Phân loại nấm linh chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình bộ phận định lượng và vô bịch máy đóng bịch nấm linh chi (Trang 29)

2.1. Tổng quan về nấm linh chi

2.1.3. Phân loại nấm linh chi

Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.

Cổ linh chi: Là các lồi nấm gỗ khơng cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thơ ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.

Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục lồi khác nhau.

Hình 2.3: Cổ linh chi

Linh chi: Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðơng (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi lồi có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình trịn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.

Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart. Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có cơng dụng chữa bệnh khác nhau.

Hình 2.5: Sáu loại linh chi phân theo màu sắc 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Các bào tử đảm đơn bội, trong điều kiện thuận lợi, nảy mầm tạo hệ sợi sơ cấp, trong thực nghiệm thì tỉ lệ nảy mầm ở nhiệt độ 28 - 30oC. Hệ sội sơ cấp đơn nhân đơn bội mau chóng phát triển, phối hợp với nhau tạo ra hệ sợi thứ cấp - tức hệ sợi song hạch phát triển, phân nhánh rất mạnh, tràn ngập khắp giá thể. Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vơ tính màng dày - rất dày.

Chúng dễ dàng rụng ra khi gặp điều kiện phù hợp sẽ nảy mầm cho ra hệ sợi song mạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp phát triển mạnh đạt tới giai đoạn cộng bào - tức các vách ngăn được hịa tan.

Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết để chuẩn bị cho sự hình thành mầm móng quả thể, đây chính là giai đoạn phân hóa hệ sợi. Từ hệ sợi nguyên thủy hình thành các sợi cúng màng dày, ít phân nhánh bên kết lại thành cấu trúc bó được cố kết bởi các sợi bên phân nhánh rất mạnh.

Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn mập, phần đỉnh trụ bắt dầu xòe thành tán, trong lúc lớp vỏ láng đỏ cam xuất hiện. Tán lớn dần hình thành bào tầng và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu, khơ tóp và lụi dần trong vịng 3 - 4 tháng.

Hình 2.6: Chu trình phát triển của nấm linh chi Bảng 2.1: Các yếu tố sinh thái của nấm linh chi Bảng 2.1: Các yếu tố sinh thái của nấm linh chi

Yếu tố Giai đoạn Thích hợp Chú thích

Nhiệt độ Ni tơ 28 - 32oC Kết hạch 25 - 27oC Ra quả thể 27 - 28oC pH Nuôi tơ 5,0 - 6,0 Ánh sáng Quả thể 500 - 1200 lux

Độ ẩm Nuôi tơ 55 - 65% Nguyên liệu

Quả thể 70 - 90% Khơng khí

Nấm linh chi có thể mọc trên cây gỗ (thường là thuộc bộ đậu Fabales) đã chết. quả thể gặp rộ vào mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 11 dương lịch), có thể trên thân cây (cuống thường ngắn, tai nấm nhỏ), quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây khi ấy cuống dài và có thể phân nhánh, đơi khi tán nấm lớn (xấp xỉ 30 cm). Nấm thường mọc tốt dưới rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Do có lớp vỏ láng đỏ, linh chi có thể chịu nắng rọi, khi ấy sẽ xuất hiện lớp phấn ánh xanh tím, có thể chịu mưa liên tục. Đáng chú ý là các chủng nấm linh chi thường có màu nâu đỏ bóng sẫm màu hơn, trong khi chủng linh chi ở Đà Lạt thường đỏ hồng - đỏ cam. Ở những vùng thấp (nhỏ hơn 500m) rõ ràng là ưu thế của các chủng chịu

nhiệt độ cao (28 - 35) như ở vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long (quanh thành phố Hồ Chí Minh).

2.1.5. Thành phần hố học và tác dụng chữa bệnh của nấm linh chi

Tác dụng trị bệnh của linh chi rất rộng rãi và rất ưu việt. Đó khơng phải là tác dụng riêng của một thành phần nào cả, mà là tác dụng của hỗn hợp nhiều chất có chứa trong linh chi.

Cho đến nay, thành phần hóa học của linh chi đã được các nhà khoa học phân tích kỹ càng với các phương tiện hiện đại như: HPLC, sắc ký khí, UV, Ỉ, NMR, vv… cho thấy có gần 200 hoạt chất và dẫn chất có trong linh chi bao gồm acid amin, các acid hữu cơ, các acid béo, terprnoid, alkaloid, polysaccharide, protein, glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng.

