2.1. Tổng quan về nấm linh chi
2.1.6. Giới thiệu về mạt cưa và vi sinh vật phân giải nguyên liệu
Nấm linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mạt cưa cao su tươi, khơ, khơng có tinh dầu và độc tố. Ngồi ra cịn có thể trồng linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ. Tốt nhất nên sử dụng cây gỗ cao su, bồ đề, so đũa, sung.
Mạt cưa cao su là nguồn cơ chất mà linh chi phát triển rất tốt với giá thu mua rẻ tăng thêm lợi nhuận cho việc trồng nấm. Mạt cưa là nguồn phế thải gây ơ nhiễm mơi trường nặng nhưng nó lại đem lại hiệu quả kinh tế trong việc trồng nấm đặc biệt là nấm linh chi. Hàm lượng cellulose có trong nguyên liệu mạt cưa rất cao, cấu trúc rất bền và đa dạng, để phân giải cần các loại acid mạnh và kiềm mạnh. Như vậy sẽ gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy cần có vi sinh vật phân hủy để nấm có thể hấp thụ dễ dàng. Trong thiên nhiên có rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose.
Nấm sợi: Trong số các nhóm vi sinh vật tham gia phân giải cellulose thì nấm sợi có khả năng phân giải mạnh nhất. Nấm sợi có số lượng lớn và đa dạng về chủng loại trong tự nhiên, có hệ sợi phát triển, hệ sợi đó có khả năng xuyên qua nhiều ngồn cellulose có cấu trúc bền vững.
Vi khuẩn: Nói chung, vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose nhưng không mạnh bằng nấm sợi, do cellulose tự nhiên không phải là môi trường tốt cho sinh trưởng của vi khuẩn. Nhưng trong tự nhiên một số vi khuẩn có ưu điểm là sinh trưởng được trong điều kiện môi trường pH và nhiệt độ khác nhau, nên có thể giúp phân giải cellulose trong điều kiện môi trường acid, kiềm hoặc ở nhiệt độ cao. Tham gia quá trình phân giải cellulose tự nhiên có vi khuẩn hiếu khí lẫn yếm khí.
Vi khuẩn hiếu khí: Cellulomonas, Vibrio, Archomobacter, Cytophaga, Soragium, Bacillus, vv…
Vi khuẩn yếm khí: Clostridium và một số lồi Bacillus
Xạ khuẩn: Ngoài nấm sợi và vi khuẩn, xạ khuẩn cũng tham gia quá trình phân giải cellulose, đáng chú ý là các xạ khuẩn: Streptosporangium, Streptomyces, Nocardia, Micromonospora, vv…