3.3.2 Giải pháp thuộc về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.2.12 Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Để xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm tín dụng có hiệu quả, BIDV phải có chiến lược tập trung nghiên cứu xung quanh các vấn đề như thị trường, khách hàng và xây dựng thương hiệu của BIDV, cụ thể như sau :
- Xây dựng chiến lược định vị thị trường : BIDV cần có đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu xu hướng nhu cầu khách hàng, thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm trong các phân khúc thị trường, …; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng; phân tích đối thủ cạnh tranh để giúp ngân hàng tìm ra cơ hội tạo sự khác biệt hóa trong sản phẩm dịch vụ cung ứng.
- Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến mọi tổ chức, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội về sự thuận tiện và hiệu quả trong việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa. Đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của ngân hàng, nhờ đó mà nhiều khách hàng biết và mở rộng quan hệ với BIDV và cần quảng cáo rộng rãi tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại, các chương trình khuyến mãi, chính sách ưu đãi về lãi suất,… để thu hút ngày càng nhiều khách hàng là các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Xây dựng chiến lược khách hàng : phát huy thế mạnh của mạng lưới chi nhánh, tăng cường tiếp cận khách hàng, kết hợp phát triển mạng lưới ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ một cách hài hịa hợp lý.
Có chiến lược và chính sách khách hàng phù hợp nhằm khuyến khích các DNNVV sử dụng các sản phẩm tín dụng ngân hàng với mục tiêu ngân hàng và DNNVV cùng phát triển.
Để xây dựng được chiến lược mục tiêu khách hàng trong môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt cần tập trung vào các vấn đề sau :
+ Xác định thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn hoạt động trước hết đòi
hỏi phải tiến hành phân khúc thị trường theo hướng : khách hàng cá nhân, DN lớn, DNNVV. Ngoài việc tập trung vào các khách hàng truyền thồng là các tổng công ty, DN lớn, … cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng là DNNVV vì đây là loại hình DN đang phát triển rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Sau khi xác định thị trường mục tiêu là bước xác định nguồn khách hàng để tiếp cận bao gồm những khách hàng đã quan hệ giao dịch với ngân hàng và những khách hàng tiềm năng thông qua số liệu thống kê của từng địa phương, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp trong các hiệp hội hoặc các tổ chức kinh doanh,…
+ Xác định nhu cầu của khách hàng có phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng để xúc tiến quan hệ cung cấp sản phẩm dịch vụ như chiến lược cho vay linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng loại khách hàng, từng địa bàn hoạt động.