Các cơng trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới * Trong sấy tôm và thủy hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sấy tôm khô nguyên vỏ với sự hỗ trợ của bức xạ hồng ngoại (Trang 52 - 56)

- Khi sấy khơng khí nóng khi tiếp xúc với sản phẩm, theo cơ chế dẫn nhiệt thì nhiệt sẽ dẫn từ bề mặt vào tâm sản phẩm, và đối với các sản phẩm nhƣ tôm cá, thủy hả

1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới * Trong sấy tôm và thủy hải sản

* Trong sấy tôm và thủy hải sản

Zhang và các cộng sự [6] đã nghiên cứu về các thuộc tính mùi thơm ở tơm sấy khơ trong khơng khí nóng và của các bộ phận khác của tơm bằng cách sử dụng phân tích cảm quan và sắc ký khí - khối phổ. Nghiên cứu đã kết luận hợp chất hoạt tính tạo mùi thơm ở thịt đƣợc sấy khơ bằng khơng khí nóng giảm xuống khi loại bỏ biểu bì tơm.

Murali và các cộng sự [7] tiến hành thiết kế và phát triển một máy sấy năng lƣợng mặt trời, tiết kiệm năng lƣợng phù hợp cho quá trình sấy. Trong máy sấy này, nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện lƣu trữ nhiệt năng và truyền nhiệt, và khơng khí nhƣ một chất trung gian; hệ thống năng lƣợng mặt trời cung cấp 73,93% nhiệt năng và máy nƣớc nóng hỗ trợ phần cịn lại của nhu cầu năng lƣợng khi bức xạ mặt trời thấp hơn trong quá trình bắt đầu và kết thúc quá trình sấy.

Hosseinpour và các cộng sự [8] thực hiện các thí nghiệm sấy đƣợc thực hiện trên máy sấy kết nối với máy tính, sử dụng nhiệt độ sấy khơ bằng khơng khí nóng 50 – 90°C và sấy hơi nƣớc quá nhiệt, nhiệt độ 110 – 120°C ở tốc độ sấy trung bình 1 – 2

m/s. Kết quả cho thấy các thông số màu của sản phẩm tôm khô bị ảnh hƣởng đáng kể bởi nhiệt độ sấy

Josafat và các cộng sự [9] nghiên cứu sự hình thành cholesterol, sự thay đổi của hàm lƣợng chất chống oxy hóa (astaxanthin) và thành phần axit béo trong tơm muối khơ trong q trình phơi nắng và bảo quản. Kết quả trong quá trình phơi nắng, hầu hết astaxanthin (75%) bị phân hủy, cholesterol gia tăng đáng kể (8,6 lần), lipid đạt tổng nồng độ 372,9 ± 16,3 μg/g; trong bảo quản sẽ làm tăng hơn nữa các quá trình trên.

Pranav Mehta và các cộng sự [10], ông thiết kế phát triển và phân tích hiệu suất của máy sấy năng lƣợng mặt trời để làm khô cá. Kết quả cho thấy: độ ẩm của cá đƣợc giữ trong máy sấy năng lƣợng mặt trời giảm từ khoảng 89% xuống 10% trong 18 giờ nắng, trong khi đó, phải mất 38 giờ để làm khơ cá ở ngoài nắng tự nhiên.

Ohijeagbon và các cộng sự [11] thực hiện nghiên cứu dữ liệu về động học sấy của máy sấy cá bằng khí đốt bán tự động. Một máy sấy đƣợc chế tạo chủ yếu từ tấm kim loại nhẹ và thép không gỉ, và đƣợc sử dụng để sấy các mẫu cá đã chế biến. Máy có ƣu điểm là kiểm sốt đƣợc các thơng số vận hành chính bao gồm khối lƣợng cá, khối lƣợng khí hóa lỏng đƣợc sử dụng, nhiệt độ bên trong máy sấy, thời gian sấy, độ ẩm, mức sử dụng năng lƣợng…

Hamdani và các cộng sự [12] chế tạo và thử nghiệm thiết bị sấy năng lƣợng mặt trời đƣợc trang bị hệ thống sƣởi khơng khí bằng nhiên liệu. Kết quả quá trình sấy cá đƣợc rút ngắn thời gian, tiết kiệm năng lƣợng, chi phí đầu vào.

