CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 Khắc phục khó khăn, thử thách, khơi phục và bước đầu xây
3.1.2 Giải quyết khó khăn về mặt tài chính và tiền tệ
3.1.2.1 Về tài chính
Thực trạng
- Khi cách mạng thành cơng, kho bạc hồn tồn trống rỗng. Thực
tế đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát: Chính phủ cách mạng lúc đó là một chính phủ “khơng tiền”.
Có một địa chỉ giữ tiền và đang in tiền là Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật đóng giữ và chờ trao lại cho qn Đồng minh.
Trong khi đó, tình trạng lạm phát một cách nghiêm trọng trong suốt 5 năm trước đó của Ngân hàng Đơng Dương khiến cho bản thân đồng tiền Đông Dương cũng mất giá nghiêm trọng. Số tiền do ngân hàng này phát hành năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10- 1945, tới 2.483 triệu. Đồng tiền trong tay người dân Việt Nam “teo lại” nhanh chóng. Giá gạo từ chỗ 4-5 đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700-800 đồng/tạ.
Giải pháp
- Chỉ hai ngày sau tun ngơn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng uy tín của mình đã đưa ra sáng kiến thành lập “Quỹ độc lập”. Tất cả mọi người, già, trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, người Việt hay người ngoại quốc đều có thể đóng góp giúp Chính phủ có phương tiện tài chính để duy trì nền độc lập Việt Nam.
- Sau đó ít lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại phát động “Tuần lễ vàng” để phát động bà con trong và ngồi nước, ai có vàng bạc châu báu muốn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập quốc gia đều có thể đóng góp vào quỹ này.
- Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, các ngân sách cũ được tiếp tục thi hành trong thời gian đầu, để tránh sự xáo trộn không cần thiết. Tháng 7 năm 1946 một hệ thống ngân sách mới đã được hình thành bao gồm: ngân sách Nhà nước, ngân sách quốc phòng, ngân sách hoả xa, ngân sách của ba kỳ: Bắc, Trung, Nam và ngân sách của hai thành phố Hà Nội - Hải Phòng.
- Từ cuối năm 1949 cấp khu được ủy quyền sử dụng phần ngân sách thuộc địa phương mình và xét duyệt các khoản chi tiêu của các cơ quan trong địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường bước đầu do việc thành lập Nha tổng thanh tra tài chính.
- Năm 1950- Nội dung của chính sách thống nhất quản lý, thu chi tài chính là: các khoản thu đều do Chính phủ quy định và tập trung, thống nhất quản lý để việc đóng góp của nhân dân được cơng bằng, hợp lý hơn, khả năng của công quỹ được dồi dào thêm. Mặt khác lại chấm dứt được việc địa phương đặt ra nhiều khoản đóng góp lặt vặt chồng chất lên thuế của Trung ương, có khi huy động quá khả nâng của nhân dân.
- Về chi thì Chính phủ thống nhất quản lý các khoản chi tiêu của Nhà nước cho đến cấp huyện, làm cho tiền của do nhân dân đóng góp được sử dụng một cách tiết kiệm, có trọng điểm, tập trung vào việc cung cấp cho tiền tuyến.
- Để tăng thu Nhà nước ban hành chính sách thuế mới, cơng bằng hợp lý, thích hợp với hồn cảnh kinh tế xã hội và điều kiện chiến tranh.
Cơng bằng là mỗi người dân đều có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước, nhưng khơng phải là đóng góp ngang nhau một cách bình qn. Trái lại người thu nhập nhiều thì đóng góp nhiều, thu nhập ít thì đóng góp ít, khơng có thu nhập thì được miễn.
Hợp lý là tùy theo nguồn thu nhập của mỗi người mà định số thuế phải đóng góp. Khơng huy động quá mức để mức thuế gây trở ngại cho công việc làm ăn hoặc đời sống của nhân dân nhưng cũng không huy động dưới mức để ảnh hưởng đến việc cung cấp cho tiền tuyến và đến cơng bằng xã hội.
- Chính sách thuế mới nhằm khuyến khích mọi người ra sức tăng gia sản xuất, làm ra nhiều của cải, nâng cao đời sống, có lợi cho bản thân, cho kháng chiến, cho nền kinh tế chung. Chính sách thuế thống nhất gồm 7 thứ thuế là: Thuế nông nghiệp, Thuế công thương nghiệp, Thuế hàng hóa, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế sát sinh, Thuế trước bạ, Thuế tem.
