phương. Địi hỏi các cấp chính quyền phải giải quyết một cách tế nhị, khoa học, nhất là đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ở những nơi có nhiều tộc người sinh sống đan xen.

-Đối với văn hóa, cư trú xen kẽ dễ làm mai một văn hóa của các tộc người có số dân ít, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, sống cạnh các dân tộc có dân số đơng, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn; địi hỏi phải có chiến lược bảo tồn văn hóa của các tộc người đó.

1.3.Về địa bàn cư trú

Đặc điểm nổi bật về cư trú của các tộc người thiểu số ở nước ta là sống tại những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trường sinh thái.

Trong 53 dân tộc thiểu số, có 3 dân tộc cư trú ở đồng bằng (Khơ me, Hoa, Chăm), 50 dân tộc sinh sống tại vùng miền núi, trung du, thuộc 12 tỉnh vùng cao và 9 tỉnh miền núi.

-Mười hai tỉnh vùng cao là: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Bắc), Điện Biên, lai Châu, Lào Cai, Sơn La (Tây Bắc), Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng (Tây Nguyên).

-Chín tỉnh miền núi là: Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang (Đông Bắc), Hịa Bình, Phú Thọ, n Bái (Tây Bắc), Bình Phước (Đơng Nam Bộ).

70

Ngồi ra cịn có các huyện, xã vùng cao của các tỉnh miền núi (huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu ở Yên Bái); các huyện, xã miền núi ở các tỉnh đồng bằng (huyện Lập Thạch của Vĩnh Phúc, các xã miền núi của huyện Quốc Oai, Thạch Thất ở Hà Nội…)

Địa bàn các tộc người thiểu số sinh sống có vị trí quan trọng chiến lược trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trường sinh thái.

-Về Kinh tế:

+ Ngoài đồng bằng (nơi cư trú của dân tộc: Khơ Me, Hoa, Chăm, Việt), vùng các dân tộc thiểu số cịn có rừng và biển là hai thế mạnh, hai hướng phát triển kinh tế qun trọng của Việt Nam trong tương lai.

+ Vùng các dân tộc thiểu số cịn có các cửa khẩu để phát triển thương mại; một số cửa khẩu đảm nhiệm chức năng ngoại giao. Đó là cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Tây Trang (Điện Biên), Xốp Cộp (Sơn la), Nậm Cấn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum), Đăk Pơ (Đắk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Xà Ma (Kiên Giang),..

-Về chính trị: Các tộc người thiểu số có tính thực thà, dễ tin người nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, bị kẻ địch kích động chính trị. Sự ổn định về chính trị -

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)