Bản thiết kế đèn học minh họa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề stem đèn học thay đổi cường độ ánh sáng theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 34)

Chế tạo sản phẩm

Bảng 2.3. Các bước chế tạo mơ hình đèn học thay đổi cường độ sáng

Làm phần chụp đèn

Bước Mơ tả Hình ảnh minh họa

1

Cắt giấy foam thành các hình chữ nhật, hình thang cân có kích thước như bản thiết kế.

2 Dán các tấm bìa lại với nhau bằng keo nến.

3 Dùng dao rọc giấy khoét lỗ để luồn dây điện.

Làm đế đèn và hộp chứa pin

Bước Mô tả Hình ảnh minh họa

1 Cắt một tấm giấy foam hình chữ nhật kích thước 16 x 18 cm. 2 Cắt, dán một hình hộp chữ nhật có nắp kích thước như bản thiết kế để làm hộp chưa pin và mạch điện. 3

Khoét lỗ trên hộp chứa pin để gắn công tắc và điện trở, luồn dây điện.

Làm phần thân đèn

1 Dán nhiều que đè lưỡi lại với nhau để tăng độ cứng.

2 Khoan lỗ và dùng ốc cố định các khớp.

Lắp mạch điện

Bước Mô tả Hình ảnh minh họa

1

Cắt các đoạn dây điện có chiều dài phù hợp, dùng kéo tuốt lớp vỏ cách điện ở hai đầu dây.

2 Nối dây điện vào chân các đèn LED và công tắc.

3

Nối dây điện với các linh kiện theo sơ đồ mạch điện, chú ý cực âm – dương.

Lắp ráp các bộ phận

Bước Mơ tả Hình ảnh minh họa

1

Cắt một tấm giấy foam kích thước 7 x 13.5 cm và khoét các lỗ nhỏ để luồn dây điện và gắn mạch đèn LED vào và dán vào chụp đèn.

2 Gắn công tắc và điện trở vào hộp chứa pin.

4 Ráp các bộ phận của đèn lại với nhau.

Hồn thành sản phẩm

Phân tích kiến thức liên quan đến chủ đề Đèn học thay đổi cường độ sáng

trong chương trình phổ thơng 2018

Sau khi xác định các vấn đề cần giải quyết, chế tạo mơ hình đèn học mẫu, rà sốt khung chương trình các mơn KHTN, Tốn, Cơng nghệ trong chương trình 2018 giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 9, chúng tôi xác định các kiến thức cần đưa vào chủ đề như bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nội dung kiến thức tích hợp trong chủ đề

Nội dung kiến thức tích hợp trong chủ đề

KHTN Vận dụng kiến thức về mạch điện song song, mạch điện nối tiếp, hiệu điện thế, nguồn điện, dòng điện để thiết kế mạch điện gồm nhiều bóng đèn có thể bật – tắt số lượng bóng khác nhau, lắp mạch điện và đo đạc một số đại lượng như cường độ dòng điện, hiệu điện thế,…

Công nghệ Sử dụng đèn học; Tìm hiểu thiết kế; Thiết kế kĩ thuật; Vẽ kĩ thuật; lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp trên các tiêu chí khác nhau (chất lượng, giá thành, hiệu suất,…), xác định các bộ phận của mơ hình đèn học, hình dạng các bộ phận, vẽ phác thảo bản thiết kế mơ hình.

Kĩ thuật Chế tạo và cải tiến mơ hình đèn học theo những cách khác nhau.

Tốn Vận dụng các cơng thức tính diện tích, thể tích vào thực tiễn: đo đạc và tính diện tích, thể tích của các hình khối trong thực tế.

Bảng 2.5 và bảng 2.6 bên dưới tổng hợp tất cả các kiến thức có liên quan đến chủ đề trong chương trình KHTN, Cơng nghệ, Tốn học từ lớp 1 đến lớp 9.

Bảng 2.5. Tổng hợp các kiến thức HS kiến tạo trong chủ đề

Mạch nội dung

Nội dung

kiến thức Yêu cầu cần đạt

Môn học Điện Đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, măc song song

- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

- Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản.

- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp.

- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc song song.

KHTN 9

Định luật Ohm

- Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

Điện trở

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dịng điện trong mạch.

- Nêu được (không yêu cầu thành lập): Cơng thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); cơng thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.

- Sử dụng cơng thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn, điện trở tương

KHTN 9

đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.