- Ngồi bảyy thứ thuế nói trên, khơng địa phương nào được bắt nhân dân đóng góp một thứ thuế nào khác. Việc mua thóc định giá cũng được bãi bỏ. Mọi hình thức qun góp, bổ bán ở nơng thôn đều bị cấm chỉ, trừ trường hợp nhân dân tự nguyện đóng góp để úy lạo bộ đội, góp quỹ nghĩa thương và cứu tế tai nạn.
- Việc tăng, giảm mức thu, loại thuế, suất thuế... đều do chính phủ Trung ương quy định. Trong chính sách tài chính mới, thuế nơng
nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sắc lệnh đặt ra thuế nông nghiệp quy định rõ: “Để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu kháng chiến, phát triển sản xuất nông nghiệp thống nhất và đơn giản chế độ đảm phụ cho dân, thực hiện đóng góp cơng bằng, kể từ vụ thuế 1951.
Thứ nhất, Bãi bỏ các thứ đóng góp về nơng nghiệp cho ngân sách
toàn quốc và quỹ địa phương như thuế điền thổ, thuế cơng lương, quỹ sương túc, thóc bình dân học vụ, thóc ni bộ đội địa phương, thóc nộp cho quỹ xã, thóc đắp đường v.v...
Thứ hai, bãi bỏ việc mua thóc định giá.
Thứ ba, đặt ra thuế nơng nghiệp, thu bằng thóc, tính theo hoa lợi
thu hoạch bình thường hằng năm của ruộng đất. Thuế nông nghiệp do người thu hoa lợi nộp.
Thêm vào chính tang thuế nơng nghiệp sẽ thu một số phần trăm phụ thu cho ngân sách đia phương. Ngoài hai khoản thu này, số thu hoạch của ruộng đất không phải chịu một thứ đảm phụ nào khác nữa.
3. .21 .2 Về tiền tệ
Thực trạng
- Sau Cách mạng Tháng Tám, tình hình tiền tệ ở Việt Nam rất phức tạp. Ngoài những đồng tiền Quan kim và Quốc tệ do quân đội Trung Hoa dân quốc mang vào thì đồng bạc lưu hành chính thức ở Việt Nam vẫn là giấy bạc do Ngân hàng Đơng Dương phát hành. Khi phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp, giấy bạc Đông Dương vẫn được Nhật cho lưu hành. Quân đội Nhật kiểm soát hoạt động của ngân hàng này. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp.
Giải pháp
- Chính phủ cách mạng đã tuyên bố đứng về phe Đồng minh và đang ra sức tranh thủ sự thừa nhận của những cường quốc trong Đồng minh.
- Để tranh thủ độc lập về chính trị, Chính phủ Việt Nam phải tuyên bố thừa nhận những quyền lợi về kinh tế của tư bản Pháp trên đất nước Việt Nam. Nếu Chính phủ phát hành đồng tiền mới, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chính trị nhạy cảm này. Tuy chưa thể phát hành đồng tiền mới, Việt Nam vẫn tích cực chuẩn bị cho động thái này.
Nhà tư sản đỏ Đỗ Đình Thiện đã hiến cho Chính phủ tồn bộ Nhà máy in Taupin của ông để phục vụ cho nhu cầu này.
Từ ngày 31-1-1946, những tờ giấy bạc Cụ Hồ đầu tiên đã xuất xưởng. Việc phát hành được tính tốn rất chu đáo. Đầu tiên, tờ giấy bạc này được phát hành ở Nam Trung Bộ, là nơi khơng có qn đội Anh và cũng khơng có qn đội Trung Hoa dân quốc. Nhân dân đón mừng nồng nhiệt và sẵn sàng đổi giấy bạc Đông Dương lấy giấy bạc Cụ Hồ với tỷ giá 1,2 đồng Đông Dương bằng 1 đồng bạc Cụ Hồ. Nhờ đó, từ Nam Trung Bộ, chính quyền địa phương đã rút ra một số lượng khá lớn giấy bạc Đông Dương để cung cấp cho Nam Bộ và Bắc Bộ, đồng thời tờ giấy bạc Cụ Hồ đã vững chân trên một phần đất nước Việt Nam. Nhân dân nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấy dịng chữ Việt Nam dân chủ cộng hịa thì đón nhận khơng chỉ như một đồng tiền, mà như một “chứng chỉ” của một nước Việt Nam độc lập.
