CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2.1 Đường lối kinh tế kháng chiến
3.2.1.1 Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện
- Là một chủ trương bao trùm tất cả mọi hoạt động kháng chiến, mọi tầng lớp nhân dân. Cả dân tộc Việt Nam vùng dậy kháng chiến trên tất cả các mặt: qn sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và ngoại giao.
3.2.1.2 Vừa kháng chiến vừa kiến quốc
- Là một chủ trương lớn của Đảng, được xác định ngay trong bản Chỉ thị ngày 25-11-1945 của Ban Thường vụ Trung ương, trở thành khẩu hiệu công khai lần đầu tiên tại phiên họp Quốc hội vào tháng 11- 1946. Đó là khi cuộc kháng chiến sắp tới gần. Tên cuộc họp Quốc hội đó được đặt là Quốc hội kháng chiến và kiến quốc.
Kiến quốc là xây dựng một cuộc sống tồn diện về kinh tế, văn hố, xã hội, giáo dục, y tế. Chính vì vậy, bộ đội, cơ quan đi đến đâu, ngoài việc dựa vào dân về chỗ ở, chỗ ăn, đều phải tự túc một phần. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung cho mấy lĩnh vực quan trọng, như cơng nghiệp quốc phịng, sản xuất vũ khí và đạn dược cho chiến tranh.
Ngoài ra, những ngành sản xuất khác để cho nhân dân tự lo, như vải mặc, đường, mực, phấn viết, ngòi bút, thuốc lá, các đồ dùng gia đình. Nơng dân được Nhà nước khuyến khích tăng gia để ni mình, góp phần ni bộ đội. Chợ búa được khuyến khích phát triển, các luồng giao lưu hàng hố hầu hết do thương nhân đảm nhiệm và Nhà nước giúp đỡ để có thể lưu thơng hàng hố từ nơi thừa đến nơi thiếu.
3.2.1.3 Kháng chiến trường kì
Vì lực lượng hai bên khơng cân sức, cho nên không thể tiến hành chiến tranh chớp nhoáng mà phải kéo dài, phải kháng chiến trường kỳ. Thời gian sẽ ủng hộ lực lượng kháng chiến và gây bất lợi cho đối phương.
Vì vậy, Chính nhờ tư tưởng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, cho
nên cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không bị hụt hẫng, suy yếu trong quá trình chiến tranh. Ngược lại, hậu phương của cuộc kháng chiến ngày càng được củng cố, khả năng cung ứng cho quân đội, cơ quan và cán bộ càng ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì cuộc kháng chiến trường kỳ, khiến cho quân đội Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn, bị tiêu hao sức lực, trong khi lực lượng cách mạng ngày càng trưởng thành lớn mạnh.
3.2.1.4 Đại đoàn kết dân tộc
- Là một tư tưởng lớn về chính trị. Mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, bất kể thành phần tơn giáo, tín ngưỡng, đều một lịng đồn kết dân tộc, hướng tới độc lập, tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Mọi thành phần xã hội đều là thành viên của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng chữ: “Sĩ, nơng, cơng, thương, binh” để nói về các thành phần của cuộc kháng chiến.
Trong nhiều lần trả lời báo chí nước ngồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thẳng: Lúc này chúng tơi chưa đặt vấn đề đấu tranh giai cấp, mục tiêu số một lúc này là đấu tranh chống thực dân xâm lược. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, tất cả các thành phần xã hội Việt Nam đều tồn tâm, tồn lực đóng góp cho kháng chiến. Người có khả năng nhiều đóng góp nhiều, người có khả năng ít đóng góp ít.
Về quan điểm giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần đã nói về quan hệ chủ thợ như sau: “Chủ và thợ hợp tác chặt chẽ, thì hai bên đều có lợi…, mà cịn lợi chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào”.
3.2.1.5 Tự lực cánh sinh
- Là một phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến.
+ Như trên đã nói, cho tới năm 1950, Việt Nam ở trong cảnh bị bao vây cô lập, không biết trông cậy vào bất cứ ai để tiến hành cuộc kháng chiến. Cách duy nhất có thể là dựa vào sức mình. Sức mình chính là sức của bộ đội, cán bộ và chủ yếu là sức dân. Dân nuôi bộ đội, dân cho ăn, dân cho ở, dân cho quần áo... Chính phủ cần chi tiêu thì in tiền như một biện pháp để giải quyết ngân sách.
