Thứ nhất, BIDV chưa xây dựng được chiến lược cụ thể và hoàn chỉnh cho DNNVV
Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của nhiều DN nhà nước không lành mạnh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao nên việc tài trợ cho những
càng thu hẹp, đây cũng là xu hướng chung của các NHTM. Trong khi đó, số lượng DNNVV ngày càng gia tăng đáng kể và tỷ trọng đóng góp vào GDP ngày càng cao. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của DNNVV ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu vốn để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh của DNNVV cũng gia tăng theo. Tuy nhiên, hiện nay việc tài trợ tín dụng cho DNNVV tại các NHTM quốc doanh chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu của loại hình DN này mà chỉ có các NHTM cổ phần mới tập trung phát triển tín dụng đối với khu vực DN này.
Mặc dù có xác định DNNVV là phân khúc thị trường tiềm năng nhưng BIDV vẫn chưa xây dựng được chiến lược cụ thể và dài hạn cho DNNVV. Cụ thể chưa xây dựng được chính sách tín dụng riêng phù hợp với đặc điểm của DNNVV, nhóm sản phẩm phục vụ cho DNNVV, thành lập những phòng ban chuyên phục vụ cho DNNVV. Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có văn bản chính thức nào ban hành những chính sách ưu đãi cho DNNVV. BIDV vẫn phải chính sách tín dụng cho DNNVV như những loại hình DN khác. Vì vậy hạn chế việc phát triển sản phẩm tín dụng đối với DNNVV
Thứ hai, sản phẩm tín dụng mới chưa được chú trọng phát triển
Sản phẩm tín dụng vẫn là những sản phẩm truyến thống, tính tiện lợi và chất lượng chưa cao, số lượng ít và kém đa dạng như cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư phát triển, bảo lãnh, cho thuê tài chính và chiết khấu. Trong xu thế hội nhập và Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, thị trường tài chính của Việt Nam đang dần mở cửa cho các tập đồn tài chính nước ngồi, BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất nước vẫn chưa chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng mới để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng và chiếm lĩnh thị trường tín dụng của đất nước.
Ngồi ra, BIDV chưa phát triển những sản phẩm tín dụng mới và tiện lợi phù hợp
với đặc điểm DNNVV để đáp ứng nhu cầu của các DNNVV như bao thanh toán,
thấu chi, thẻ tín dụng và các sản phẩm tín dụng trọn gói.
Thứ ba, tốc độ phát triển của nguồn vốn đầu tư chưa tăng kịp với nhu cầu tín dụng
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chưa khai thác hết tiềm lực về vốn của nền kinh tế. Mặc dù, BIDV có lợi thế có mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước và lực lượng cán bộ công nhân viên đầy kinh nghiệm nhưng việc huy động vốn những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại cổ phần đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới giao dịch, lãi suất tiền gửi cao hơn và sản phẩm tiền gửi đa dạng nên đã mở rộng đáng kể thị trường tiền gửi. Như vậy, nguồn vốn huy động bị hạn chế nên cũng là một trong những nguyên nhân gây hạn chế trong việc phát triển tín dụng.
Bên cạnh đó, nguồn vốn trung dài hạn mà BIDV tài trợ cho các dự án trung dài hạn của DNNVV còn hạn chế. Hiện nay, trong cơ cấu dư nợ của DNNVV tại BIDV thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể. Như vậy, BIDV chưa chú trọng đầu tư lâu dài cho DNNVV cũng như chưa phát huy hết khả năng tư vấn tài chính, hỗ trợ việc xây dựng phương án đầu tư và thẩm định dự án. Trong khi đó, các DNNVV phần lớn cần vốn đầu tư trong giai đoạn đầu như thuê đất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị.
Thứ tư, chất lượng tín dụng chưa cao
Hoạt động chủ yếu của BIDV cũng như các NHTM quốc doanh khác là tín dụng. Cho nên đây là lĩnh vực mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu của BIDV, tuy nhiên hiện nay chất lượng tín dụng chưa cao, nợ xấu vẫn còn nhiều và chưa đạt chuẩn mực quốc tế (<5%).
Bảng 2.19: Phân loại nợ tại thời điểm 31/12/2006
Đvt : tỷ đồng Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng Tồng 90.581 100% Nhóm 1 49.138 54,2% Nhóm 2 32.753 36,2% Nợ xấu 8.690 9,6% Nhóm 3 6.232 6,9% Nhóm 4 333 0,4% Nhóm 5 2.125 2,3%
Trong cơ cấu nhóm nợ của BIDV, tính đến thời điểm 31/12/2006 nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là 49.138 tỷ đồng chiếm 54,2% so với tổng dư nợ, nợ cần chú ý (nhóm 2) là 32.753 tỷ đồng chiếm 36,2% so với tổng dư nợ và nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) là 8.690 tỷ đồng chiếm 9,6% so với tổng dư nợ. Như vậy, hoạt động tín dụng của BIDV vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ năm, các dịch vụ hỗ trợ chưa đa dạng phong phú
Việc chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, … cũng hỗ trợ đáng kể đến việc phát triển các sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của BIDV cũng là những sản phẩm truyền thống, đơn điệu. Một số sản phẩm dịch vụ mới cũng được BIDV đưa ra nhưng chỉ mang hình thức giới thiệu sản phẩm, hoạt động cầm chừng ở một số chi nhánh chứ không phổ biến ở tất cả các chi nhánh như sản phẩm hoán đổi lãi suất, thị trường tương lai,… Dịch vụ thanh toán quốc tế chưa phát triển mạnh cả về lượng lẫn về chất nên cũng hạn chế việc đẩy mạnh tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.