2.3.3 Nguyên nhân
2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thư nhất, chưa đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng đối với DNNVV
Tại BIDV, các sản phẩm tín dụng được áp dụng chung cho tất cả các loại hình khách hàng mà chưa xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng đối với từng loại hình khách hàng khác nhau đặc biệt đối với khách hàng là DNNVV. Do đó, BIDV sẽ khơng khai thác được hết các thế mạnh và nhu cầu của các khách hàng bởi vì mỗi loại khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Khi nhu cầu của khách hàng khơng được đáp ứng thì khách hàng sẽ chuyển đến ngân hàng khác có những sản phẩm tín dụng phù hợp là điều tất yếu.
Hiện nay, BIDV chưa thực sự có những chính sách ưu tiên cần thiết đối với DNNVV để thu hút các loại hình DN này. Hơn nữa, tâm lý ngại đầu tư vào DNNVV vì nhu cầu vốn cần tài trợ của từng DN này nhỏ và khó quản lý do ngân hàng đã quen cho DNNN vay trong khi đó đa số DNNVV là của tư nhân.
Do đó, để mở rộng thị phần ở phân khúc thị trường DNNVV, BIDV phải xây dựng chính sách tín dụng cho phù hợp với loại hình DN này.
Thứ hai, thủ tục cấp tín dụng cịn rườm rà
Về thủ tục cho vay : để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng các DNNVV phải cung
cấp cho ngân hàng đầy đủ hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hồ sơ chứng minh khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo,…(theo Phụ
lục 1). Như vậy, với số lượng hồ sơ mà DNNVV phải cung cấp cho BIDV như trên
thì việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn của DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là lý do mà DNNVV rất khó tiếp cận với nguốn vốn tín dụng ngân hàng và là rào cản cho việc mở rộng thị phần tín dụng trong khu vực DNNVV của BIDV.
Về quy trình xét duyệt cho vay : khi DNNVV cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ cho
ngân hàng, Phịng Tín dụng sẽ làm tờ trình thẩm định tình hình tài chính, phương án SXKD, khả năng trả nợ của khách hàng. Sau khi Phịng Tín dụng hồn thành Tờ trình sẽ trình Phó Giám đốc phụ trách, nếu được Phó Giám đốc phụ trách đồng ý cho vay sẽ chuyển hồ hơ cho Phòng Thẩm định để thẩm định lại rồi trình Phó Giám đốc phụ trách phịng Thẩm định. Sau đó, hồ sơ của khách hàng sẽ được ra Hội đồng tín dụng để có quyết định cuối cùng về việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Như vậy, để được ngân hàng cấp vốn tín dụng thì DN sẽ tốn một thời gian khá lâu trong khi nhu cầu vốn đặc biệt là vốn lưu động của DNNVV là tức thời và yêu cầu nhanh chóng được đáp ứng.
Thứ ba, thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa không đầy đủ.
Để ra quyết định đúng đắn cho việc tài trợ một DN thì ngân hàng phải biết rõ tình hình hoạt động của DN. Thế nhưng thơng tin DN mà BIDV có được hầu như dựa vào nguồn thông tin từ DN cung cấp thông qua các báo cáo gửi cho BIDV và hồ sơ lưu trữ tại BIDV. Cịn thơng tin từ các nguồn khác mặc dù cũng rất quan trọng để đánh giá đầy đủ và chính xác DN lại chưa được quan tâm đúng mức như các nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước (thống kê, tài chính, thuế, …) hoặc từ các tổ chức lưu trữ và cung cấp thông tin chuyên nghiệp, cũng như thông qua các phương tiện thơng
nước, các sở ban ngành ln có sẵn những thơng tin có giá trị về DN nhưng thực tế nguồn thông tin này chưa được khai thác hiệu quả do chưa thiết lập được quan hệ cung cấp thông tin lẫn nhau. Mặt khác, cơ sở pháp lý cho việc cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nói trên chưa được quy định rõ. Vì vậy, các cơ quan này thường từ chối cung cấp cho ngân hàng vì lý do sợ lộ bí mật thơng tin.