+ Nhờ vào lịng u nước của tồn dân, đồng tiền Việt Nam lúc đó (thường gọi là tiền tài chính) hồn tồn khơng dựa vào thứ bản vị nào. Nói chính xác hơn, bản vị duy nhất khi đó là lịng dân, thế mà đồng tiền phát huy giá trị rất hiệu quả, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến.
3.2.1.5. Tự cấp tự túc
- Tức là từng vùng, từng đơn vị phải tự lo các nhu yếu phẩm cho mình. Cơ quan phải tăng gia sản xuất để có lương thực, thực phẩm. Bộ đội phải tự cấp tự túc một phần để đỡ gánh nặng cho dân. Phải tự cấp
tự túc vì trong kháng chiến, các vùng bị chia cắt, giao thơng cách trở, vận chuyển khó khăn, khó có thể san bằng nơi thừa nơi thiếu.
Vì thế, ở các vùng như Liên khu V, Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Bình Trị Thiên, Việt Bắc, người dân và cán bộ đều phải tự lo cho mình nào vải, nào gạo, nào thực phẩm,nào quần áo... Chỉ trừ một số nhu yếu phẩm mà mỗi vùng khơng tự giải quyết được thì Chính phủ phải tổ chức, chẳng hạn vấn đề muối.
Việt Bắc là vùng bị bao vây tứ phía, người Pháp biết là Việt Bắc khơng có muối nên đặt một hệ thống giám sát rất kỹ các cửa khẩu. Tiên liệu được điều đó, từ trước khi kháng chiến bùng nổ, Nhà nước đã đưa được một khối lượng muối rất lớn lên Việt Bắc và lập những kho dự trữ muối ở đây, đồng thời mở nhiều tuyến đường từ biển để đưa muối lên Việt Bắc. Ngồi những nhu yếu phẩm như muối, có những hàng hóa khác khơng sản xuất được tại địa phương. Việc này phải nhờ tới các thương nhân len lỏi vào vùng tạm chiếm để mua về, đó là các loại thuốc chữa bệnh, hố chất cần thiết cho việc in tiền và chế tạo vũ khí. Hiện thực này cho thấy, tư tưởng tự cấp tự túc trong thời chiến hồn tồn khác với hình thức kinh tế tự nhiên. Kinh tế tự cấp tự túc là do tình thế đặt ra chứ không phải là một chủ trương đối lập với kinh tế thị trường. Ngược lại, trong vùng kháng chiến, chợ búa vẫn họp, giao lưu, đường bộ, đường thuỷ rất phát triển.
3.2.1.6 Cần kiệm liêm chính, đồng cam cộng khổ
- Là một khẩu hiệu lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, ngun tắc quan trọng là phải cần cù, chăm chỉ trong công việc và trong nếp sống. Bộ đội phải lo chiến đấu, cán bộ phải lo làm trịn trách nhiệm, ngồi ra phải ra sức tăng gia sản xuất.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn thì tiết kiệm là một nguyên tắc. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc áo vá, viết giấy tận dụng cả
hai mặt... Tác phong đó đã thấm sâu tới mọi thành viên của Hội đồng Chính phủ và từ đó, tới chiến sĩ, tới cán bộ, tới tồn dân. Kẻ nào hoang phí trong hồn cảnh đó bị cả xã hội lên án. Trường hợp Trần Dụ Châu là một thí dụ tiêu biểu.
Liêm, chính là khơng tham ơ, khơng lấy của công. Đối với dân, không được lạm dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn chiến sĩ và cán bộ là không được động đến cái kim, sợi chỉ của dân. Hầu hết, bộ đội và cán bộ thời kỳ này đều thực hiện tốt nguyên tắc đó.
+ Để thực hiện “cần kiệm liêm chính” trong điều kiện kinh tế khó khăn, trên dưới phải bình đẳng khơng những về trách nhiệm, về cơng việc, mà phải bình đẳng cả về mức sống, tức là đồng cam cộng khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường cùng ăn với cán bộ chiến sĩ, mức ăn hoàn toàn như nhau; trong hàng ngũ cán bộ chiến sĩ, quần áo đều giống nhau.
Vì vậy, đồng cam cộng khổ khơng chỉ là một giải pháp của sự thiếu thốn, mà cịn là một yếu tố tinh thần vơ cùng quan trọng, làm cho mọi người nhận thấy rằng, trong công cuộc kháng chiến, mọi người đều dốc lòng cho sự nghiệp chung, khơng ai mưu cầu sự giàu sang cho riêng mình.Đó là một trong những vẻ đẹp của thời kỳ kháng chiến chống Pháp.