Zhen-hua Duan và các cộng sự [13] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc gia nhiệt bằng lị vi sóng khơng khí nóng đến q trình sấy khơ và các đặc tính chất lƣợng của cá rơ phi philê tƣơi. Kết quả cho thấy sự gia tăng công suất vi sóng dẫn đến giảm độ ẩm cuối cùng khi sấy trong cùng một khoảng thời gian.

Hosain Darvishi và các cộng sự [14] thực hiện nghiên cứu ảnh hƣởng của sấy vi sóng đến tốc độ sấy, khả năng khuếch tán hiệu quả và tiêu thụ năng lƣợng của cá

sardine ở các cơng suất vi sóng khác nhau (200, 300, 400 và 500 W). Kết quả, cho thấy độ ẩm, thời gian sấy của các mẫu đã giảm đáng kể khi cơng suất vi sóng đầu vào tăng.

* Trong sấy nông sản kết hợp hồng ngoại

Fatemeh Jafari và các cộng sự [15] ông tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của sấy hồng ngoại đến chất lƣợng của các lát cà tím. Kết quả là q trình sấy khơ đã làm tăng đáng kể hàm lƣợng phenolic và hàm lƣợng kali. Tổng chênh lệch màu (ΔE) nằm trong khoảng 10,22–25,14

Kay Khaing Hnin và các cộng sự [16] thực hiện nghiên cứu làm khô hoa hồng bằng phƣơng pháp sấy lạnh hồng ngoại ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ sấy cao có thể làm giảm thời gian sấy và tiêu thụ năng lƣợng.

Yiting Guo và các cộng sự [17] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc tăng cƣờng cơng suất siêu âm đối với q trình sấy khơ bằng tia hồng ngoại đối với các lát cà rốt. Kết quả q trình sấy khơ bằng tia hồng ngoại có sự hỗ trợ sóng siêu âm làm tăng khả năng loại bỏ nƣớc và khuếch tán độ ẩm hiệu quả.

Xiaowei Shi và các cộng sự [18], ông và các cộng sự đã nghiên cứu một phƣơng pháp làm khô mới với sự kết hợp của siêu âm tiếp xúc và bức xạ hồng ngoại đến sự chuyển ẩm và thay đổi cấu trúc của các lát chuối. Kết quả cơng suất của sóng siêu âm tiếp xúc cao hơn có thể tạo ra hiệu ứng tăng cƣờng mạnh hơn đối với bức xạ hồng ngoại lên lát chuối.

Yue Zhang và các cộng sự [19] nghiên cứu về việc kết hợp tia hồng ngoại với tác động khơng khí nóng (IR-HAD) làm khơ lát bầu xốp (mƣớp hình trụ). Kết quả các mẫu sấy bằng tia hồng ngoại (IR-HAD) và khơng khí nóng cho thấy IR-HAD là một kỹ thuật phù hợp để giữ lại các đặc tính chất lƣợng của rau với độ dày phù hợp với độ xun tia hồng ngoại đƣợc tính tốn (5,30–7,25 mm).

Vahid Baeghbali và các cộng sự [20] kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của sóng siêu âm và sấy khơ bằng tia hồng ngoại, sấy đơng lạnh và sấy bằng lị nƣớng lên các

đặc tính hóa lý của lát đậu bắp cho thấy sấy khơ bằng sóng siêu âm và tia hồng ngoại vẫn giữ đƣợc chất lƣợng hóa lý của đậu bắp khô, chất lƣợng sản phẩm sấy khơ bằng sóng siêu âm và tia hồng ngoại tốt hơn sấy bằng lò nƣớng và tƣơng đƣơng với sấy đông lạnh.

Deependra Rajoriya và các cộng sự [21] nghiên cứu về sấy lát táo bằng bức xạ hồng ngoại. Kết quả phƣơng pháp sấy lát táo bằng bức xạ hồng ngoại giảm thời gian sấy khô và yêu cầu năng lƣợng so với sấy khơ bằng khơng khí nóng, táo khơ sấy lát bằng bức xạ hồng ngoại có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn và táo bảo quản tốt hơn về màu sắc, hƣơng vị và cấu trúc vi mô của lát táo.

Yabin Feng và các cộng sự [22] ông cải thiện quy trình sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại và các đặc tính chất lƣợng của các lát tỏi khơ bằng q trình tiền xử lý rƣợu có hỗ trợ siêu âm. Kết quả cho thấy quá trình tiền xử lý rƣợu có hỗ trợ siêu âm làm giảm đáng kể thời gian sấy so với các xử lý sơ bộ khác; chất lƣợng tỏi khô đã đƣợc cải thiện rõ rệt.

