CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3 Đường lối, chính sách của Đảng để phát triển các lĩnh vực
3.3.2.3 Về tiểu, thủ công nghiệp
Nhà nước hết sức khuyến khích và giúp đỡ cả về vốn và việc mua bán nguyên vật liệu phát triển sản xuất. Do hàng hóa được lưu thơng tự do nên nguyên, nhiên liệu cần thiết cho sản xuất dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đã tạo điều kiện cho sản xuất tiểu, thủ công nghiệp phục hồi và phát triển, cung ứng được nhiều hàng hóa cho thị trường và tăng thu nhập cho người sản xuất.
3.3.2.4 Đối với tư bản Pháp và nước ngồi
Trừ một số xí nghiệp của tư bản Pháp có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, quốc phịng, đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã trưng thu một số cơ sở, như các nhà máy điện, nước ở Hà Nội, nhà máy luyện kim Hà Nội, cơ sở và
vô tuyến điện của hãng Air France v.v... số còn lại vẫn để cho tiếp tục kinh doanh như cũ, nhưng có sự kiểm sốt của Nhà nước.
Sắc lệnh ngày 09/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã nêu rõ
2 điều:
- Các hãng kỹ nghệ hoặc thương mại ngoại quốc hiện có ở Việt Nam vẫn được phép tiếp
tục cơng việc kinh doanh như cũ.
- Vì nền trật tự cơng cộng, Chính phủ Việt Nam có quyền kiểm sốt và nếu cần, có quyền đặt những ban chun mơn để giữ nhiệm vụ đó.
Nhờ chủ trương đó, nhiều xí nghiệp của Pháp khác vẫn hoạt động bình thường như các xí nghiệp thuộc ngành điện, nước ở một số thành phố (ngoài Hà Nội), vải sợi (Nam Định), dệt len, xi măng (Hải Phịng), gạch ngói (Đáp Cầu), đã cung ứng cho thị trường được một số hàng hóa cần thiết như than mỏ, xi măng, gạch ngói, vải, giấy... đảm bảo duy trì được cơng ăn việc làm cho cơng nhân, lao động, góp phần đảm bảo sinh hoạt bình thường trong nhân dân.
3.3.3 Thương nghiệp3.3.3.1 Về nội thương 3.3.3.1 Về nội thương
Trên nguyên tắc tự do nội thương, Chính phủ khuyến khích mở rộng việc bn bán, làm cho hàng hóa được lưu thơng tự do trong tồn quốc. Nghị định của Chính phủ ngày 02/10/1945, bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh doanh dưới thời Pháp, Nhật; sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 22/9/1945 xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinh doanh của người Pháp, Nghị định ngày 19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế xóa bỏ tất cả mọi hạn chế về lưu thơng các hàng hóa thơng thường cho kinh tế và đời sống, như gỗ, giấy, lương thực, thực phẩm (công báo 1945, tr.21).
Ngày 05/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 7 - SL đảm bảo sự bn bán và chun chở thóc gạo được tự do trong tồn hạt Bắc bộ,
sau đó thì áp dụng cho cả Trung bộ (cơng báo 1945-tr.6). Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo. Liền sau đó là một loạt nghị định về việc sản xuất, vận chuyển và bn bán hồn tồn tự do vỏ gió và các nguyên liệu làm giấy; nhựa thơng, các hạt có dầu, da trâu bò và nguyên liệu nhuộm da v.v... (Nghị định ngày 26/09/1945).Những biện pháp này đã đem lại kết quả tốt đẹp. Thóc gạo và các loại hàng hóa thơng thường khác được điều hòa dễ dàng từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích sản xuất phát triển.
Cùng thời gian này, Hội thương gia Việt Nam được thành lập. Phòng Thương mại Việt Nam ra đời. Ngày 07/02/1946, thành lập Tiểu ban nghiên cứu về luật thương mại áp dụng ở Việt nam do Đinh Gia Trinh, đổng lý văn phòng Bộ Tư pháp đứng đầu.
Tháng 8/1946, Chính phủ đề ra chủ trương mở Ngân hàng Thương mại có chi nhánh ở các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động thương nghiệp.
3.3.3.2 Về ngoại thương
Chính phủ hủy bỏ sắc lệnh ngày 13/8/1941 của Tổng thống Pháp ban hành dành đặc quyền cho hàng hóa Pháp và các cơng ty ngoại thương của Pháp.Sắc lệnh ngày 10/10/1945 duy trì luật hải quan và biểu thuế quan cũ có một ít điều chỉnh để kịp thời thu thuế xuất nhập khẩu.