- Từ giữa năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc rút khỏi miền Bắc Việt Nam, quân đội Anh cũng ra đi, trên đất nước Việt Nam chỉ còn hai đồng tiền song song tồn tại, đó là tiền Đơng Dương và giấy bạc Cụ Hồ. Đến lúc này thì Pháp đã trở mặt trên nhiều lĩnh vực. Hy vọng vớt vát hịa bình ngày càng xa vời.
Vì vậy, Chính phủ ta đã lựa chọn một chủ trương mềm dẻo, để vừa đạt được mục đích, vừa khơng tạo ra thêm những bất lợi về mặt chính trị.
3.2 Đầy mạng sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến, từng bước giải quyết vấn đề ruộng đất
- Những nỗ lực cứu vãn hịa bình của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng ngăn chặn được cuộc chiến tranh từ phía thực dân Pháp.
- Ngày 18-12-1946, người Pháp gửi tối hậu thư: nếu khơng chấp nhận những u cầu của họ thì họ phải tự nắm lấy quyền giữ trật tự, có nghĩa là loại tồn bộ Chính phủ Hồ Chí Minh khỏi vũ đài chính trị. Đến nước đó, khơng cịn cách nào khác là dùng súng đạn nói chuyện với súng đạn. Cuộc kháng chiến trường kỳ bắt đầu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
3.2.1 Đường lối kinh tế kháng chiến
3.2.1.1 Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện
- Là một chủ trương bao trùm tất cả mọi hoạt động kháng chiến, mọi tầng lớp nhân dân. Cả dân tộc Việt Nam vùng dậy kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và ngoại giao.
3.2.1.2 Vừa kháng chiến vừa kiến quốc
- Là một chủ trương lớn của Đảng, được xác định ngay trong bản Chỉ thị ngày 25-11-1945 của Ban Thường vụ Trung ương, trở thành khẩu hiệu công khai lần đầu tiên tại phiên họp Quốc hội vào tháng 11- 1946. Đó là khi cuộc kháng chiến sắp tới gần. Tên cuộc họp Quốc hội đó được đặt là Quốc hội kháng chiến và kiến quốc.
Kiến quốc là xây dựng một cuộc sống toàn diện về kinh tế, văn hố, xã hội, giáo dục, y tế. Chính vì vậy, bộ đội, cơ quan đi đến đâu, ngoài việc dựa vào dân về chỗ ở, chỗ ăn, đều phải tự túc một phần. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung cho mấy lĩnh vực quan trọng, như cơng nghiệp quốc phịng, sản xuất vũ khí và đạn dược cho chiến tranh.
Ngồi ra, những ngành sản xuất khác để cho nhân dân tự lo, như vải mặc, đường, mực, phấn viết, ngòi bút, thuốc lá, các đồ dùng gia đình. Nơng dân được Nhà nước khuyến khích tăng gia để ni mình, góp phần ni bộ đội. Chợ búa được khuyến khích phát triển, các luồng giao lưu hàng hoá hầu hết do thương nhân đảm nhiệm và Nhà nước giúp đỡ để có thể lưu thơng hàng hố từ nơi thừa đến nơi thiếu.
3.2.1.3 Kháng chiến trường kì
Vì lực lượng hai bên khơng cân sức, cho nên khơng thể tiến hành chiến tranh chớp nhống mà phải kéo dài, phải kháng chiến trường kỳ. Thời gian sẽ ủng hộ lực lượng kháng chiến và gây bất lợi cho đối phương.
Vì vậy, Chính nhờ tư tưởng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, cho
nên cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không bị hụt hẫng, suy yếu trong quá trình chiến tranh. Ngược lại, hậu phương của cuộc kháng chiến ngày càng được củng cố, khả năng cung ứng cho quân đội, cơ quan và cán bộ càng ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì cuộc kháng chiến trường kỳ, khiến cho quân đội Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn, bị tiêu hao sức lực, trong khi lực lượng cách mạng ngày càng trưởng thành lớn mạnh.
3.2.1.4 Đại đoàn kết dân tộc
- Là một tư tưởng lớn về chính trị. Mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, bất kể thành phần tơn giáo, tín ngưỡng, đều một lịng đồn kết dân tộc, hướng tới độc lập, tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Mọi thành phần xã hội đều là thành viên của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng chữ: “Sĩ, nơng, cơng, thương, binh” để nói về các thành phần của cuộc kháng chiến.
