1.Người Chăm
1.1. Lịch sử tộc người
- Người Chăm sinh sống ở Trung Bộ từ thế kỷ 1 tr.CN, gồm 2 thị tộc: + Thị tộc Cau: đại diện cho tầng lớp bình dân, sống ở các vùng: Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Thị tộc Dừa: đại diện cho tầng lớp quí tộc, sống ven biển từ Thừa Thiên Huế, đến Quảng Ngãi, Bình Định.
- Trong quá trình tiếp thu với các tôn giáo và các nền văn hóa, người Chăm đã chia làm 3 bộ phận:
+ Người Chăm Hơ roi: bộ phận này cịn giữ được nhiều hình thái sơ khai chưa chịu ảnh hưởng các tôn giáo thế giới như đạo Phật, đạo Hồi
25
+ Bộ phận theo đạo Phật (Bà la Môn hay Ấn Độ giáo) hay còn gọi là Chăm Ka phia chiếm khoảng 2 /3 người Chăm sống ở Miền trung
+ Bộ phận theo đạo hồi: (Chăm Bà Ni) sau chia làm 2 nhóm
* Nhóm theo đạo Hồi Bà Ni (Hồi giáo cũ ở Ninh thuận, Bình Thuận ) tổ chức xã hội khơng khác gì nhóm theo phật giáo
* Nhóm theo Hồi giáo Islam (Hồi giáo mới, di cư vào Nam Bộ, phát triển thời Mỹ Ngụy) có xu hướng gắn kết với cư dân Ả Rập, nên có những đặc điểm khác biệt so với nhóm theo đạo Phật và Hồi giáo cũ.
1.2. đặc điểm xã hội: Người Chăm theo chế độ mẫu hệ có những đặc điểm nổi bật sau:
- Con cái đều theo họ mẹ và họ mẹ là họ nội, họ bố là họ ngoại. Vì vậy, cấm ngặt con gì con già lấy nhau. Hơn nhân con chú con bác, con cô con cậu được coi là phù hợp và tốt (trừ trường hợp con gái cô lấy con trai cậu )
- Phụ nữ chủ động tìm bạn đời (bắt chồng) và gia đình nhà gái chủ động hôn nhân, lo tổ chức cưới xin. Việc hôn nhân của con gái trước đây điều do bố mẹ quyết định.
- Cư trú sau hôn nhân ở bên nhà vợ. Người chồng ở cùng gia đình nhà vợ cho đến khi em gái kế tiếp của vợ lập gia đình riêng. Sau đó, đơi vợ chồng được cất một ngôi nhà riêng, trong khuôn viên của nhà vợ hoặc ở gần đấy, trong phạm vi cư trú của dòng họ nhà vợ.
- Phụ nữ làm chủ gia đình, quản lý tiền bạc, thóc lúa và giữ ba vật tượng trưng cho quyền lực gia đình đó là: hộp trầu đựng cau, mâm năm chân để bày đồ cúng tế, màn vải “nin” để bày ra khi cúng tế; lo thờ cúng tổ tiên gia đình và dịng họ (bà tổ)
26
- Con gái được quý trọng và mới là đại diện chính thức cho quyền thừa kế, trong đó con gái út được quý trọng, thương yêu hơn cả, được hưởng nhiều tài sản thừa kế hơn. Vì vậy, ai khơng có con gái thì bị coi là tuyệt tự. Con trai khi đi lấy vợ được bố mẹ đẻ giúp ruộng đất, vốn để tạo lập cuộc sống gia đình, nhưng không được thừa kế (khi người chồng chết, vợ hoặc gia đình nhà vợ phải hồn lại số tài sản mà nhà chồng đã trợ giúp, nếu nhà chồng địi)
- Người đàn ơng phải gánh vác các công việc nặng nhọc, là trụ cột lo toan cuộc sống gia đình (kể cả việc đối ngoại), song lại khơng có hoặc ít quyền hạn trong việc giải quyết các công việc của nhà vợ, trong khi vẫn phải chịu sự ràng buộc dòng họ và gia đình mẹ đẻ của mình (nhất là ở nhóm Bà Ni). Khi chết, người đàn ông được đưa về chôn ở nghĩa địa của họ mẹ mình. Người Chăm thường ví, người đàn ơng đi lấy vợ là đi “ni người ta lúc chết” hay “ khi sống thì tậu cho người, khi chết thì đem xương về cho dịng họ”.
- Mỗi dòng họ thường cư trú trong một khu vực riêng, dòng họ do một phụ nữ đứng đầu, có kiêng kỵ riêng, nghĩa địa đặt theo dịng họ mẹ.
Các cuộc tế lẽ gia đình, dịng họ do nam giới thực hiện, song thơng qua tổ chức người mẹ (hoặc người vợ). theo chế độ mẫu hệ song người Chăm sớm xây đựng được nhà nước Chăm Pa hùng mạnh, tồn tại từ đầu công nguyên đến thế kỷ 16.
