Xu hướng phát triển văn hóa ở nước ta

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 83)

1 .Người Tày

2.Xu hướng phát triển văn hóa ở nước ta

Những vấn đề mới của các tộc người ở nước ta hiện nay là do sự tác động của các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và chính sách của đảng và nhà nước ta và của tồn cầu hóa, đời sống của các tộc người trên đất nước ta nảy sinh nhiều vấn đề mới, dưới đây là những vấn đề cụ thể:

- Thứ nhất là sự trỗi dậy của ý thức tộc người ở một số nhóm địa phương trong nhiều tộc người, tức xu hướng (và hiện tượng) muốn tách ra thành tộc người riêng, vừa để khẳng định vị thế của các cộng đồng đó trong bức tranh tộc người ở nước ta, vừa muốn được bảo đảo thêm quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Xu hướng này không chỉ ở các tộc người bị ghép vào tộc

79

khác theo phân định thành phân dân tộc trước đây (như Cao Lan - Sán Chí, Giẻ - Triêng, …) mà cịn ở cả nhóm địa phương của một tộc người, điển hình là nhóm nguồn ở Quảng Bình, Quảng Trị chỉ là một bộ phận của người Việt, nhưng muốn được công nhận thành một tộc người riêng biệt; hoặc tỉnh Hà Giang, nhóm Ngạn hiện vẫn nhận là một tộc người riêng, khơng nhận là nhóm của ngươi Tày; nhóm Xuồng vẫn nhận là một tộc người riêng khơng nhận là nhóm của người Nùng.

- Thứ hai là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng phân ly, ly khai, đi ngược với lợi ích của tộc người và lợi ích của quốc gia (chủ yếu do bộ phận cực đoan trong số ít tộc người thiểu số, như K’so Sớc, lập “vương quốc Đề ga tự trị”). Đây là xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đã và đang bị các thế lực thù định với đất nước ta lợi dụng để gây rối chống phá.

- Thứ ba là sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa các tộc người thiểu số và người Việt, giữa các nhóm thiểu số với nhau; sự gia tăng khoảng cách phát triển và bất bình đẳng giữa nơng thôn và thành thị, giữa bộ phận cán bộ có chức quyền với cơng nhân viên chức bình thường, với cơng nhân lao động và nông dân.

- Thứ tư là sự gia tăng các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới và xuyên quốc gia trên tất cả các mặt (huyết thơng, hơn nhân, kinh tế, tình cảm).

Biên giới đất liền nước ta dài 4630 km, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam Phu Chia. Nhiều nơi ranh giới giữa hai nước núi liền núi, sông liền sơng, có khi chỉ là con suối nhỏ, một cánh đồng; dân hai nước cùng sinh sống, làm ăn. Do những nguyên nhân lịch sử, một bộ phận lớn các dân tộc thiểu số ở những vùng biên giới có nguồn gốc từ nước ngồi, xưa nay vẫn có các mối

80

quan hệ về huyết thống, hơn nhân, tình cảm và kinh tế với đồng tộc ở nước láng giềng. Có một thời gian dài, các quan hệ này ở biên giới với Trung Quốc, Cam Phu Chia bị gián đoạn. Sau khi biên giới được mở cửa trở lại, các mối liên hệ trên được khơi phục với các hình thức khác nhau. Tuy có một số mặt tích cực, song các mối liên hệ tộc người liên biên giới đặt ra cho chính quyền các cấp ở địa phương nhiều vấn đề về phương diện quản lý, giữ gìn an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thứ năm là những thách thức trong vệc bảo tồn bản sắc văn hóa các tộc người do tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của tồn cầu hóa; do tâm lý tự ty, do áp đặt văn hóa,…Đặc biệt ở một số tộc người, một số địa phương, do sự phát triển của Tin lành, xuất hiện hiện tượng cải đạo, bỏ tín ngưỡng phong tục truyền thống vốn là cơ sở quan trọng tạo ra bản sắc văn hóa tộc người.

- Thứ sáu là sự xuất hiện liên kết tộc người theo tôn giáo tiêu biểu là ở người Chăm, hình thành các nhóm theo tơn giáo từ lâu, đến nay ngày càng gia tăng; hoặc xuất hiện sự liên kết giữa những người theo đạo Tin lành ở nhiều tộc người khác nhau, dưới ảnh hưởng của truyền đạo.

- Thứ bảy là mâu thuẫn và xung đột tộc người diễn ra ở một số địa phương, chủ yếu về đất đai, do tình trạng di cư tự do ngày càng gia tăng không được kiểm sốt, đất đai ngày càng có giá, điển hình là ở Tây Ngun khoảng 20 năm nay. Các đặc điểm trên đây về tộc người ở Việt Nam là cơ sở để đề ra các chính sách dân tộc.

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện cơng việc: sinh viên có kiến thức về văn hóa, đã học các mơn cơ sở ngành.

81

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp, đọc tài liệu, thảo luận nhóm và thuyết trình.

- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên: Thảo luận nhóm và thuyết trình:

+ Những đặc điểm chung của các dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam có ví dụ minh họa?

+ Nêu những xu hướng phát triển của các dân tộc thiểu số hiện nay, có minh chứng?

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập - Nội dung đánh giá

+ Những đặc điểm chung của các dân tộc thiểu số hiện nay. + Những xu hướng phát triển của các dân tộc thiểu số hiện nay - Ghi nhớ:

+ Đặc điểm chung của các dân tộc: về dân số, tính chất cư trú, địa bàn cư trú, nguồn gốc tộc người, trình độ phát triển của người dân tộc, về văn hóa tộc người.

+ Xu hướng phát triển: sự trỗi dậy ý thức dân tộc, chủ nghĩa dân tộc; sự tăng cường mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới; tác động của nơng nghiệp hóa và hiện đại hóa tới người dân tộc; sự liên kết các tộc người hiện nay.

82

Tài liệu tham khảo:

1. GS.TS. B. X. Đính, Các tộc người ở Việt Nam, Nhà xuất bản NXB Thời đại , Năm 2012.

2. C. T. Hải, Người Hoa Việt Nam và Đơng Nam Á- hình ảnh hơm qua và vị thế hôm nay, Nhà xuất bản NXB KHXH Hà Nội, năm 1996

3. Viện Văn Hóa, Tìm hiểu văn hóa dân tộc Khơ me Nam Bộ, Nhà xuất bản NXB Tổng hợp Hậu Giang, năm 1988.

4. Viện dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam),

Nhà xuất bản NXB KHXH Hà Nội. năm 1984.

5. N. C. Thúy (chú biên), Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến năm 1945, Nhà xuất bản NXB KHXH Hà Nội, năm 2000.

Một phần của tài liệu Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 83)