Cần kiệm liêm chính, đồng cam cộng khổ

Một phần của tài liệu Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 38 - 39)

6. Kết quả nghiên cứu:

3.2.1.6 Cần kiệm liêm chính, đồng cam cộng khổ

- Là một khẩu hiệu lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguyên tắc quan trọng là phải cần cù, chăm chỉ trong công việc và trong nếp sống. Bộ đội phải lo chiến đấu, cán bộ phải lo làm tròn trách nhiệm, ngoài ra phải ra sức tăng gia sản xuất.

 Trong hoàn cảnh thiếu thốn thì tiết kiệm là một nguyên tắc. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc áo vá, viết giấy tận dụng cả

hai mặt... Tác phong đó đã thấm sâu tới mọi thành viên của Hội đồng Chính phủ và từ đó, tới chiến sĩ, tới cán bộ, tới toàn dân. Kẻ nào hoang phí trong hoàn cảnh đó bị cả xã hội lên án. Trường hợp Trần Dụ Châu là một thí dụ tiêu biểu.

 Liêm, chính là không tham ô, không lấy của công. Đối với dân, không được lạm dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn chiến sĩ và cán bộ là không được động đến cái kim, sợi chỉ của dân. Hầu hết, bộ đội và cán bộ thời kỳ này đều thực hiện tốt nguyên tắc đó.

+ Để thực hiện “cần kiệm liêm chính” trong điều kiện kinh tế khó khăn, trên dưới phải bình đẳng không những về trách nhiệm, về công việc, mà phải bình đẳng cả về mức sống, tức là đồng cam cộng khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường cùng ăn với cán bộ chiến sĩ, mức ăn hoàn toàn như nhau; trong hàng ngũ cán bộ chiến sĩ, quần áo đều giống nhau.

Vì vậy, đồng cam cộng khổ không chỉ là một giải pháp của sự thiếu thốn, mà còn là một yếu tố tinh thần vô cùng quan trọng, làm cho mọi người nhận thấy rằng, trong công cuộc kháng chiến, mọi người đều dốc lòng cho sự nghiệp chung, không ai mưu cầu sự giàu sang cho riêng mình.Đó là một trong những vẻ đẹp của thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu Đường lối khôi phục, cải cách và phát triển kinh tế của đảng thời kỳ 1946 1954 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)