Do ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, nên xã hội Chăm xưa được chia thành 4 đẳng cấp: Tăng lữ, q tộc, bình dân, và người cùng khốn, nơ lệ. Ngày nay sự phân biệt đẳng cấp trên vẫn còn, nhưng tên gọi theo đẳng cấp tiếng Chăm đã thay đổi. Bên cạnh đó sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.
Đơn vị cư trú, cũng là đơn vị cơ sở xã hội của người Chăm là Pờlay, giống như làng của người Việt. Làng được dựng trên những khu đất cao, hay
27
gò đồi, bên dưới là đồng ruộng. Làng được cấu trú theo hình trịn. Mỗi làng từ 50 – 70 gia đình, chia thành các nhóm huyết thống, ngăn cách với nhau bằng các rào tre chắc chắn, giữa các gia đình cũng có hàng rào nhỏ có lối đi chung.
Mỗi làng Chăm là một thiết chế tự quản trên tất cả các mặt. Làng có ban quản lý đập, gồm các chức danh: cai đập, cai mương , cai lệ, để bảo vệ đập và nguồn nước, phân phối nước theo qui định chung của làng. Các ông cai này cùng với các thầy cúng thực hiện các nghi lễ cầu cúng ở khu vực đập và đầu nguồn nước. Còn các nghi lễ của cộng đồng làng thì do thầy Vỗ và ơng Bóng chủ trì (nhóm Chăm Bà Ni và Bà la Mơn)
Mỗi làng Chăm Bà La Mơn có hội đồng phong tục, gồm các chức sắc, các trí thức và người cao tuổi có uy tín. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các phong tục, giải quyết các mâu thuẫn cộng đồng, các vụ vi phạm luật tục
Mỗi làng Chăm đều có ban lãnh đạo thánh đường, ở nhóm Chăm Islam có ban Ha Ken. Các ban này do các tu sĩ, tín đồ bầu ra , nhiệm kỳ 3 -5 năm.
Giữa các làng Chăm Bà La Môn và Chăm Bà Ni có hội đồng tôn giáo chung, 3 năm họp một lần tại thánh đường Bà Ni để thống nhất lịch pháp chung, qui định cúng lễ, kiêng cữ của 2 đạo và xử phạt người của 2 bên vi phạm các qui ước chung.
Thiết chế của cộng đồng làng ở nhóm Chăm Hơ roi về cơ bản cũng giống như làng của các dân tộc Tây Nguyên
Trong làng Chăm ở tất cả các nhóm theo tơn giáo khác nhau, tầng lớp tu sĩ có vai trị quan trọng, nhất là thầy cả (Ơn Grù). Họ có kiến thức rộng, am hiểu giáo lý của đạo và các luật tục. Các cá nhân nếu có các cuộc tranh chấp,
28
kiện cáo, thường nhờ các thầy đứng ra giải quyết. Ở nhóm Bà La Mơn những người giài có vai trị và ảnh hưởng rất lớn.
2. Người Khơ Me 2.1 đặc điểm xã hội: 2.1 đặc điểm xã hội:
- Sống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Ngồi ra cịn có một số tỉnh: Tây Ninh,Vĩnh Long, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh. Họ có nguồn gốc từ Cam Phu Chia (gọi là người Việt gốc Miên )
- Người Khơ Me: sống bằng nghề nông nghiệp làm ruộng nước kết hợp chăn ni trâu bị, lợn gà , nghề đánh cá, diệt vải, làm đường thốt nốt … Nhóm cư dân sống ở đơ thị thì thạo nghề bn bán,quan hệ mật thiết với cư dân người Việt và người Hoa
2.2. đặc điểm văn hóa:
- Lễ hội: Người Khơ Me có nhều lễ hội tiêu biểu, thu hút du khách trong hoạt động văn hóa, du lịch như:
+ Lễ tết Chuôm Chnam Thmay: là lễ cúng ông bà tổ chức vào ba ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch:
Ngày đầu: mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới đẹp lên chùa làm lễ rước lịch mới
Ngày 2: các tín đồ dâng cơm trưa cho các vị sư. Các vị sư trước khi ăn thì tụng kinh cầu một năm mưa thuận gió hịa.
Ngày thứ 3: về nhà làm lễ tạ tội, tẩy bỏ bụi trần, dâng bánh trái cho ông bà cha mẹ cao tuổi
29
+ Lễ Ok ang Bok: lễ cúng trăng, tổ chức vào rằm tháng 10 (âm lịch), mục đích là cầu được mùa, lễ được tổ chức ở sân nhà hoặc một khoảng sân trống có thể ngắm trăng được. Sau lễ người dân tổ chức hội đua nghe ngo giữa các phum sóc.