Trong nhiều lần trả lời báo chí nước ngồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thẳng: Lúc này chúng tôi chưa đặt vấn đề đấu tranh giai cấp, mục tiêu số một lúc này là đấu tranh chống thực dân xâm lược. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, tất cả các thành phần xã hội Việt Nam đều tồn tâm, tồn lực đóng góp cho kháng chiến. Người có khả năng nhiều đóng góp nhiều, người có khả năng ít đóng góp ít.
Về quan điểm giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần đã nói về quan hệ chủ thợ như sau: “Chủ và thợ hợp tác chặt chẽ, thì hai bên đều có lợi…, mà cịn lợi chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào”.
3.2.1.5 Tự lực cánh sinh
- Là một phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến.
+ Như trên đã nói, cho tới năm 1950, Việt Nam ở trong cảnh bị bao vây cô lập, không biết trông cậy vào bất cứ ai để tiến hành cuộc kháng chiến. Cách duy nhất có thể là dựa vào sức mình. Sức mình chính là sức của bộ đội, cán bộ và chủ yếu là sức dân. Dân nuôi bộ đội, dân cho ăn, dân cho ở, dân cho quần áo... Chính phủ cần chi tiêu thì in tiền như một biện pháp để giải quyết ngân sách.
+ Nhờ vào lịng u nước của tồn dân, đồng tiền Việt Nam lúc đó (thường gọi là tiền tài chính) hồn tồn khơng dựa vào thứ bản vị nào. Nói chính xác hơn, bản vị duy nhất khi đó là lịng dân, thế mà đồng tiền phát huy giá trị rất hiệu quả, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến.
3.2.1.5. Tự cấp tự túc
- Tức là từng vùng, từng đơn vị phải tự lo các nhu yếu phẩm cho mình. Cơ quan phải tăng gia sản xuất để có lương thực, thực phẩm. Bộ đội phải tự cấp tự túc một phần để đỡ gánh nặng cho dân. Phải tự cấp
tự túc vì trong kháng chiến, các vùng bị chia cắt, giao thơng cách trở, vận chuyển khó khăn, khó có thể san bằng nơi thừa nơi thiếu.
Vì thế, ở các vùng như Liên khu V, Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Bình Trị Thiên, Việt Bắc, người dân và cán bộ đều phải tự lo cho mình nào vải, nào gạo, nào thực phẩm,nào quần áo... Chỉ trừ một số nhu yếu phẩm mà mỗi vùng khơng tự giải quyết được thì Chính phủ phải tổ chức, chẳng hạn vấn đề muối.
Việt Bắc là vùng bị bao vây tứ phía, người Pháp biết là Việt Bắc khơng có muối nên đặt một hệ thống giám sát rất kỹ các cửa khẩu. Tiên liệu được điều đó, từ trước khi kháng chiến bùng nổ, Nhà nước đã đưa được một khối lượng muối rất lớn lên Việt Bắc và lập những kho dự trữ muối ở đây, đồng thời mở nhiều tuyến đường từ biển để đưa muối lên Việt Bắc. Ngồi những nhu yếu phẩm như muối, có những hàng hóa khác khơng sản xuất được tại địa phương. Việc này phải nhờ tới các thương nhân len lỏi vào vùng tạm chiếm để mua về, đó là các loại thuốc chữa bệnh, hoá chất cần thiết cho việc in tiền và chế tạo vũ khí. Hiện thực này cho thấy, tư tưởng tự cấp tự túc trong thời chiến hồn tồn khác với hình thức kinh tế tự nhiên. Kinh tế tự cấp tự túc là do tình thế đặt ra chứ khơng phải là một chủ trương đối lập với kinh tế thị trường. Ngược lại, trong vùng kháng chiến, chợ búa vẫn họp, giao lưu, đường bộ, đường thuỷ rất phát triển.
3.2.1.6 Cần kiệm liêm chính, đồng cam cộng khổ
- Là một khẩu hiệu lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguyên tắc quan trọng là phải cần cù, chăm chỉ trong công việc và trong nếp sống. Bộ đội phải lo chiến đấu, cán bộ phải lo làm trịn trách nhiệm, ngồi ra phải ra sức tăng gia sản xuất.