Bảng 2.2: Tóm tắt thành phần hóa học và tác dụng trị bệnh của nấm linh chi

NHÓM CHẤT HOẠT CHẤT HOẠT TÍNH

Alcaloid Trợ Tim

Polysacharid Beta - D - glucan Ganodosporeic A, B, C, D - 6

Chống ung thư, tăng tính miễn dịch,hạ đường huyết, tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid nucleic

Steriod Ganodosteron Lanosporeic acid A, Lonosterol

Giải độc gan, Ức chế sinh tổng hợp cholesterol

Triterpenoid Ganodermic acid mf, T - O Ganodemic acid R,S Ganodemic acid B, D, F, H, K, S, Y Ganodemadiol Ganosporelacton A, B Lucidon A Lucidol Ức chế giải phóng Histamin Hạ huyết áp, ức chế ACE Chống khối u Bảo vệ gan

Nucleosid Adenosid dẫn xuất Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau

Protein Lingzhi - 8 Chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn dịch

Acid béo Oleic acid Ức chế giải phóng Histamin

2.1.6. Giới thiệu về mạt cưa và vi sinh vật phân giải nguyên liệu

Nấm linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mạt cưa cao su tươi, khơ, khơng có tinh dầu và độc tố. Ngồi ra cịn có thể trồng linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ. Tốt nhất nên sử dụng cây gỗ cao su, bồ đề, so đũa, sung.

Mạt cưa cao su là nguồn cơ chất mà linh chi phát triển rất tốt với giá thu mua rẻ tăng thêm lợi nhuận cho việc trồng nấm. Mạt cưa là nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường nặng nhưng nó lại đem lại hiệu quả kinh tế trong việc trồng nấm đặc biệt là nấm linh chi. Hàm lượng cellulose có trong nguyên liệu mạt cưa rất cao, cấu trúc rất bền và đa dạng, để phân giải cần các loại acid mạnh và kiềm mạnh. Như vậy sẽ gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy cần có vi sinh vật phân hủy để nấm có thể hấp thụ dễ dàng. Trong thiên nhiên có rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose.

Nấm sợi: Trong số các nhóm vi sinh vật tham gia phân giải cellulose thì nấm sợi có khả năng phân giải mạnh nhất. Nấm sợi có số lượng lớn và đa dạng về chủng loại trong tự nhiên, có hệ sợi phát triển, hệ sợi đó có khả năng xuyên qua nhiều ngồn cellulose có cấu trúc bền vững.

Vi khuẩn: Nói chung, vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose nhưng không mạnh bằng nấm sợi, do cellulose tự nhiên không phải là môi trường tốt cho sinh trưởng của vi khuẩn. Nhưng trong tự nhiên một số vi khuẩn có ưu điểm là sinh trưởng được trong điều kiện môi trường pH và nhiệt độ khác nhau, nên có thể giúp phân giải cellulose trong điều kiện môi trường acid, kiềm hoặc ở nhiệt độ cao. Tham gia q trình phân giải cellulose tự nhiên có vi khuẩn hiếu khí lẫn yếm khí.

Vi khuẩn hiếu khí: Cellulomonas, Vibrio, Archomobacter, Cytophaga, Soragium, Bacillus, vv…

Vi khuẩn yếm khí: Clostridium và một số lồi Bacillus

Xạ khuẩn: Ngồi nấm sợi và vi khuẩn, xạ khuẩn cũng tham gia quá trình phân giải cellulose, đáng chú ý là các xạ khuẩn: Streptosporangium, Streptomyces, Nocardia, Micromonospora, vv…

2.1.7. Dây chuyền trồng nấm linh chi sử dụng bịch nilong

Hình 2.7: Dây chuyền trồng nấm linh chi

Nguyên liệu: Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, khơng có tinh dầu và độc tố, khơng ẩm mốc. Ngồi ra cịn có thể trồng linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ thân thảo.