Nghị định 48/CT ngày 09/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ấn định thể lệ mới về xuất cảng và nhập cảng các hàng hóa, quy đinh mọi nhà kinh doanh Việt Nam đều có quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu theo luật pháp của Nhà nước.
Tiếp đó, ngày 15/11/1945, Chính phủ ra sắc lệnh quy định thuế xuất, nhập cảng mới của một số mặt hàng.
Đối với xuất khẩu, Nhà nước khuyến khích các mặt hàng ta có khả năng, nhất là than đá. Cấm xuất cảng thóc, gạo, ngơ, đỗ và các chế phẩm từ ngũ cốc, máy móc và đồ vật bằng kim khí.
Đối với nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích nhập những mặt hàng nguyên, nhiên liệu, những thứ thuộc nhu cầu thiết yếu trong nước, ta chưa sản xuất được.
3.3.3.3 Phục hồi giao thông - liên lạc
Việc cấp bách là phải sửa chữa cầu đường bị bom đạn phá hoại trong chiến tranh. Trong điều kiện vơ cùng khó khăn về tài chính và trình độ kỹ thuật, chưa đầy một tháng sau Cách mạng, đường xe lửa đã được tổ chức lại. Xe đã đi lại được nối hai miền Bắc, Nam (tuy còn một số đoạn phải tăng - bo).
Về bưu điện: Phần lớn đường dây trước đây do quân Nhật quản lý. Khi Nhật đầu hàng, rất nhiều đoạn đã bị phá hủy, nhiều cơ sở ngừng hoạt động. Nhưng chỉ 1 tuần sau cách mạng, hệ thống điện tín, điện thoại giữa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã được phục hồi và hoạt động bình thường. Đến cuối tháng 8/1945, phần lớn các tỉnh đã liên hệ được với Hà Nội và với nhau bằng điện tín và điện thoại. Và người Việt Nam đã thay thế hoàn toàn nhân viên người Pháp trong tồn ngành đảm đương mọi cơng việc.
Những kết quả trong giao thông liên lạc trên đã phục vụ tốt cho quân sự - quốc phịng, cho cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và tác động tích cực đến sản xuất, lưu thơng hàng hóa, phục vụ dân sinh.
3.3.4 Xóa bỏ các cơng cụ bóc lột: Các độc quyền nhà nước
Ngay sau Cách mạng Tháng 8, chính quyền cách mạng đã ban hành lệnh cấm bn bán thuốc phiện, xóa bỏ cơng ty độc quyền rượu đi đôi với vận động nhân dân giảm uống rượu và cai thuốc phiện.
Thuốc phiện xuất hiện ở một góc nhỏ Hà Nội ( Ảnh: Báo An ninh thủ đơ)
Đối với muối: Xóa bỏ chế độ độc quyền nhà nước về muối, diêm dân được tự do bán muối ra thị trường sau khi nộp thuế theo quy định. Nhờ đó, giá bán muối của diêm dân tăng nhanh, thu nhập và đời sống của diêm dân được cải thiện rõ rệt, không những đủ ăn, đủ mặc mà cịn mua sắm được nhiều đồ dùng gia đình có giá trị. Mặt khác, do được lưu thông tự do trên thị trường, nên giá bán muối ở các vùng giảm so với trước, việc mua bán thuận tiện, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, nhà nào cũng có đủ muối ăn và muối dự trữ.
CHƯƠNG 4: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC KHÔI PHỤC, CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1946-1954 4.1 Diệt giặc đói
- Đến năm 1946, nạn đói đã bị đẩy lùi.
- Sản lượng lương thực năm 1946 đạt 1.155.000 tấn, gấp đơi năm 1945.
Vì vậy, trong diễn văn kỷ niệm một năm Quốc khánh 2-9-1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cách mạng đã chiến thắng nạn đói. Thực là một kỳ cơng của chế độ dân chủ”
4.2 Diệt giặc dốt
- Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thốt nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người). Thật là một kỳ tích của nền giáo dục non trẻ!
- Toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngày 19.12.1946. Tại chiến khu Việt Bắc, Bác nói: “Diệt giặc dốt như diệt giặc Pháp, dốt nát cũng là tên địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm”(Báo Công Dân-LKIII-1948), và thế là phong trào BDHV tiếp nối kinh nghiệm quý báu trong năm đầu hoạt động. Các lớp học đi theo đồng bào tản cư kháng chiến, đi theo các đồn dân cơng tiếp vận.
4.3 Tài chính – tiền tệ
- Thời kỳ đầu, Nhà nước chưa đặt ra các chế độ thuế ổn định mà hồn tồn dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân. Nguồn chi tiêu chính của bộ đội và Chính phủ lúc này chính là phát hành tiền.
Xưởng in tiền ở Bản Thi (Chiêm Hố, Tun Quang) chính là nơi đảm bảo nhu cầu này. Vì chi tiêu cho kháng chiến càng ngày càng nhiều cho nên mức lạm phát tăng lên khá cao.
Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi xa xôi, hẻo lánh, không thể chuyển tiền tài chính vào được. Vì thế, Nhà nước cho phép Liên khu V phát hành tín phiếu (cũng là một thứ tiền tệ) và Nam Bộ được phát hành giấy bạc Nam Bộ để chi tiêu.
- Từ sau Đại hội Đảng lần thứ II (2-1951), Nhà nước đã tiến hành hàng loạt cải cách trong các lĩnh vực kinh tế.
4.3.1 Tài chính:
Quỹ độc lập và Tuần lễ vàng đã giúp cho Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Chính phủ khơng tiền trở thành Chính phủ có tiền. Dù khơng nhiều, nhưng tiền đóng góp của tồn dân ít nhất đã giúp Chính phủ có thể lo ở mức tối thiểu những việc quốc gia đại sự, như cứu đói, đắp đê, chữa bệnh, giáo dục, quốc phịng, ngoại giao...
Vì vậy, tinh thần đoàn kết,tương thân tương ái, nghĩa cử cao đẹp “lá lành đùm lá rách” của nhân dân và chính quyền cách mạng đã góp phần to lớn cho thắng lợi quan trọng này của Đảng.
Chấm dứt tình trạng đóng góp tuỳ tiện dựa vào hảo tâm, áp dụng một hình thức thuế gọi là thuế nông nghiệp.
+ Thuế này bắt đầu được thu từ tháng 5-1951 căn cứ vào mức hoa lợi để nộp thuế theo luỹ tiến. Người thu hoạch nhiều đóng góp với tỷ lệ cao, người thu hoạch ít đóng góp với tỷ lệ thấp. Người thu hoạch khơng đủ thì miễn thuế.
Tính trung bình trên tồn vùng kháng chiến, mức thuế thu trên hoa lợi là 18,5%. Mức đó đủ đảm bảo những nhu cầu cho cuộc kháng chiến, cũng đảm bảo cho những người trồng lúa có đủ lương thực để sinh sống.
Thuế nơng nghiệp rất quan trọng về mặt kinh tế, nó đảm bảo sự ổn định về mặt hậu cần cho cuộc kháng chiến. Từ đây, cán bộ chiến sĩ khơng có lương mà được lĩnh trực tiếp bằng gạo.
Từ khi thực hiện thuế nông nghiệp, nguồn thu ngân sách được cải thiện đáng kể. Trước đây, lấy phát hành để chi tiêu là chính. Tỷ lệ thu qua phát hành năm 1946 là 72%, năm 1947 là 73%, năm 1948 là 80%, năm 1949 là 82%, năm 1950 là 77%11.
Từ năm 1951, thuế nông nghiệp đã chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số thu ngân sách: năm 1951: 86,2%, năm 1952: 77%, năm 1953: 71%, năm 1954: 54,7%12.
Từ khi có thuế nơng nghiệp, cán cân ngân sách đã được cải thiện về căn bản. Từ năm 1952, đã thực hiện được khẩu hiệu tiến tới thăng bằng thu chi: Năm 1952: thu 372.820 tấn thóc, chi 474.796 tấn thóc; năm 1953: thu 635.571 tấn thóc, chi: 535.229 tấn thóc; năm 1954: thu 644.000 tấn thóc, chi 512.000 tấn thóc13. Như vậy, kể từ năm 1953, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, đã có bội thu ngân sách. Đó là thành tựu rất lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
4.3.2 Tiền tệ
- Buộc chính phủ Pháp phải trả lương cho nhân viên - Thừa nhận giá trị hiệu lực của tờ 500 đồng
- Các loại tiền mà Pháp tự do phát hành muốn lưu thơng được ở Việt Nam thì phải có đóng dấu của chính quyền cách mạng của ta.
