Qui trình đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề stem đèn học thay đổi cường độ ánh sáng theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 26 - 30)

Chúng ta có thể tóm tắt qui trình đánh giá năng lực này như sau [14]:

- Dựa vào cấu trúc của năng lực và mục tiêu dạy học, GV lựa chọn chỉ số hành vi cần đánh giá của năng lực. Để đánh giá các chỉ số hành vi này, GV cần thu thập các thông về hành vi cần đánh và lựa chọn công cụ đánh giá thông tin. Tùy vào hành vi cần đánh giá mà GV lựa chọn công cụ đánh giá thông tin khác nhau.

- Để đánh giá được thơng tin, GV cần có cơng cụ thu nhận thơng tin. Cơng cụ đánh giá thông tin sẽ quyết định công cụ thu nhận thông tin của HS.

- Để thu nhận được thông tin từ HS, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiên các hành vi cần đánh giá.

- Sau khi thu thập được thông tin, GV đánh giá thông tin thu được bằng cách so sánh các minh chứng về hành vi của HS với các tiêu chí chất lượng của hành vi đã mô tả công cụ đánh giá tương ứng. Từ đó, xác định mức năng lực mà HS đạt được.

Theo chương trình mơn KHTN [4], mơn KHTN sử dụng các hình thức đánh giá sau:

- “Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo, ...

- Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,...

- Đánh giá thơng qua quan sát: quan sát thái độ, hoạt động của HS qua bài thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm, học ngồi thực địa, tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất, thực hiện dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn,.. bằng một số công cụ như sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, giáo dục STEM là mơ hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật và tốn học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể và là một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi mới GDPT của Việt Nam. Có nhiều cách thức triển khai giáo dục STEM trong nhà trường, trong đó việc áp dụng giáo dục STEM trong dạy học chính khóa là một trong những xu hướng được quan tâm và khuyến khích áp dụng. Bên cạnh đó, trong Chương trình GDPT 2018, bản thân mơn KHTN là một mơn học có sự tích hợp các lĩnh vực hóa học, sinh học, vật lí và địa lí. Do đó, quan niệm dạy học mơn KHTN tương đồng và đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục STEM, điều này cho thấy được tính phù hợp để xây dựng chủ đề theo định hướng dạy học STEM trong môn KHTN. Điểm khác biệt cần nhấn mạnh chính là cần tổ chức những nhiệm vụ để làm bật các khía cạnh kĩ thuật và cơng nghệ trong các sản phẩm của q trình học tập. Khóa luận này sẽ triển khai phương thức giáo dục STEM theo qui trình thiết kế kĩ thuật nhằm nhấn mạnh yếu tố công nghệ và kĩ thuật.

CHƯƠNG 2 - THIẾT KẾ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ĐÈN HỌC THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ SÁNG”

Giới thiệu chủ đề

Chủ đề này hướng đến vấn đề suy giảm thị lực hiện nay. Trong các nguyên nhân gây suy giảm thị lực, môi trường ánh sáng tác động rất lớn tới sức khỏe thị lực nhất là khi sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử. Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới mỏi mắt. Tuy nhiên, ánh sáng nếu không cần thiết và được thiết kế thiếu hợp lí cũng là một dạng ơ nhiễm. Tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng sẽ gây kích ứng mắt, quá ít ánh sáng làm cho mắt phải căng để nhìn. Đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến nhiều người bị giảm thị lực. Điều này cho thấy việc bố trí ánh sáng, bố trí các loại đèn ở nơi làm việc, sinh hoạt cho phù hợp với các điều kiện chiếu sáng trong các hoạt động khác nhau rất cần được chú ý và xem trọng. Như vậy, làm thế nào để cường độ sáng ở nơi học tập và sinh hoạt của chúng ta có thể thay đổi dễ dàng và thuận tiện?

Bảng 2.1. Các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề

Tên chủ đề Các vấn đề của chủ đề

Đèn học thay đổi cường độ sáng

- Cường độ sáng có ảnh hưởng như thế nào đến thị lực con người? Vì sao phải thiết kế và chế tạo đèn học thay đổi cường độ sáng?

- Một đèn học có những bộ phận cơ bản nào?

- Thiết kế nào của đèn học giúp nó có thể thay đổi cường độ sáng?

- Ngun lí hoạt động của đèn học là gì? Cần vận dụng những kiến thức nào để thiết kế mạch điện của đèn học đáp ứng yêu cầu đặt ra?

Trong chủ đề này, HS nghiên cứu các kiến thức về mạch điện một chiều đơn giản và thiết kế đèn học có thể điều chỉnh các mức độ sáng khác nhau bằng cách điều chỉnh bật – tắt số bóng đèn cho phù hợp. HS sử dụng các linh kiện điện tử đơn giản như đèn LED, công tắc, dây điện, nguồn pin một chiều,… để chế tạo mơ hình.

Thiết kế sản phẩm minh họa

Ý tưởng thiết kế sản phẩm

✓ Dự kiến mạch điện: Mạch tổng hợp (nối tiếp – song song);

✓ Số lượng bóng đèn: 4 bóng;

✓ Loại bóng đèn: Đèn LED siêu sáng 3W;

✓ Thông số kĩ thuật bóng đèn: 𝑈đ𝑚 = 3,5 − 4𝑉; 𝐼đ𝑚 = 600 − 750𝑚𝐴; ✓ Nguồn pin sử dụng: 9V;

Một số lưu ý khi thiết kế mạch điện: có thể điều chỉnh nhiều mức sáng (số

lượng bóng đèn, loại bóng đèn, mạch song song,..); mạch điện hoạt động ổn định (nguồn điện phù hợp với thông số kĩ thuật của LED, các mối nối điện tiếp xúc tốt); thiết kế nhỏ gọn (chọn nguồn pin nhỏ gọn, cấu tạo đèn có thể gấp gọn, điều chỉnh được độ cao đèn,…); cường độ sáng tối đa của đèn nằm trong giới hạn phù hợp để đọc sách (sử dụng số lượng bóng đèn vừa phải, cơng suất khơng q lớn, có chụp đèn chống chói),…

Lập bản thiết kế

Vẽ sơ đồ mạch điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề stem đèn học thay đổi cường độ ánh sáng theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 26 - 30)