- Người Khơ Me thờ phật cúng tổ tiên, tín ngưỡng của họ là thờ Phật. - Chùa của người Khơ me có nhiều nét khác với chùa của người Việt, trước năm 1975 ở vùng Đồng bằng nam Bộ có trên 400 chùa. Có những ngôi chùa đẹp nổi tiếng mà du khách phương xa hay viếng thăm như: chùa Dơi ( còn gọi là chùa Mã Tộc), chùa Khleng, chùa Đất Sét…
- Con trai Khơ Me có tục lệ là lớn lên là phải vơ chùa học tập, tu khoảng 2 -5, học kinh phật và học chữ Khơ me sau đó mới được hồn tục, lập gia đình.
- Ngồi đạo phật người khơ Me có những tín ngưỡng truyền thống như: +Tín ngưỡng tơ tem thờ rồng: do sống ở vùng nhiều sình lầy, rồng thường được gắn trên nóc chùa, đền đài.
+ Các thần bảo hộ: A răck: thần bảo hộ gia đình, dịng họ.. + Tín ngưỡng cầu mưa đầu năm mới…
3. Người X Tiêng.
3.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú
Người Xtiêng là dân tộc cư trú lâu đời ở Việt Nam. Họ quần tụ ở vùng biên giới Tây Nam chủ yếu ở các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Địa bàn cư trú của người Xtiêng giáp với người Mơng ở phía Bắc, người Mạ ở phía Đơng, và người Khơ Me ở phía Tây. Người Xtiêng có một số nhóm địa phương như: Bù Lơ, Buf Đek, Bù Biêk, nhoài ra cịn có tên gọi khác là Xa
30
Điêng, Xa Chiêng, tên tự gọi là Xtiêng. Dân số khoảng trên 50 ngìn người , tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơ Me thuộc hệ Nam Á.
3.2. Đặc trưng văn hóa của người XTiêng
+ Hoạt động sản xuất: Nguồn lương thực chính là lúa gạo, khoảng 80% lúa gạo do rẫy cung cấp, được trồng theo lối "phát-đốt-chọc-trỉa", kết quả mùa màng phụ thuộc lớn vào thiên nhiên và việc bảo về trước sự phá phách của chim muông. Công cụ làm rẫy chủ yếu gồm rìu và dao xà gạc để khai phá rừng, sau khi đốt thì dùng cây cào tre có 5 răng để dọn rồi đốt lại, khi trỉa dùng gậy nhọn (mỗi tay cầm một chiếc) để chọc lỗ, đồng thời gieo hạt giống theo, làm cỏ bằng loại cuốc con (về sau thay thế bằng cái xà - bát người Việt sử dụng), dùng tay tuốt lúa. Hái lượm, săn bắt và kiếm cá đưa lại nguồn lợi quan trọng thiết thực. Gia súc phổ biến gồm: trâu, bị, lợn, chó, một số hộ ni voi; gia cầm chủ yếu là gà. Có nghề dệt vải và đan lát. Việc mua bán thường dùng vật đổi vật (nay dùng tiền) có quan hệ hàng hoá với người Việt, Khơme, Mnông, Mạ và cả với bên Campuchia.
+ Ăn: Người Xtiêng ăn cơm tẻ, cơm nếp. Thực phẩm thường ngày của họ chủ yếu là những thứ kiếm được trong rừng và sông suối. Thức uống truyền thống nước lã, rượu cần. Họ hút thuốc lá bằng tẩu
+ Ở: Người Xtiêng phân bố tập trung tại tỉnh Bình Phước, một số ở Tây Ninh và Ðồng Nai. Vùng cao ở nhà trệt, mái trùm gần xuống mặt đất và có nơi uốn trịn ở hai đầu hồi và ở một mặt bên. Vùng thấp thường làm nhà sàn khá khang trang, vách dựng nghiêng phía trên ra ngoài. Theo nếp xưa, mỗi làng chỉ gồm một vài ngơi nhà dài, nay hình thức nhà ngắn của từng hộ đang phát triển.
Người Xtiêng sống thành từng làng nhỏ, mỗi làng có từ 10 - 20 gia đình nhỏ, vị trí mỗi làng cách khá xa. Để đề phòng nạn trộm cướp, giặc giã mỗi làng
31
đều có hàng rào bảo vệ kiên cố. Người X tiêng ở nhà sàn dài, nhà làm bằng gỗ, tre nứa (vật liệu sẵn có), xung quanh nhà được che bằng phiên liếp. Bên trong ngơi nhà thường được bố trí làm hai phần theo chiều dọc, phần để ngủ cách mặt đất nửa mét, là phần chính của ngơi nhà, phía dưới sàn là sạp nhỏ dùng để tiến hành các nghi lễ tôn giáo hoặc là nơi ngủ của khách nam giới qua đêm. Nhà nào cũng có hiên và cửa để hón gió, gọi là sân chơi dùng để họp mặt bạn bè, giao lưu,..