Bảng 2.6. Tổng hợp các kiến thức có liên quan đến chủ đề

Mạch nội dung

Nội dung

kiến thức Yêu cầu cần đạt

Môn học

Điện

Nguồn điện

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

KHTN 8

Mạch điện đơn giản

- Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mơ tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

- Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, cơng tắc, dây nối, bóng đèn.

- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.

- Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành. KHTN 8 Sử dụng đèn học

- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học. - Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. Công nghệ 3 Tìm hiểu thiết kế

- Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo.

- Kể được tên các cơng việc chính khi thiết kế. - Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

- Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn.

Cơng nghệ 5

Vẽ kĩ thuật

- Vẽ được hình chiếu vng góc của một số khối đa diện, khối trịn xoay thường gặp theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

Công nghệ 8

- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vng góc của vật thể đơn giản.

- Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản.

Cơ khí

- Nhận biết được một số vật liệu thơng dụng. - Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia cơng cơ khí bằng tay.

- Thực hiện được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

Công nghệ 8

Thiết kế kĩ thuật

- Trình bày được mục đích và vai trị của thiết kế kĩ thuật.

- Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.

- Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn. Cơng nghệ 8 Hình học phẳng và hình khối Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

- Thực hiện được việc vẽ góc vng, đường trịn, vẽ trang trí.

- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

Tốn 4

- Giải quyết được một sốvấn đề về đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn, liên quan đến nội dung các mơn học như Mĩ thuật, Cơng nghệ, Tin học. Tốn 5 Các hình khối trong thực tiễn Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tínhthể tích, diện tích xung quanhcủa hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương,...)

Kế hoạch dạy học chủ đề “Đèn học thay đổ cường độ sáng”

2.4.1. Mô tả chủ đề

TÊN CHỦ ĐỀ: ĐÈN HỌC THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ SÁNG

Vấn đề thực tiễn

Chúng ta biết rằng thị giác là một giác quan quan trọng trong năm giác quan của con người, khoảng 80% thông tin đến não được tiếp nhận thông qua thị giác. Tuy nhiên, theo ước tính tồn cầu năm 2015 trong Bản đồ Thị lực của Ủy ban Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB), trên tồn thế giới có khoảng 253 triệu người suy giảm thị lực. Tại Việt Nam, hơn 2,5 triệu dân gặp tình trạng này, chiếm khoảng 2, 83% dân số. Các nhà nghiên cứu của Hãng thông tấn quốc tế (UPI) dự báo, đến năm 2050, số người bị hạn chế thị lực có thể lên đến 588 triệu người, gây ra gánh nặng cho tồn thế giới. Tình trạng suy giảm thị lực sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đáng chú ý khi thị lực giảm, chúng ta chỉ có thể chăm sóc mắt để duy trì chứ khơng thể làm tăng thị lực lại như lúc ban đầu.

Tình huống dạy học

Thực tế, thị lực của chúng ta sẽ suy giảm dần do nhiều nguyên nhân. Trong đó, điều kiện chiếu sáng khơng đạt chuẩn cũng tác động nhiều đến suy giảm thị lực của mắt. Khi ánh sáng có cường độ lớn chiếu và phản xạ vào mắt thì đồng tử sẽ nhỏ lại để điều tiết ánh sáng và ngược lại, ánh sáng yếu, lờ mờ sẽ khiến đồng tử dãn ra để điều tiết ánh sáng. Sinh hoạt trong điều kiện thừa hay thiếu ánh sáng quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mắt, gây các bệnh về thị lực. Vì vậy, khi bố trí ánh sáng cho khơng gian sống, cần có sự tư vấn của các chuyên gia để đạt được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cũng như bảo vệ mắt. Đối với mỗi cá nhân, khi học tập và làm việc thì đèn bàn chính là một vật dụng hữu ích để cung cấp ánh sáng cho chúng ta, liệu mức sáng đèn cung cấp có phù hợp cho mắt làm việc, và chúng ta có thể điều chỉnh mức sáng đó hay khơng?

Nhiệm vụ học tập

Thiết kế và chế tạo mơ hình đèn học điều chỉnh cường độ sáng để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Yêu cầu sản phẩm

1. Mơ hình đèn học sử dụng nguồn điện một chiều với thiết kế nhỏ gọn.

Bối cảnh

2. Người sử dụng có thể điều chỉnh tối thiểu 02 mức sáng có thể phân biệt độ

sáng khi quan sát bằng mắt.