- Từ tháng 8-1946, Chính phủ cho phép phát hành tiền ra cả Bắc Trung Bộ. Sau đó, giấy bạc Cụ Hồ đã tràn cả ra miền Bắc, và đến tháng 11-1946, Nhà nước chính thức cho phát hành giấy bạc Cụ Hồ trên phạm vi cả nước. Như vậy, khi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, Việt Nam đã có đồng tiền riêng của mình, một đồng tiền độc lập của một quốc gia độc lập.
- Trong lĩnh vực tiền tệ cũng có một cuộc cải cách lớn. Từ ngày 31-5-1951, Ngân hàng quốc gia được thành lập. Việc phát hành tiền
được chuyển từ Bộ Tài chính sang Ngân hàng quốc gia và khơng phải dành cho chi tiêu mà để phục vụ lưu thông.
- Đời sống nhân dân: Trong kháng chiến, đời sống nhân dân đương nhiên là vơ cùng gian khổ. Thế nhưng, có một điều lạ là người Việt Nam rất dễ thích nghi với những điều kiện khó khăn, kể cả các anh lính cậu từ thành phố về, kể cả các trí thức lớn..., đều sớm thích nghi với cuộc sống ở chiến khu.
Những trí thức lớn ở miền Bắc cũng như miền Nam, những người đã từng du học ở Pháp, định cư ở Pháp và sau đó ở các đơ thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội với một mức sống rất cao. Thế nhưng, khi lên chiến khu, họ chấp nhận cuộc sống mới một cách khơng khó khăn lắm. Đó là trường hợp các trí thức lớn, như các bác sĩ Tơn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Trần Đức Thảo ở miền Bắc.
Ở miền Nam là bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Thiện Thành, Lưu Văn Lang và biết bao nhiêu nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng đã sống ở chiến khu như những người chiến sĩ bình thường.
Một đặc điểm của đời sống vùng kháng chiến là ánh sáng văn minh theo cùng các đơn vị kháng chiến. Những vùng đất mà trước đây được coi như khỉ ho cò gáy, thâm sơn cùng cốc, lạc hậu, nghèo nàn, dốt nát thì bây giờ có trường học, người già cũng phải đi học văn hoá, trẻ con có trường học, mọi người dân có trạm y tế, có trạm hộ sinh khơng khác gì cuộc sống văn minh đơ thị.
Đó là nét đặc sắc của đời sống kháng chiến.
4.4 Nông nghiệp
- Đến đầu năm 1949, diện tích trồng trọt ở các vùng tự do đã tăng gấp ba, bốn lần so với trước kháng chiến. Hàng nghìn mẫu đất được khai phá thêm ở các vùng căn cứ Việt Bắc, Đồng Tháp Mười, Cà Mau,…
- Trong các vùng giải phóng, sản xuất nơng nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm.
- Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ở vùng tự do và đến tháng 7/1954 ở vùng mới giải phóng, nơng dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nơng nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%.
- Ruộng đất là một trong những vấn đề lớn của sản xuất nông nghiệp. Sau Cách mạng Tháng Tám đến hết năm 1952, Đảng và Chính phủ chưa chủ trương làm cách mạng ruộng đất, nhưng có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề ruộng đất một cách hợp tình hợp lý.
- Ngày 13-11-1945, Nhà nước đã ra thông tư về việc giảm 25% mức địa tô đối với tá điền, người cấy rẽ, cấy thuê.
- Đến ngày 28-11-1946, Chính phủ lại ra thơng tư nhắc lại việc giảm 25% địa tô cho những người lĩnh canh.
- Đến ngày 14-7-1949, Nhà nước ban hành Sắc lệnh 78/SL về việc giảm địa tô 25%.
Tính đến tháng 4-1952, các tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc, bảy tỉnh thuộc Liên khu III và bốn tỉnh thuộc Liên khu IV đã có 147.000 mẫu ruộng được giảm tơ đúng mức 25%.
Ở Liên khu V, diện tích giảm tơ 25% đã lên tới 250.000 mẫu. Số địa chủ thực hiện giảm tô là 146.000 người, số tá điền được hưởng chính sách giảm tơ là 291.000 người, số lúa giảm tô là 4.262 tấn7...