Công nghiệp dân dụng

Một phần của tài liệu Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.5.1 Công nghiệp dân dụng

- Trừ một vài cơ sở của Nhà nước sản xuất giấy, dệt vải cung cấp cho trường học, bộ đội, phần còn lại hầu hết nằm trong tay các tiểu chủ từ thành phố tản cư ra. Nhà nước giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để

họ tổ chức sản xuất những sản phẩm cần thiết cho đời sống nhân dân. Nhiều nhà sản xuất đã có sáng kiến khắc phục những khó khăn về nguyên liệu, máy móc để sản xuất được những nhu yếu phẩm, như vải mặc, xà phịng, thuốc đánh răng, bút máy, bút chì, mực, phấn viết, giày dép.

+Liên khu V có thành tích lớn về việc đã tổ chức tự túc được hầu hết các nhu yếu phẩm của nhân dân và cán bộ, đặc biệt là vải mặc (vải sita).

4.5.1.1 Ngành Khai thác

Ngay từ đầu kháng chiến, một số mỏ ở vùng chiến khu mà Pháp khai thác trước đây, đã tiếp tục hoạt động trở lại. Bốn mỏ than đầu tiên được coi là doanh nghiệp quốc gia là các mỏ than Phấn Mễ, Minh Khai, Đầm Đùn và Khe Bố (biên bản Hội đồng Chính phủ 6 tháng đầu năm 1949). Sau đó, Bộ Kinh tế giao cho Nha Cơng kỹ nghệ tiếp tục tổ chức khai thác các mỏ Làng Cẩm, Tân Thành, Khánh Hòa ở Thái Nguyên, mỏ Tân Trào ở Tuyên Quang, mỏ Quyết Thắng ở Ninh Bình, mỏ Bố Hạ ở Bắc Giang, mỏ Khe Bố ở Nghệ An, mỏ Nông Sơn ở Quảng Nam v.v… các mỏ than trên đều khai thác theo phương pháp thủ công. Số lượng khai thác không được nhiều lắm, nhưng đã đóng vai trị rất quan trọng đối với các xí nghiệp quân giới, các xí nghiệp cơ khí, các lị rèn, lị vơi thời kỳ đó.

4.5.1.2. Ngành Cơ khí

Đã được xây dựng ở tất cả các chiến khu, đặc biệt là Việt Bắc. Nó đảm đương nhiệm vụ rất quan trọng là sửa chữa máy móc. Đứa con đầu lịng của ngành Cơ khí Việt Nam chính là Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo được thành lập ở Tuyên Quang. Những máy móc của nhà máy này được chuyển từ Hà Nội lên từ trước kháng chiến toàn quốc. Trong thời kỳ kháng chiến, Nhà máy tiếp tục được hoàn thiện và mở

rộng sản xuất. 4.5.1.3. Ngành Luyện kim

Từ 1947 đã thành lập Sở Khống chất cơng nghệ Trung bộ lo trực tiếp sản xuất gang bằng lò cao nhỏ. Việc sản xuất gang thép lúc này thật như một “bản anh hùng ca”. Ở Thái Ngun có một lị thí nghiệm xây khá cao, loay hoay mãi khơng ra được gang, sau phải nấu những gang vụn, thép vụn thu nhặt được để nấu thành những thỏi gang giúp cho bộ đội làm lựu đạn. Ở khu 4 cũng xây dựng lò đúc gang, sản xuất thép khá đồ sộ. Cán bộ cũng “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” nhưng không ra được thép. Tuy vậy, cũng giúp ích được nhiều trong việc tái sản xuất gang. Đến năm 1950, công việc sản xuất gang đã thành công tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa), mẻ gang đầu tiên ra đời vào tháng 7/1951.

4.5.1.4. Ngành Hóa chất

Hóa chất là một sản phẩm thiết yếu cho đời sống dân sự cũng như quân sự. Với 3 mục tiêu quan trọng: phục vụ quốc phịng, nơng nghiệp và dân sinh, hóa chất là lĩnh vực được phát triển mạnh

4.5.1.5. Ngành Dệt

Ngành dệt phát triển ở tất cả các tỉnh, các khu, vừa để cung cấp cho quân đội, vừa cung cấp cho nhân dân. Có những xưởng dệt lớn vài trăm công nhân chủ yếu sản xuất quần áo cho quốc phịng. Có những xưởng nhỏ hơn 50 đến 100 công nhân, sản xuất các loại vải khác nhau để phục vụ đời sống dân cư. Phương pháp sản xuất là nửa cơ khí, nửa thủ cơng. Có những xưởng chỉ dùng khung cửi dệt tay, có một ít xưởng cơ giới. Sợi phần lớn làm từ bông sản xuất ở các địa phương. Thời kỳ kháng chiến hầu hết là vải nội địa.

4.5.1.6. Ngành Giấy

Là ngành rất quan trọng trong thời kỳ kháng chiến: giấy cho học sinh, cho cơ quan, giấy để in tiền… Tất cả các địa phương đều có những cơ sở giấy phần lớn là sản xuất bằng phương pháp thủ công.

4.5.1.7. Ngành Dược phẩm

Ở tất cả các khu, thậm chí các tỉnh đều có các cơ sở sản xuất dược phẩm từ đơn giản đến phức tạp, từ những viên thuốc cảm thông thường đến thuốc ký ninh là thứ tối quan trọng để chống sốt rét rừng, ngành dược còn sản xuất được nhiều loại thuốc tiêm và cả pénicyline nước dùng để sát trùng khi mổ (chưa sản xuất được pénicyline để tiêm và uống). Từ 1949-1950, ngành dược đã phát triển để có thể sản xuất được những loại thuốc đạt chất lượng cao hơn.

Nói đến ngành dược, cũng phải nói đến ngành chế tạo thủy tinh, sản xuất được cả ống tiêm bằng phương pháp thủ cơng.

Cịn một loạt ngành cơng nghiệp khác nữa cũng đã góp phần đảm bảo đời sống kháng chiến như xưởng sản xuất diêm Hưng Việt tại Hậu Hiền (Thanh Hóa), xưởng sản xuất xà phòng, thuốc lá, thuốc đánh răng, sản xuất đường, dầu, nung vơi, đóng gạch ngói, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm… Trong lĩnh vực này thì vai trị của cơng nghiệp chưa lớn, phần nhiều do tiểu công nghiệp sản xuất.

Một phần của tài liệu Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)