Mặc khác, BIDV chưa có bộ phận chun thu thập thơng tin phục vụ cơng tác tín dụng nên cán bộ tín dụng phải tự tiến hành thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Chất lượng thông tin thu thập được phụ thuộc vào kinh nghiệm và mối quan hệ xã hội của cán bộ tín dụng. Đối với các cán bộ tín dụng mới thì việc thu thập thơng tin tín dụng có chất lượng là vơ cùng khó khăn. Mặt khác, để việc thu thập thơng tin có chất lượng địi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, khi chưa xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng khoa học, có thể truy cập dễ dàng và nhanh chóng thì cán bộ tín dụng khó có được nguồn thơng tin đáng tin cậy để đánh giá DN.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính của các DNNVV thiếu độ tín cậy, DN khơng tuân thủ các quy định về kế toán thống kê. Nhiều DN lập báo cáo tài chính khơng trung thực, cố tình che dấu những điểm yếu của DN, sử dụng nhiều thủ thuật để làm đẹp số liệu trước khi cung cấp cho ngân hàng. Điều này, làm cho ngân hàng rất khó đánh giá đúng tình hình SXKD của DN.
Thứ tư, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng chưa theo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Việc xếp hạng tín dụng dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của DN. Dựa vào kết quả xếp hạng của DN mà BIDV sẽ có chính sách tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng của BIDV cịn có những điểm chưa phù hợp với DNNVV, cụ thể như sau :
- Theo hệ thống xếp hạng tín dụng hiện hành của BIDV, trong cơ cấu chấm điểm thì số điểm tối đa chấm cho DN là 100 điểm, trong đó chỉ tiêu tài chính được chấm tối đa là 30 điểm, chỉ tiêu phi tài chính được chấm tối đa là 65 điểm và báo cáo tài chính được kiểm tốn sẽ được cộng 5 điểm. Điều này sẽ bất lợi cho DNNVV bởi vì hầu hết các báo cáo tài chính của các DNNVV khơng có kiểm
tốn. DNNVV quản lý chi phí rất chặt và các cơ quan quản lý nhà nước không bắt buộc nên việc bỏ ra một khoản tiền lớn để kiểm tốn báo cáo tài chính đối với các DN này là điều khó có thể thực hiện.
- Thực tế hiện nay, báo cáo tài chính của các DNNVV thường khơng chính xác và các DN thường báo cáo lợi nhuận thấp hoặc lỗ để trốn thuế nên các việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính sẽ khơng chính xác
- Các chỉ tiêu phi tài chính cũng chưa phù hợp với các DNNVV như các chỉ tiêu: trình độ chun mơn người quản lý, thị phần của DN, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ… (Theo phụ lục 2)
Từ đó việc xếp hạng DN sẽ khơng chính xác dẫn đến việc áp dụng chính sách khách hàng cho DNNVV khơng phù hợp.
Thứ năm, trình độ quản trị điều hành cịn hạn chế
Trình độ quản trị điều hành của các NHTM quốc doanh nói chung và BIDV nói riêng cịn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự nhạy bén trong khi xu thế hội nhập ngày càng cao. Điều này thể hiện ở việc các NHTM cổ phần ngày càng mở rộng thị phần, luôn nghiên cứu để đưa ra thị trường phát triển sản phẩm mới và thu hút được nhiều nhân tài.
Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đôi khi không theo năng lực mà theo quan hệ cá nhân của người có thẩm quyền. Điều này sẽ dẫn đến tiêu cực và có tác động rất lớn
đến người lao động đặc biệt đối với những người thực sự có năng lực khiến họ
khơng tồn tâm tồn lực cống hiến cho BIDV và họ dễ dàng chuyển sang làm việc cho những ngân hàng khác có những quyền lợi tốt hơn. Bên cạnh đó, trình độ của một số nhà quản lý BIDV chưa thực sự theo kịp những xu thế phát triển của thị trường tài chính hiện đại trên thế giới.
Do đó, BIDV sẽ bị thiếu những nhà quản trị có tầm nhìn trong việc hoạch định các chiến lược phát triển các sản phẩm tín dụng để tạo bước đột phá trong việc phát triển thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
Thứ sáu, công nghệ thông tin chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
Trình độ cơng nghệ thơng tin của BIDV mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng chỉ đạt được mức sơ khai so với những yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại hiện đại kinh doanh đa năng theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhất là kinh doanh bình đẳng trong mơi trường cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặc biệt là các ngân hàng của các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tin học và tự động hóa các nghiệp vụ cịn yếu, chưa đồng bộ và việc kết nối hệ thống dịch vụ giữa các NHTM cịn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng tài chính, địa bàn hoạt động, lợi thế cạnh tranh cũng như bí mật kinh doanh của mỗi ngân hàng khác nhau. Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm tín dụng như các loại thẻ tín dụng, thấu chi, … của BIDV cũng bị hạn chế.