7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nhân tố tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Nhân tố bên ngoài
Do yếu tố ngành quy định: Một số ngành được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu tất cả các bên liên quan phải quan tâm tới mơi trường, an tồn lao động, các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người lao động… thì buộc họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngành, nghề theo quy định…
Các quy định nhà nước liên quan tới ngành, lĩnh vực kinh doanh hoặc những quy định liên quan tới TNXH của doanh nghiệp.
Việc quan tâm của các bên liên quan, đặc biệt là của khách hàng tới việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Thông thường, nếu doanh nghiệp chịu áp lực từ việc thúc đẩy thực hiện TNXH từ phía các đối tác, khách hàng, cộng đồng … thì sự quan tâm của họ dành cho TNXH sẽ cao hơn (Phạm Văn Đức, 2010).
1.2.2. Nhân tố bên trong
- Kiến thức về TNXH: Đây được cho là một trong những nhân tố quan trọng nhất, khởi nguồn cho mọi hoạt động, sáng kiến về thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, nếu người đứng đầu doanh nghiệp có kiến thức về TNXH, việc thực hiện TNXH sẽ tích cực và đạt hiệu quả cao hơn. Ngược lại, nếu chưa nhận thức đầy đủ về TNXH, những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, cho các bên liên quan thì việc triển khai TNXH sẽ khó khăn hơn, thậm chí là khơng được triển khai (Nguyễn Thị Hồng Giang, 2018).
Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
- Khi đã có đầy đủ kiến thức và nhận thức rõ ràng về những lợi ích mà các dự án, hoạt động TNXH mang lại, một trong những vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là chi phí thực hiện.
- Thơng thường, chi phí cho việc thực hiện TNXH là chi phí ngắn hạn và bị chi phối bởi các dự án khác đảm bảo lợi tức đầu tư cao hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải bố chí khoản chi phí nhất định cho việc thực hiện các dự án, hoạt động liên quan tới TNXH.
Người thực hiện:
- Đối với nhiều doanh nghiệp, việc bố trí một bộ phận chuyên trách để thực hiện các dự án, hoạt động TNXH là khó khăn bởi sẽ phát sinh chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều bố trí nhân viên kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ này
hoặc giao một bộ phận kiêm nhiệm phụ trách. Chính vì thế, tại nhiều doanh nghiệp, người phụ trách lĩnh vực này thường khơng có đầy đủ các kiến thức và nghiệp vụ cần thiết để triển khai các dự án, hoạt động TNXH của doanh nghiệp (Nguyễn Hoàng Khởi và Dương Ngọc Thành, 2019).
Tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp:
-Thực tế cho thấy, nếu việc thực hiện TNXH được xác định là một hoạt động quan trọng, một nội dung trong sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của cơng ty thì tính khả thi trong việc triển khai sẽ cao hơn.
Thiếu hệ thống đo lường kết quả và lợi ích từ việc thực hiện TNXH:
-Doanh nghiệp khơng đánh giá được chính xác những lợi ích mà TNXH có thể mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời khơng đánh giá được chính xác hiệu quả thực hiện các hoạt động TNXH của mình.
Yêu cầu từ phía người lao động và các bên liên quan khác.