52 không tham tiền tài, ” Liêm là phẩm chất của ngườ
3.1.1.2. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, vi phạm pháp luật
cũng diễn ra rất nhiều trong đội ngũ CB, CC trong những năm gần đây. Trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á năm 2018, ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2006-2011 và ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2011-2014 bị khởi tố về hai tội danh: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hay vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây lãng phí; Vi phạm quy định về quản lý đất đai” năm 2021 xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng Cơng ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gịn (Sabeco) liên quan đến dự án 2- 4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện KTTT hiện nay ở nước ta rất cần những con người xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết 33 khóa XI của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng trí thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập” [3, tr.2]. Phải có những con người như vậy mới có thể rút ngắn bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành cơng cơng cuộc đổi mới, hồn thành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, hiện nay sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận CB, CC, đảng viên đang là một lực cản trở rất lớn đến công cuộc đổi mới ở nước ta. Bởi vì theo Nghị quyết trung ương 4 khóa XII, “sự suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khơn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” [32, tr.2]. Chính vì vậy, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ một cách sâu sát, chặt chẽ, thường xuyên. Đồng thời, phải có hành động quyết liệt để ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV.
3.1.1.2. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, vi phạmpháp luật pháp luật
69
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Khơng ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cao cấp, chậm được ngăn chặn, đẩy lùi [5, tr.2].
Đại hội XII của Đảng chỉ ra:
Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lơi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước [31, tr.185]. Trong bài phát biểu Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
XII (ngày12/10/2019), sau khi nêu bật những thành tựu to lớn mang tầm vóc lịch sử, đánh dấu sự
trưởng thành về mọi mặt mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng: hiện vẫn còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó có 1 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị và 4 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng khố XII, 14 đồng chí ngun Uỷ viên Trung ương Đảng, 1 đồng chí ngun Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 đồng chí Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, 5 đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy và 17 đồng chí là tướng
70
lĩnh; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Con số này chưa dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng trong các phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư cho rằng: Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta và Tổng Bí thư đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất khơn lường. Có thể thấy rằng, khơng ít CB, CC cịn thiếu tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội; chưa lấy lợi ích của nhân dân làm phương châm hành động, lẽ sống của mình. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu đến năm 2030: “Xây dựng được đội ngũ CB, CC, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: 50% - 60% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương ở Trung ương, 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, 80% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong mơi trường quốc tế” mà Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Số:76/NQ-CP, ngày 15/7/2021) của Chính phủ đã đề ra.
Như vậy, chính việc khơng nâng cao năng lực ngang tầm nhiệm vụ, dẫn đến sai phạm trong công việc, gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội, để lại gánh nặng nợ nần cho người dân cũng là một biểu hiện của lệch chuẩn ĐĐCV. Đặc biệt, những sai phạm nghiêm trọng trong các doanh nghiệp nhà nước gần đây cho thấy “doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước”, “khơng ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thốt, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng, gây bức xúc trong nhân dân...” [118, tr.4].
Tình trạng nêu trên cũng cho thấy sự lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực dể trục lợi cá nhân, xây dựng lợi ích nhóm. Những biểu hiện này cho
71
thấy sự coi thường pháp luật, cậy quyền cậy thế, chủ nghĩa bè phái, cơ hội rong một bộ phận CB, CC.
Cụ thể, trong những năm gần đây, nhiều hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm ĐĐCV của CB, CC gây bất bình trong xã hội, đã được đưa ra xét xử như: vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Nhà nước trên 4000 tỷ đồng xảy ra ở VietinBank năm 2011; vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” của Tập đoàn Vinashin năm 2012 gây thiệt hại hơn 1000 tỷ đồng; vụ án “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB), thành phố Hồ Chí Minh, vụ án “Vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” của Tổng công ty Viễn thông MobiFone năm 2015 gây thiệt hại vốn Nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỷ đồng, v.v..
Chính những sai phạm nghiêm trọng về thực hiện trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động công vụ như vậy, nên gần đây nhất đã ban hành quy định số 205
- QĐ/TW ngày 23/9/2019 “Về việc kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể hóa thành pháp luật để tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực trong thi hành công vụ.