+Trang phục người Xtiêng rất đơn giản: đàn ơng đóng khố cởi trần, đàn bà mặc váy áo, cũng có khi cởi trần. Đặc biệt vào mùa đông đàn ông cũng như đàn bà chỉ choàng một tấm vải để chống rét. Người X tiêng để tóc dà, búi tó sau gáy, xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng gỗ hoặc bằng ngà voi, có tập quán xăm mặt, xăm mình. Khơng phân biệt già trẻ, gái trai, họ thích đeo các loại vịng dài tới vú, trẻ em dưới 4 tuổi thích đeo lục lai ở hai chân, ngày xưa có tục cà răng
+ Phương tiện vận chuyển: Các loại gùi rất thông dụng, cách gùi như ở các tộc Thượng khác.
+ Quan hệ xã hội: Mỗi cặp vợ chồng và con cái là một "bếp". Nhiều bếp hợp thành một nhà. Mỗi làng xưa gồm một vài nhà, càng về sau số nhà càng tăng do việc tách hộ ở riêng.
+ Cưới xin: Thơng thường nếu nhà trai có đủ của cải sính lễ, cơ dâu về ở đằng chồng, nhưng thực tế phần đơng phải ở rể do chưa có đủ đồ dẫn cưới theo yêu cầu của nhà gái (đị dẫn cưới có thể là những vật như: ché quý, chiêng cồng, trâu...)
+ Sinh đẻ: Phụ nữ kiêng cữ cẩn thận ngay từ thời kỳ mang thai. Việc sinh nở xưa kia, phụ nữ tự xoay xở ngồi rừng một mình.
32
+ Ma chay: Quan tài gỗ độc mộc đẽo từ cây rừng. Nếu chết bình thường thì họ chơn trong bãi mộ của làng. Trong quan tài, cùng với tử thi, có bỏ một ít gạo, thuốc lá... Những ché, nồi, dụng cụ... "chia" cho người chết đều để trên và quanh mộ.
+ Thờ cúng: Người ta tin con người, con vật, cây cối cũng như muôn vật đều có siêu nhiên, tựa như "hồn". "Thần linh" cũng có rất nhiều: thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần lúa...
+ Lễ tết: Có rất nhiều lễ cúng lớn nhỏ khác nhau trong đời sống của người Xtiêng. Trong đó, lễ hội đâm trâu là lớn nhất, thường được tổ chức mừng được mùa lớn (gia đình thu hoạch lúa từ 100 gùi cỡ to trở lên, mừng chiến thắng kẻ thù, mừng làm ăn phát đạt, mừng con cái lớn khôn...)
+ Văn nghệ: Người Xtiêng rất yêu âm nhạc. Nhạc cụ quan trọng nhất, đồng thời là một trong số gia tài quý ở xã hội truyền thống, là cồng và chiêng.
+ Họ có nhiều tục lệ khiêng kỵ, người ngồi làng khơng được đến làng trong thời gian 7 ngày sau khi vừa dựng làng mới, trong thời gian này không được đem vào làng những thứ: Thóc, cối, chày, sàng gạo, ché rượu,..các gia đình khơng được đun ở trong nhà, cả làng không ai được ăn rau, ăn thịt lơn, thịt gà. Trong những ngày dựng cột đâm trâu mừng làng mới, tất cả đàn ông phải ra rừng ngủ qua đêm, làm dấu hiệu lấy thừng cuốn vài chiếc lá treo ở cổng làng để cấm không cho ai được vi phạm vào những điều cấm kỵ. Mỗi gia đình khi có cúng bái, sinh đẻ kiêng khách lạ trong 3 ngày không được đến chơi. Dấu hiệu cấm khơng được vào nhà là một chiếc sào có cắm vài chiếc lá, nếu ai vi phạm vào những điều cấm kỵ thì phải nộp phạt cho làng hoặc cho gia đình chủ yếu bằng kinh tế, tiền hay lương thực thực phẩm, gia súc, gia cầm.
33
Khi chết người Xtiêng cho xác vào quan tài gỗ độc mộc được đẽo từ thân cây rừng đem chôn ở cãi mộ (nghĩa trang) của làng, bên trong quan tài đỏ ít gạo và thuốc lá, những dụng cụ được chia cho người chết như: ché, nồi đều để trên mộ. Người X tiêng khơng có tục thăm mộ, khi có người chết cả làng không đánh chiêng cồng trong 10 ngày, khơng vui chơi ca hát để tỏ lịng tiếc thương với người đã chết
4. Người Hoa
4.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú của người Hoa
- Người Hoa đến vùng đất Nam Bộ từ thập kỷ 50 của thế kỷ XVII trở đi,