1.5.1. Cơ sở phương pháp luận
Tiếp cận các nguồn tài liệu và thơng tin: Tìm hiểu các loại tài liệu chuyên ngành, các nguồn thông tin có liên quan từ các tạp chí khoa học, báo, đài, internet, vv… Quá trình thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn sản xuất.
Tiếp cận thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng các thiết bị, máy móc đang sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu có liên quan. Thu thập các thơng tin có liên quan đến đề tài từ các đề tài trước và phát triển đề tài.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các cơng trình, kết quả nghiên cứu trong và ngồi
nước.
Phương pháp chế tạo: Chế tạo từng chi tiết theo yêu cầu đã thiết kế. Sau đó, tiến
hành lắp ráp, khảo nghiệm theo quy trình.
Phương pháp đo: Để kiểm tra, đo đạc các thông số đầu vào và lấy số liệu chỉ tiêu
đánh giá, đề tài sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo lường (đồng hồ đo số vòng quay; thước kẹp; thước đo độ, vv…) để xác định các chỉ tiêu cụ thể.
Phương pháp khảo nghiệm và tìm thơng số phù hợp: Sau khi lập bản vẽ, tính tốn,
thiết kế và chế tạo sẽ khảo nghiệm và đánh giá các kết quả. Từ đó so sánh với yêu cầu đặt ra, khảo sát đánh giá kết quả đạt được và khắc phục các nhược điểm của máy, tìm ra các thơng số phù hợp cho máy. Mục đích của việc khảo nghiệm nhằm giải quyết các công việc như sau:
- Kiểm tra việc lựa chọn nguyên lý máy và sự phù hợp của các chi tiết máy;
- Kiểm tra độ bền, độ ổn định của các chi tiết, có đảm bảo làm việc lâu dài trong điều kiện sản xuất;
- Kiểm tra sơ bộ về chi phí năng lượng, năng suất của máy;