Chao Ding và các cộng sự [23], kết quả quá trình nghiên cứu ảnh hƣởng của sấy hồng ngoại đến các đặc tính bảo quản của gạo lứt: Sấy hồng ngoại đạt hiệu quả cao mà không làm mất khả năng nảy mầm của lúa, ổn định màu sắc, cấu trúc vi mơ của gạo lứt, duy trì tốt các đặc tính nhiệt và nhão của gạo lứt, làm giảm những thay đổi trong q trình nấu và đặc tính kết cấu của gạo lứt trong q trình bảo quản.

Fakhreddin Salehi và cộng sự [24] ông kết hợp sấy chân không với bức xạ hồng ngoại đƣợc cải tiến nhƣ một kỹ thuật sấy mới giúp rút ngắn thời gian làm khô của lát chanh, khả năng khuếch tán độ ẩm tăng lên khi công suất tăng.

Longyang Yao và cộng sự [25] tiến hành nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của các quá trình xử lý sơ bộ khác nhau sau đó là sấy khơ bằng khơng khí nóng và hồng ngoại lên các hợp chất hoạt tính sinh học, đặc tính hóa lý và cấu trúc vi mơ của lát xồi. Tính mới của bài báo này là đánh giá ảnh hƣởng của sấy khơ bằng khơng khí nóng và sấy hồng ngoại đến các đặc tính hóa lý và cấu trúc vi mơ của lát xồi đƣợc xử lý trƣớc giúp

gia tăng đáng kể lƣợng đƣờng khử, axit ascorbic, duy trì hàm lƣợng axit phenolic, tăng khả năng lƣu giữ chất dinh dƣỡng, màu sắc và cấu trúc vi mô.

Weiwei Cheng và các cộng sự [26] đã so sánh phƣơng pháp làm khơ xồi bằng năng lƣợng mặt trời, bằng quang phổ nhìn thấy và cận hồng ngoại. Kết quả của quang phổ khả kiến và cận hồng ngoại cho thấy chất lƣợng của các mẫu xoài thu đƣợc từ máy sấy là đồng đều nhất và bảo tồn đƣợc hàm lƣợng carotenoid và sắc tố diệp lục cao nhất.

Seyed-Hassan Miraei Ashtiani và cộng sự [27], họ phân tích đặc điểm làm khơ và mơ hình hóa các lớp mỏng của lá bạc hà trong sấy bằng khơng khí nóng và bức xạ hồng ngoại. Kết quả lá bạc hà đƣợc sấy khô bằng bức xạ hồng ngoại hiệu quả hơn khơng khí nóng.

Meliza Lindsay Rojas và cộng sự [28] đã nghiên cứu về việc xử lý trƣớc bằng etanol và sóng siêu âm để cải thiện q trình sấy khơ bằng bức xạ hồng ngoại đối với các lát khoai tây. Kết quả các xử lý sơ bộ đều giảm thời gian khô, trong khi Ethanol và sóng siêu âm mang lại mức giảm cao nhất.

Ratseewo và các cộng sự [29] tiến hành nghiên cứu về sự thay đổi các axit amin và các hợp chất hoạt tính sinh học của gạo lứt khi bị ảnh hƣởng bởi bức xạ hồng ngoại và sấy khơ bằng khơng khí nóng đã đƣợc áp dụng cho các loại gạo có sắc tố chƣa đƣợc đánh bóng và đánh bóng. Kết quả, cho thấy bức xạ hồng ngoại và sấy khơ bằng khơng khí nóng có thể có ảnh hƣởng đáng kể đến cấu trúc bên trong của hạt, có thể làm tăng năng suất chiết xuất một số thành phần, bao gồm cả hoạt chất sinh học.

Onwude và các cộng sự [30] thực hiện nghiên cứu thực nghiệm và mơ phỏng tốn học về sấy đối lƣu kết hợp hồng ngoại gián đoạn đối với khoai lang. Kết quả sấy hồng ngoại gián đoạn và sấy đối lƣu là một phƣơng pháp sấy mới có thể nâng cao hiệu quả năng lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm sấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định chế độ sấy tôm khô nguyên vỏ với sự hỗ trợ của bức xạ hồng ngoại (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)