Xử lý nguyên liệu: Vôi bột được trộn với mùn cưa cao su theo tỷ lệ 0,12 - 0,15% tùy theo mùn cưa tươi hay khô mà tăng giảm lượng vơi. Sau đó trộn mùn cưa với nước sạch để đạt độ ẩm từ 55 - 65%. Có thể cảm nhận bằng cách nắm mùn cưa trong tay nếu mùn cưa nở ra khi thơi nắm thì đạt, nếu nén lại thì mùn ướt quá. Khi vào bịch nặng

khoảng 1,25 -1,35 kg là đạt (khổ bịch 210x295). Mùn cưa sau khi trộn nước và vôi bột sẽ được sàng để loại bỏ dăm gỗ. Sau đó trộn đều mùn với cám gạo, bắp xay nhuyễn theo tỷ lệ 1,5 % và phân sinh học hoặc bánh dầu theo tỷ lệ 0,2% so với khối lượng mùn cưa.

Đóng túi: Cho mùn cưa vào túi dồn và nén mùn cưa cho chắc, sau khi nén phơi dùng bìa cứng hay nilon làm cổ bịch (đường kính 2 - 2,5cm, chiều cao 3 - 3,5cm), sau đó dùng bơng gịn nhét lại, cuối cùng bọc miệng bằng giấy báo hay dây thun. Ông Long [17] đã cải tiến cách làm này bằng cách: dùng bịch nilon kích cỡ 18cm x 30cm và khơng cần làm cổ bịch. Sau khi thực hiện công đoạn nén phôi liệu xong, xếp bịch như xếp đáy thông thường, rồi dùng băng keo khổ rộng (47mm) dán lại, chiều dài đoạn băng keo chừng 13cm, giữ bơng gịn làm kín nhưng vẫn để thơng khí cho tơ nấm phát triển.

Hình 2.8: Đóng túi bằng phương pháp thủ cơng

Hình 2.9: Cải tiến cách đóng bịch phơi nấm

Thanh trùng: Bịch đóng xong được xếp lên kệ, dùng máy khoan, khoan lỗ sẵn để sau khi thanh trùng sẽ cấy giống vào lỗ. Bịch được cho vào lò hấp cách thủy để thanh trùng. Hấp bằng lị hơi thơng thường thì thời gian hấp 10 - 11 tiếng kể từ khi đạt nhiệt độ

96 độ C. Hấp bằng lị áp suất thì thời gian hấp 5 - 5,5 tiếng khi nhiệt độ đạt 115 - 120 độ C và áp suất đạt 1,25 - 1,4 atm. Bịch sau khi đưa ra khỏi lò để cho nguội (khoảng 7 - 10 tiếng tùy điều kiện của phịng cấy meo) nhưng khơng để bịch nguội lạnh.

Hình 2.10: Lị hấp bịch phơi nấm linh chi

Cấy giống nấm linh chi: Phòng cấy meo phải được thanh trùng thường xuyên bằng cồn công nghiệp. Dùng banh kẹp rút từng cây meo ra khỏi bịch meo, nhanh chóng cho vào lỗ khoan sẵn trên bịch và nút bơng gịn trở lại. Nếu bông nút nào bị ướt trong quá trình hấp cần thay mới bằng bông được hấp khử trùng cùng với bịch phôi (cho bông nút cổ dùng để thay vào túi nilong, cột chặt bằng thun để khơng bị ướt).

Hình 2.11: Meo giống nấm linh chi

Ủ bịch nấm linh chi: Bịch sau khi được cấy giống cần chuyển sang nhà ủ. Nhà ủ cần làm nền cao ráo để tránh ngập nước, che chắn tránh gió lùa, vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi bột xuống nền để khử trùng. Xung quanh cần che chắn kỹ bằng lưới chống côn trùng, bạt che nắng. Ánh sáng trong nhà ủ là ánh sáng yếu. Nhiệt độ thích hợp cho tơ nấm trong nhà ủ phát triển là 22 - 30 độ C. Có thể xếp bịch lên kệ với hàng cách hàng 2 - 3 cm hoặc có thể dùng dây treo bịch lên sao cho dây cách dây 2 - 3cm. Thời gian ủ kéo dài từ 20 - 25 ngày.