3. Cường độ sáng tối đa của đèn nằm trong giới hạn phù hợp để đọc sách; 4. Thiết bị hoạt động ổn định và an tồn;

5. Chi phí chế tạo mơ hình đèn học tiết kiệm (giá thành rẻ).

Sau khi xác định nội dung kiến thức cần đưa vào chủ đề, chúng tôi xây dựng các u cầu sản phẩm cho mơ hình đèn học của HS gồm 5 yêu cầu như trên. Thông qua việc tổ chức dạy học của GV, HS thực hiện nhiệm vụ chế tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu đề ra, từ đó chiếm lĩnh được các kiến thức và kĩ năng liên quan, góp phần phát triển năng lực cốt lõi của bản thân. Sự kết nối giữa nhiệm vụ - kiến thức – thiết kế được thể hiện hiện ở hình 2.3.

Hình 2.3. Sơ đồ thể hiện sự kết nối giữa nhiệm vụ - kiến thức - thiết kế

Để chế tạo được sản phẩm đáp ứng yêu cầu số 1, HS cần tìm hiểu về nguồn điện một chiều, một số nguồn một chiều phổ biến, từ đó lựa chọn loại nguồn điện sử dụng, đồng thời thiết kế đèn học và lắp ráp sao cho mơ hình vừa nhỏ gọn vừa phù hợp nhu cầu sử dụng.

Yêu cầu số 2 đòi hỏi HS cần hiểu được ngun lí hoạt động của đèn học, tìm hiểu

và vận dụng kiến thức điện trở, định luật Ohm, đoạn mạch song song và nối tiếp để vẽ được sơ đồ mạch điện với các thiết bị phù hợp.

Bên cạnh đó, trong q trình thiết kế, việc HS lựa chọn công suất của đèn và số lượng bóng đèn cũng ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng yêu cầu số 2 và 3 của mơ hình. Để chế tạo được mơ hình đèn học hoạt động ổn định và an toàn như yêu cầu số 4, HS cần vận dụng kiến thức hiệu điện thế và cường độ dòng điện, định luật Ohm để

giá trị định mức, đồng thời đảm bảo sự tiếp xúc điện giữa các mối nối, độ chắn chắc của các bộ phận trong quá trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm.

Yêu cầu số 5 đòi hỏi HS cần lựa chọn nguyên vật liệu và thiết kế tối ưu để mơ

hình vừa đảm bảo các tiêu chí sản phẩm mà GV yêu cần vừa tiết kiệm chi phí chế tạo.

2.4.2. Vị trí trong chương trình

Mơn chủ đạo: Khoa học tự nhiên Chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi Nội dung

Điện:

• Điện trở

• Định luật Ohm

• Đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song

Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dịng điện trong mạch.

- Nêu được (không yêu cầu thành lập): Cơng thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); cơng thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.

- Sử dụng cơng thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn, điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.

- Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dịng điện chạy trong mạch chính. - Tính được cường độ dịng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản.

- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp.

- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc song song.

Các kiến thức tích hợp

Kiến thức nền:

• Dịng điện

• Nguồn điện

Nội dung tích hợp trong chủ đề: như đã đề cập ở bảng 2.4.

Thời gian thực hiện

Trong chương trình mơn KHTN, mạch nội dung Điện lớp 9 bao gồm các nội dung:

điện trở; định luật Ohm; đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song; năng lượng của dịng điện và cơng suất điện và chiếm tỉ lệ 7% trong thời lượng dành cho

môn KHTN khối 9 là 140 tiết, tương ứng với 10 tiết.

Chủ đề STEM “Đèn học thay đổi cường độ sáng” được thiết kế trong đề tài này nhằm sử dụng để dạy học các nội dung điện trở, định luật Ohm, đoạn mạch một chiều

mắc nối tiếp, mắc song song trong mạch nội dung Điện mơn KHTN lớp 9. Có thể

thấy rằng hàm lượng nội dung trên đáp ứng phần lớn nội dung trong mạch nội dung điện lớp 9, vì thế, chúng tơi đề xuất thời lượng dành cho chủ đề này là: 8 tiết + làm

2.4.3. Mục tiêu

Bảng 2.7. Mục tiêu dạy học chủ đề STEM

Năng lực chung

STT Mục tiêu Mã NL

1

Tìm kiếm thơng tin có liên quan đến vấn đề: Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề từ các nguồn khác nhau.

GQ2.1

2 Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề: Lựa chọn phương án tối ưu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế chủ đề stem đèn học thay đổi cường độ ánh sáng theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 34)