Hình 2.12: Nhà trồng nấm linh chi

Chăm sóc nấm linh chi: Sau khi ủ bịch bịch trắng (tơ nấm lan ra) đạt khoảng 70 - 85 % diện tích xung quanh bịch thì chuyển bịch vào nhà trồng. Khơng nên để trắng nhiều hơn vì khi vận chuyển sẽ làm yếu tơ meo, hoặc một số bịch meo khỏe, nấm sẽ mọc ra từ cổ bịch làm trầy dẫn đến yếu cây nấm. Nhà trồng cần chuẩn bị tương tự như nhà ủ bịch nhưng ánh sáng cần nhiều hơn. Ánh sáng khuếch tán đều từ mọi phía (dùng bạt che sáng màu hơn so với nhà ủ). Độ ẩm khơng khí đat khoảng 83 - 88%. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển 20 - 30 độ C. Để tránh côn trùng xâm nhập làm hư hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của nấm, cần thêm lưới chống cơn trùng che kín xung quanh. Nhà che kín nhưng khơng được để nấm bị ngộp. Nếu có điều kiện làm nhà hai tầng mái là thống và mát nhất. Bịch được xếp lên kệ hoặc treo bằng dây. Chú ý không nên xếp hai bịch gần nhau cùng một hướng mà quay đầu xen kẽ để khi nấm ra khơng bị dính vào nhau.

Bịch sau khi để trên kệ hoặc treo lên ở giàn treo thì rút bơng ở ra khỏi nút cổ. Có thể tưới ẩm xuống nền để tạo độ ẩm trong khơng khí. Chờ nấm linh chi chui ra khỏi cổ (5 - 8 ngày sau khi rút bơng) thì bắt đầu tưới nước. Tưới phun sương cho nấm 1 - 2 lần/ ngày tùy theo điều kiện thời tiết và nên tưới theo một khung giờ trong ngày.

Hình 2.13: Nấm linh chi phán tán bào tử

Khi tai nấm có đường kính khoảng 7 - 9 cm (khoảng 9 - 11 tuần kể từ khi đưa bịch vào nhà treo nấm hoặc nấm bắt đầu phóng bào tử màu đỏ ra ngồi) thì ngưng tưới phun

sương mà chỉ tưới ẩm xuống nền. Tiếp tục tưới ẩm xuống nền trong khoảng 8 - 12 ngày nữa thì ngưng tưới. Sau khi ngưng tưới ẩm xuống nền 5 - 8 ngày, lúc này viền trắng xung quanh tai nấm mất đi là lúc có thể thu hoạch được nấm.

Thu hái nấm linh chi: Dùng tay kéo toàn bộ tai nấm ra khỏi bịch, dùng dao hoặc kéo cắt chân nấm để khơng cịn mùn cưa hay xác bơng gịn bám ở chân nấm. Chuyển nấm ra kệ phơi, cần phơi mặt trên trước (mặt có bào tử) để bào tử khô bám chặt vào tai nấm thì mới lật sang mặt dưới. Cần làm kệ phơi để đảm bảo vệ sinh và ít di chuyển nhằm hạn chế lượng bào tử bị rơi ra khỏi tai nấm. Có thể phơi hoặc sấy sao cho độ ẩm nấm đạt 11 - 12% thì nấm mới có thể để lâu. Nấm linh chi thường được phơi ln trong nhà kính để đảm bảo vệ sinh và giữ lại tối đa lượng bào tử cho nấm thành phẩm.

Hình 2.14: Phơi nấm linh chi trên kệ trong nhà kính

2.1.8. Sự khác nhau về quy trình ni cấy giữa nấm linh chi và nấm bào ngư Bảng 2.3: Quy trình ni nấm linh chi và nấm bào ngư Bảng 2.3: Quy trình ni nấm linh chi và nấm bào ngư

Nấm (sò) bào ngư Nấm linh chi

Nguyên liệu

Nấm sị có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ khơng có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo, vv…

Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, khơng có tinh dầu và độc tố, khơng ẩm mốc. Ngồi ra cịn có thể trồng Linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ thân thảo. Đóng bịch Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy

vuông. Nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm

Cho mùn cưa vào túi dồn và nén mùn cho chắc, tiếp đến cho cổ nhựa vào, rút túi ni

miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất. Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vng. Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 - 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 - 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.

long và cột thun lại. Sau cùng nhét bông nút cổ để tránh nước vào trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình bộ phận định lượng và vô bịch máy đóng bịch nấm linh chi (Trang 29)